Tin Tức và Thời Sự
thượng tuần tháng 4/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tình trạng Cộng Hòa Tchek

ÐHY MILOSLAV VLK ( đọc là Vấc) nói về hiện trạng cộng hòa TCHEK trước ngày ÐTC đến thăm.

Tin Roma ( RG 1/4/97): "Tại đất nước chúng tôi,đang có cố gắng canh tân xã hội,nhất là trên bình diện kinh tế và cơ cấu. Chúng tôi cảm thấy cần phải đào sâu ý nghĩa của nền dân chủ và chiều kích thiêng liêng, là chiều kích phải nâng đỗ cho mọi sự khác. Phải, đào sâu chiều kích thiêng liêng, đây là đặc điểm quan trọng nhất trong giây phút hiện tại của xã hội chúng tôi." Ðó là nhận định của ÐHY VLK ( Vấc), tổng giám mục Praha, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, hôm qua, mùng 1 tháng 4 năm 1997. ÐHY cũng nhấn mạnh đến vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong công cuộc hiệp nhất Âu Châu ngày nay, như sau:

"Mới đây, tôi đã có dịp trao đổi với Ông Chủ Tịch của Ủy Ban Âu Châu về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong công cuộc hiệp nhất Âu Châu. Và tôi rất vui mừng khi nhận thấy rằng Ông chủ tịch Ủy Ban Âu Châu cũng nhìn nhận sự cần thiết phải trao cho Âu Châu một linh hồn. Người ta không thể nào chỉ xây dựng Âu Châu dựa trên căn bản hiệp nhất kinh tế và chính trị mà thôi, nhưng còn phải đi tìm chiều kích thiêng liêng của Âu Châu nữa. Ông chủ tịch Ủy Ban Âu Châu đã yêu cầu các giáo hội phải đóng góp phần của mình, để thắng vượt chủ nghĩa duy vật, đang phổ biến khắp nơi tại Âu Châu.

Ngày Ðại Học Công Giáo

Sứ điệp của Hội Ðồng Giám Mục Italia cho Ngày Ðại Học Công Giáo.

Tin Roma ( SIR 1/4/97): Chúa Nhật 13 tháng 4, là ngày Ðại Học Công Giáo Italia, lần thứ 73, với chủ đề là: Ðầu Tư trong lảnh vực Văn Hóa. Ðể chuẩn bị cử hành ngày nầy, Ban Chủ Tịch của Hội Ðồng Giám Mục Italia, đã cho phổ biến hôm thứ ba vừa qua, mùng 1 tháng 4, một sứ điệp, trong đó có đoạn các ngài viết như sau:" Ơn gọi nguyên thủy của Ðại Học Công Giáo tại Italia, được mặc lấy một sức thúc đẩy mới và có một ý nghĩa sâu xa hơn, trong viển ảnh của một dự án văn hóa theo định hướng kitô." Các giám mục Italia đề ra trách vụ nghiêm trọng cho Ðại Học Công Giáo tại Italia, đó là hướng dẩn văn hóa đến bình minh của ngày Phục Sinh và đối thoại cởi mở với tất cả những ai đi tìm sự thật. Sứ điệp của các giám mục Italia cũng kêu gọi tất cả mọi tín hữu Italia hãy trợ giúp cho Ðại Học Công Giáo Thánh Tâm, bằng lời cầu nguyện, bằng những góp ý, và cả bằng sự hổ trợ tài chánh cho Ðại Học.

lãnh Tụ Yasser Arafat yêu cầu ÐTC giúp giải quyết

Lảnh Tụ Yasser ARAFAT yêu cầu ÐTC giúp giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Palestina và Israel.

Tin Vatican ( CWN 1/4/97): Theo nguồn tin của hảng tin "Thế Giới Công Giáo", thì trong Tuần Thánh vừa qua, lảnh tụ Yasser ARAFAT đã gởi điện thư, qua phương tiện "Xa Lộ Thông Tin" ( Internet), cho ÐTC, để yêu cầu ngài can thiệp giúp giải quyết tình rạng căng thẳng hiện tại giữa Israel và Palestine, nhất là những căng thẳng quanh thành thánh Giêrusaalem. Nhắc đến cuộc Hội Thảo chung của người Kitô và tín đồ Hồi Giáo, được tổ chức trong Tuần Thánh vừa qua, tại Ðền Thờ Hồi Giáo tại Roma, Lảnh Tụ Yasser Arafat cho biết là ông phải cố gắng duy trì tinh thần lạc quan về một giải pháp cho tương lai của Thành Thánh Giêrusalem. Lảnh Tụ ARAFAT cũng giải thích lý do tại sao Ông dùng Internet ( Xa Lộ Thông Tin) để có liên lạc với Ðức Gioan Phaolô II. Ông viết trong điện thư như sau: Thưa Ðức Thánh Cha, tôi biết rõ là cách thức dùng Internet ( tức Xa Lộ Thông Tin) như thế nầy, không phải là điều thông thường của những vị thủ lảnh các quốc gia. Nhưng tôi phải làm như vậy, vì những hoàn cảnh bi thảm mà đất nước Palestine chúng tôi đang gặp phải.

Ấn bản của tập sách Muối Ðất

Ấn bản bằng tiếng Ý của tập sách bằng tiếng Ðức có tựa đề là "Muối Ðất", được phát hành đúng vào ngày sinh nhật thứ 70 của ÐHY Ratzinger.

Tin Vatican ( CWN 1/4/97):" Khi Thiên Chúa không có mặt, thì thế giới nầy trở nên như một sa mạc, và mọi sự trở thành nhàm chán và hoàn toàn không thõa mãn con người". Ðó là nhận định tổng quát của ÐHY Joseph Ratzinger về những vấn đề mà thế giới và giáo hội ngày nay, phải đương đầu, trong thời khủng hoảng hậu công đồng. Nhận định nầy được ghi trong tập sách của ÐHY Ratzinger, có tựa đề là " Muối Ðất". Tập sách đã được xuất bản bằng tiếng Ðức, ghi lại cuộc phỏng vấn dài với ÐHY Joseph Ratzinger, nói về chủ đề : Kitô giáo và giáo hội công giáo trước thềm ngàn năm thứ ba. Ấn bản bằng tiếng Ý vừa được phát hành, để mừng ngày sinh nhật thứ 70 của ÐHY, vào ngày 16 tháng 4. Mặc dù chủ đề chính của tập sách là nói về Kitô Giáo và Giáo Hội Công Giáo trước thềm ngàn năm thứ ba. Nhưng các ký giả lại rất chú ý đến những nhận định có tính cách chính trị của ÐHY, trong đó ÐHY Ratzinger điểm qua tình hình chính trị hiện nay tại Âu Châu. ÐHY gợi ý là những nguời Kitô cần được chuẩn bị để thành lập những nhóm . để đương đầu với những vấn đề liên quan đến phái tính, việc phá thai, việc kết hôn, và những trường học của Giáo Hội công giáo.

Thông báo của Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh

Thông báo của Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000.

Tin Vatican ( VIS, 2/4/97): Hôm thứ tư vừa qua, ngày 2 tháng 4, Ủy Ban Trung Ương Tổ Chức Năm Thánh 2000, đã chính thức công bố cho mọi người biết rằng những bài báo mới đây nói về liên hệ giữa Ủy ban và Hảng Quốc Tế về Nước Ngọt, là hoàn toàn không đúng. Thông cáo của Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000 còn xác định mạnh mẽ rằng, trong cuộc họp lần Thứ Ba của Ủy Ban, vào hai ngày 11 và 12 tháng 3, các thành viên tham dự chỉ bàn về những gì có liên hệ đến việc chuẩn bị thiêng liêng cho biến cố năm thánh 2000 mà thôi.

Chương trình hoạt động của ÐTC

Chương Trình hoạt động của ÐTC trong những tháng tới.

Tin Vatican ( CWN, 3/Apr/97): Sáng thứ bảy, mùng 5 tháng 3, ÐTC Gioan Phaolô II đã từ Castelgandolfo trở về lại Vatican, tiếp tục chương trình khá bận rộn.

-- Chúa Nhật mùng 6 tháng 4, ÐTC sẽ đi thăm giáo xứ Thánh Giuđa Tađêô. Thứ Hai, mùng 7/4, Ngài sẽ tiếp thủ tướng Balan, Ông Aleksander Kwasniewski, để thảo luận về tình hình BaLan và chuyến viếng thăm quê hương vào tháng sáu tới đây.

-- Cuối tuần tới, 12 và 13 tháng 4, ÐTC sẽ lên đường viếng thăm mục vụ tại Sarajevo. Ðây là chuyến viếng thăm quốc tế ngắn nhất, nhưng quan trọng nhất, trong tình thế hiện nay. ÐTC đã dự định đến thăm Sarajevo từ năm 1994 đến nay, và Ngài xem thành phố SARAJEVO như là một thành Giêrusalem của toàn Âu Châu. Cuối tháng tư nầy, ÐTC cũng sẽ đi thăm PRAHA, thủ đô cộng hòa Tcheque, để mừng kỷ niệm 1000 năm tử đạo của thánh Adalberto.

-- Ngày 10 và 11 tháng 5, ÐTC sẽ đi thăm BEIRUT, thủ đô của Liban. Cũng trong tháng 5 tới, ÐTC dự định về thăm quê hương BaLan, và tháng 6, thì trở lại BaLan lần nữa để tham dự Ðại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại thành phố WROCLAW.

-- Tháng 8, ÐTC đến thủ đô Paris, để tham dự ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 12. Tháng 10, Ngài sẽ đi Rio de Janeiro, để tham dự Cuộc Họp Quốc Tế của các gia đình trên thế giới.

Ðó là chương trình đã được xếp. Ngoài ra, nếu hoàn ảnh cho phép, thì trong năm 1997 nầy, ÐTC có thể sẽ đi thăm BULGARIA và Chile.

Hệ Thống Internet của Vatican được nhiều người tìm đọc

Trang Tin Tức và Tài Liệu của Vatican trong Hệ Thống Xa Lộ Thông Tin " Internet" được nhiều người tìm đọc.

Tin Vatican ( CWN , 3/Apr/97): Theo nguồn tin từ Vatican cho biết, thì trong ba ngày đầu tiên, kể từ lúc khánh thành hôm Chúa Nhật Phục Sinh 30/3 cho đến thứ ba mùng 1 tháng 4, Trang Tin Tức và Tài Liệu của Vatican trong hệ thống xa lộ thông tin, Internet, đã nhận được gần 3 triệu khách tìm tin bắt liên lạc. Theo bản phân loại, thì 32 % khách tìm tin, mở vào mục Những Tin Tức Liên Quan đến Ðức Giáo Hoàng, 15 phần trăm khách mở vào Mục Sinh Hoạt của Tòa Thánh, và 14 phần trăm khách mở vào Mục Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, và 9 phần trăm thì tìm vào Mục Những Ðiều cần biết để cử hành Năm Thánh 2000.

Cộng đoàn Taizé

Cuộc gặp gỡ lần tới của giới trẻ Âu Châu sẽ được cộng đoàn Taizé tổ chức tại Viêna, từ ngày 29 tháng 12 năm 1997 cho đến mùng 2 tháng giêng năm 1998.

Tin Viêna ( RG 2/Apr/97): Trước khoảng 10 ngàn bạn trẻ đến từ 60 quốc gia trên thế giới, để tham dự những Lễ Nghi Tuần Thánh tại TAIZÉ, Thầy Roger SCHUTZ, người đứng đầu cộng đoàn Taizé, đã công bố là Cuộc Gặp Gỡ sắp đến của Giới Trẻ Âu Châu, sẽ được tổ chức tại Viêna, trong vòng 5 ngày, từ ngày 29 tháng 12 năm nay 1997, cho đến ngày mùng 2 tháng 1 năm 1998. Ðây là cuộc gặp gỡ lần thứ 20, kể từ khi được cộng đoàn Taizé đứng ra tổ chức lần đầu tiên vào năm 1978. Theo lệ thường, thì thủ đô của các quốc gia Âu Châu sẽ được chọn, để tổ chức cuộc gặp gỡ nầy. Trong 20 năm qua, những thủ đô sau đây đã được chọn: Paris, Roma, Luân Ðôn, Barcellona, Viêna, Pragua, Budapest, Monaco và Stochkhom. Hiện nay, cộng đoàn TAIZÉ đã xử dụng hệ thống Xa Lộ Thông Tin, Internet, để phổ biến những tin tức và tài liệu liên quan đến cuộc gặp gỡ giới trẻ Âu Châu nầy. Ðịa chỉ của trang thông tin là: http://www.taize.fr

Hội Nhi Ðồng Truyền Giáo miền nam Âu Châu

Cuộc họp của các vị trách nhiệm Hội Nhi Ðồng Truyền Giáo miền Nam Âu Châu.

Tin Madrid ( RG 2/4/97): Từ ngày 15 đến 20 tháng sáu tới đây, sẽ diển ra tại Madrid cuộc Gặp Gỡ lần thứ hai của các vị Trách Nhiệm Hội Nhi Ðồng Truyền Giáo Âu Châu. Tham dự cuộc gặp gỡ nầy, có những đại diện đến từ Italia, Bồ Ðào Nha, Hy Lạp, Maltese, Albania, Romeni, Croat và Tây Ban Nha. Mục tiêu của cuộc Gặp Gỡ là cũng cố sự linh động và huấn luyện dành cho các em về việc truyền giáo, vừa canh tân cơ cấu tổ chức ở nhiều cấp bực khác nhau: giáo xứ, giáo phận, cấp vùng, và cấp toàn quốc.

Thông điệp phát triển các dân tộc

Thời Sự : Vài nhận định mới về Thông Ðiệp "Phát Triển các dân tộc" nhân dịp kỷ niệm 30 năm công bố.

Ngày 26 tháng 3 vừa qua, là ngày kỷ niệm đúng 30 năm Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp "Phát triển các dân tộc" (30-3-1967), bàn về những vấn đề liên quan đến công cuộc phát triển của các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Thông điệp gồm có ba phần chính: phần I trình bày những vấn đề liên quan đến việc phát triển, nhìn từ quan điểm nguyên tắc giáo lý; phần II đưa ra những đề nghị cụ thể liên quan đến việc phát triển; và phần III nói về việc phát triển nhằm phục vụ cho Hòa Bình. Phát triển là tên gọi mới của Hòa Bình. Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã kêu gọi tất cả những người công giáo, và không phải chỉ những người công giáo không mà thôi, nhưng còn kêu gọi tất cả mọi người Kitô, và mọi người thiện chí, hãy hợp lực với nhau, hãy cùng nhau cố gắng làm việc để sửa chửa sự dữ trầm trọng là sự nghèo cùng trên thế giới. Lời kêu gọi của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã vang lên từ 30 năm qua. Và hiện nay vẩn còn tính cách thời sự của nó. Giáo Sư Giorgio Rumi, giáo sư về lịch sử cận đại của Ðại Học Milano, miền bắc Italia, đã gọi Thông Ðiệp của Ðức Phaolô VI về phát triển là một thông điệp có tầm nhìn xa và can đảm, nghiêm khắc lên án điều dữ và không dễ dàng dung hòa chiều theo những điều tiêu cực. Theo giáo sư Giorgio Rumi, thì điểm mới mẻ kêu gọi chú ý của nhiều người, lúc công bố thông điệp cách đây 30 năm, hệ tại ở chổ lúc đó là lần đầu tiên thông diệp của Ðức Phaolô VI đưa vấn đề xã hội lên hàng những vấn đề của toàn cầu. Giáo sư nói thêm như sau: "Thông điệp Phát triển các dân tộc đã đặt vấn đề xã hội trong một viển cảnh hoàn toàn mới mẽ. Lần đầu tiên, vấn đề xã hội không còn là vấn đề đơn thuần phát triển kỷ nghệ, cũng không còn đơn thuần là vấn đề của lớp người lao động trong xã hội Âu Mỹ, nhưng là vấn đề về những tương quan giữa Bắc Bán cầu và Nam bán cầu, trong tất cả mọi chiều kích của nó, chính trị, kinh tế văn hóa. Như thế, thông điệp Phát triển các dân tộc, đã trở thành như là một cách thức để suy tư lại toàn bộ giáo huấn xã hội của giáo hội công giáo, theo ánh sáng của mối tương quan Bắc Nam. Theo ý tôi, thông điệp của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI còn là một lời mời gọi con người đừng nhường bước buông xuôi, đừng chịu thua vấn đề nạn đói, bệnh tật, chiến tranh. Vào thời công bố thông điệp, tức cuối thập niên 60 ( 26-3-1967), thế giới như bị chia ra làm hai, đầy vũ khí, và có những lò lửa chiến tranh rải rác nhiều nơi, thì thông điệp xuất hiện như là một thông điệp đầy can đảm và có tầm nhìn xa, dám nói về công cuộc phát triển cho tất cả mọi người, về vận mệnh duy nhất của các dân tộc, và về đặc tính không thể phân chia của thân phận con người. Tóm lại, dù đã được công bố cách đây 30 năm, nhưng nội dung của thông điệp chưa trở thành củ kỷ già nua, mà còn rất thời sự. Phát triển là tên gọi mới của Hòa Bình. Thật sự chưa có công thức mới nào khác thay thế cho công thức trên của thông điệp Phát triển các dân tộc.

Các Bộ của Tòa Thánh và Các Giám Mục Ðức

Cuộc Gặp gỡ giữa các Bộ của Tòa Thánh và Các Giám Mục Ðức. Vatican( 4/4/1997): Hôm chiều thứ sáu vừa qua, mùng 4 tháng 4, Bộ Giáo Lý Ðức Tin của Tòa Thánh đã cho phổ biến thông cáo như sau: Hôm nay, thứ sáu, mùng 4/4, tại Bộ Giáo Lý Ðức Tin, có cuộc họp giữa những giám mục đại diện cho HÐGM Ðức và Những đại diện của các bộ Tòa Thánh, để nhằm thông tin và kiểm điểm lại sự cộng tác giữa GH CG và Nhà Nước Ðức, có liên quan đến việc bảo vệ sự sống con người và ngăn ngừa việc phá thai. Hai phái đoàn gồm có những thành phần như sau. Từ phía HÐGM Ðức, có các vị HY Meisner và Wetter, ÐC Oskar Saier và Walter Kasper; từ phía Tòa Thánh có các vị HY Joseph Ratzinger, tổng trưởng bộ gíao lý đức tin, ÐHY Afphonso Lopez Trujillo, Chủ Tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Gia Ðình, ÐTGM Bertone, các Ðức Ông Pompedda và Zlatnansky, chuyên viên. Sau bài tường trình rộng rải của vị Chủ Tịch HÐGM Ðức, về diển tiến của vấn đề từ tháng 12 năm 1995 đến nay, liên quan đến lập trường của Giáo Hội trong việc áp dụng luật 1995 của chính quyền Ðức về các trường hợp phá thai, cũng như về hoạt động của các nhà cố vấn tâm linh nơi các giáo phận, thì ÐHY Ratzinger đã trình bày nhiều suy tư giáo lý liên quan đến những điểm chìa khóa của vấn đề. Qua những góp ý khác nhau, các thành viên của hai phái đoàn xác nhận sự hiệp nhất căn bản của tất cả mọi người trong sự vâng phục giáo lý của Giáo Hội về việc cấm phá thai và về việc cỗ võ cho sự sống; các tham dự viên xác nhận nhu cầu phải tiếp tục cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu cho những ai gặp khó khăn, vừa lưu ý đến những vấn đề đang tranh cải về việc áp dụng luật của nhà nước và về việc cấp giấy chứng nhận cho đương sự, là đã qua cuộc cố vấn tâm linh. Cuộc thảo luận về việc áp dụng những nguyên tắc luân lý vào trong khung cảnh pháp lý, văn hóa và xã hội hiện tại, cũng như việc thảo luận về những hình thức có thể cộng tác với nhau, việc thảo luận nầy đã cung cấp thêm nhiều yếu tố để phán đoán; những yếu tố nầy sẽ được nghiên cứu thêm bởi các cơ quan có thẩm quyền và khả năng, và sẽ được trình lên cho ÐTC.

Ðó là nội dung của thông cáo chung của buổi họp giữa các GM đại diện cho HÐGM Ðức và các cơ quan trung ương của Tòa Thánh. Vấn đề phức tạp được đem ra thảo luận là vần đề những văn phòng cố vấn tâm lý cho những người muốn phá thai. Theo luật mới của Chính Quyền Ðức, thì để được luật pháp cho phép phá thai, thì đương sự phải trải qua việc cố vấn tâm lý và có giấy chứng nhận của văn phòng cố vấn. Giáo Hội Công Giáo Ðức hiện có khoảng 300 văn phòng cố vấn tâm lý, hoạt động trong khuôn khổ của luật Nhà Nước, nghĩa là cố vấn tâm linh và sau đó cấp giấy chứng nhận là đương sự đã trải qua thời kỳ cố vấn tâm linh theo như luật buộc, nghĩa là ba ngày trước khi thực hiện việc phá thai. Việc làm nầy có thể gây hiểu lầm, là Giáo Hội Công Giáo cộng tác vào tiến trình phá thai. Vậy có nên hay không nên mở và tiếp tục những văn phòng cố vấn nầy nữa hay không? Dĩ nhiên là những trung tâm cố vấn của Giáo Hội Công Giáo Ðức không thể cỗ võ cho việc phá thai. Vậy phải hiểu như thế nào về vai trò của các văn phòng cố vấn tâm lý nầy? Trước đây, khi luật mới về phá thai được chính quyền Ðức biểu quyết, với điều kiện buộc phải có sự cố vấn tâm linh trước khi phá thai, thì ÐTC Gioan Phaolô II đã viết thơ cho HÐGM Ðức, để lưu ý các ngài về vai trò của những văn phòng cố vấn tâm lý của Giáo Hội. Các văn phòng nầy phải làm sao để người ta đừng hiểu lầm là Giáo Hội Công Giáo đồng ý cho đương sự phá thai. Ðức Cha DYBA, giám mục Fulda, đã có lập trường cứng rắn là các văn phòng cố vấn tâm linh của Giáo Hội Công Giáo tại Ðức, không nên tham dự vào việc cố vấn tâm lý trước phá thai nầy, và càng không được cấp giấy chứng nhận đã làm cố vấn cho đượng sự. Nhưng có một số các giám mục Ðức khác, thì không đồng ý với lập trường của Ðức Cha DYBA, bởi lẽ là khi làm cố vấn cho những người muốn phá thai, Giáo Hội - qua các văn phòng cố vấn - còn hy vọng là có thể thay đổi được ý định phá thai nơi đương sự, và như thế, góp phần ngăn chận sự phá thai. Nếu không có những Văn Phòng cố vấn của Giáo Hội Công Giáo khuyên đương sự đừng phá thai, thì đương sự có thể đến với những văn phòng cố vấn khác, có lập trường ủng hộ phá thai, thì lúc đo Giáo Hội bỏ mất cơ hội để khuyên đương sự đừng phá thai. Tòa Thánh và Các Giám Mục Ðức sẽ có những chỉ dẩn hành động như thế nào? Chúng ta hãy chờ những chỉ dẩn cuối cùng của ÐTC Gioan Phaolô II cho vấn đề phức tạp nầy.

Cầu nguyện cho chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC

ÐTC lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho chuyến viếng thăm mục sắp tới của Ngài tại SARAJEVO.

Tin Vatican ( VIS 7/4/97): "Nếu Chúa muốn, trong vòng một tuần lễ nữa, tôi sẽ đến SARAJEVO để gặp gỡ với dân chúng của thành phố đã trở nên như biểu tượng cho thế kỷ 20 nầy, một thế kỷ đã bị ghi dấu bởi những xung đột bi thảm, nhưng cũng đồng thời mở rộng đón nhận những viển tượng của niềm hy vọng đã được canh tân. Tôi chắc chắn rằng anh chị em ngay từ bây giờ sẽ cầu nguyện cho chuyến viếng thăm nầy". Ðó là những lời vắn tắt ÐTC đã nói lên liền sau buổi lần hạt trên Ðài Phát thanh Vatican, hôm tối thứ bảy đầu tháng vừa qua, mùng 5 tháng 4. ÐTC cũng cầu chúc cho mọi người được ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh hướng dẩn, và được nếm hưởng Hòa Bình mà chỉ mình Chúa mới có thể ban cho.

Tờ báo chính thức của Tổ Chức Năm Thánh

Giới thiệu tờ báo chính thức của Ủy Ban Trung Ương Tổ Chức Năm Thánh 2000.

Tin Vatican ( VIS 7/Apr/97): Trưa thứ tư tới nầy, mùng 9 tháng 4, tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh, ấn bản chính thức của số 1, của Tạp Chí có tựa đề bằng tiếng Latinh là TERTIUM MILLENNIUM, có nghĩa là : Ngàn Năm Thứ Ba, sẽ được trình bày cho giới báo chí. Trước khi ấn hành số 1 nầy, thì Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000, đã cho phổ biến hai số thử nghiệm, cùng mang ký hiệu: ấn bản O ( zêrô). Trong tương lai gần đây, trọn cả Tạp Chí " Ngàn Năm Thứ Ba", sẽ được đưa vào Trang Tin của Tòa Thánh, trong hệ thống Internet, để mọi người có thể tham khảo nhanh chóng. Ðứng đầu cuộc họp báo vào trưa thứ tư mùng 9 tháng 4, để giới thiệu Tạp Chí, là Ðức Tổng giám mục Sergio Sebastiani, tổng thư ký của Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh 2000.

Ngày Toàn quốc chống xử dụng mìn chống người

Ngày toàn quốc Italia chống xử dụng mìn chống người.

Tin Roma ( Sir 8/4/97): " Hiện nay, tại hơn 70 quốc gia trên thế giới, tổng cộng có hơn 110 triệu trái mìn đã được gài xuống đất mà chưa phát nổ. Cứ mỗi 20 phút thì có một quả mìn nổ, làm chết hay bị thương một người. Tổng cộng có 90 phần trăm người bị hại là dân sự, và 20 phần trăm trong tổng số người bị hại, là những trẻ em." Ðó là quả quyết của những người cỗ võ cho Ngày Toàn Quốc lần thứ hai, tại Italia, chống lại việc xử dụng các loại mìn chống người, sẽ được cử hành vào thứ bảy 12/ tháng tư, nầy. Ngày Toàn Quốc chống mìn đã quy tụ được 44 tổ chức thiện nguyện, và ngay từ năm 1993 đã cố gắng cỗ võ soạn thảo một đạo luật cấm sản xuất và bán các loại mìn nầy. Tính cho đến năm 1992, thì Italia là một trong những quốc gia đứng đầu, trong việc chế tạo và xuất khẩu các loại mìn. Những quả mìn đã được chôn xuống đất, vẩn còn có thể phát nổ, sau 50 năm. Vì thế, chúng là những phương tiện tàn phá có hậu quả chậm, và làm tê liệt sinh họat của xã hội, cả khi cuộc xung đột đã chấm dứt từ lâu trước rồi.

Giải thưởng Raoul Follereau năm 1997

Linh Mục KIZITO SESANA được trúng giải thưởng "Raoul Follereau năm 1997".

Tin Roma ( Sir 8/4/97): Giải thưởng RAOUL FOLLEREAU năm 1997, sẽ được trao tặng cho cha KIZITO SESANA, vào ngày 24 tháng 5 tới nầy, vì Cha đã can đảm nói lên tiếng nói của những người không có tiếng nói, đã kiên trì và say mê phục vụ cho sự thật, đã mở rộng phương tiện thông tin cho mọi người, đã chọn đứng bên cạnh những ai bị loại ra bên lề xã hội vì sự lảnh đạm và im lặng đồng lỏa của cộng đồng quốc tế. Ðó là những lý do để trao giải thưởng cho cha KIZITO SESANA, tu sĩ người Italia, thuộc dòng thừa sai Phi Châu Comboni. Tên thật gia đình là RENATO SESANA, nhưng cha đã chọn lấy tên mới là KIZITO, ngày cha được khấn dòng, để ghi nhớ vị tử đạo người Phi Châu. Sau khi đã được thụ phong linh mục vào năm 1970, Cha được sai đến làm việc cho nguyệt san "NIGRIZIA", và sau đó trở thành giám đốc của nguyệt san nầy, cơ quan thông tin các sinh hoạt truyền giáo của Dòng. Sau đó, được sai đi truyền giáo ở Mozambic, Zambia và Kenya. Tại Kenya, Cha KIZITO đã thành lập nguyệt san có tên gọi là " Dân Mới". Ðầu năm 1995, cha thành lập tờ "Tin Tức Phi Châu", và mở trang Tin trong hệ thống Internet, để thế giới được biết sự thật về những gì xảy ra tại Phi Châu.

Giải thưởng hòa bình "Gioan 23"

ÐTC sẽ trao giải thưởng hòa bình "Gioan 23" cho bốn tổ chức nhân đạo hoạt động tại Bosnie Erzegovine.

Tin Vatican ( RG, 8/4/97): Vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử tại SARAJEVO, sáng Chúa Nhật 13/4, ÐTC Gioan Phaolô II sẽ trao giải thưởng hòa bình "Gioan 23" cho bốn tổ chức nhân đạo, đã hoạt động tích cực tại Bosnie Erzegovine, trong những năm chiến tranh đầy khó khăn. Bốn tổ chức nhân đạo đó là Cơ Quan Từ Thiện Caritascủa Giáo Hội Côông Giáo tại Bosnie, Cơ quan trợ giúp của Hồi Giáo, cơ quan từ thiện của Chính Thống Giáo, và cơ quan trợ giúp của Do thái giáo. Mỗi cơ quan sẽ nhận một số tiền thưởng là 50 ngàn mỹ kim và một giấy ban khen vì công việc trợ giúp đã thực hiện. ÐTC Gioan Phaolô II đã muốn chọn bốn cơ quan nhân đạo của bốn tôn giáo chính tại Bosnie Erzegovine, để làm sáng tỏ sự đóng góp của các tôn gíao khác nhau vào công cuộc trợ giúp cho dân chúng. Chính Ðức Gioan 23 đã thành lập giải thưởng Hòa Bình Gioan 23, với số tiền thưởng mà chính ngài đã nhận được năm 1963, qua giải thưởng gọi là "Giải Hòa Bình BALZAN".

Ngày lễ Gia Ðình tại Firenze

Ngày lễ Gia Ðình tại Tổng Giáo Phận Firenze (=Fi-ren-zê) vào Chúa Nhật 13/4 nầy.

Tin Roma ( Sir 7/4/97) : Chúa Nhật sắp tới, ngày 13 tháng 4 nầy, Tổng Giáo Phận FIRENZÊ cữ hành Ngày Lễ Gia Ðình, theo truyền thống đã có từ lâu đời tại đây. Tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trên đài Phát Thanh của tổng giáo phận, ÐHY SILVANO PIOVANELLI, tổng giám mục Firenze, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của ngày truyền thống mừng lễ Gia Ðình, như sau: "Với thánh lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Firenze vào sáng Chúa Nhật tới đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc tham dự của gia đình vào trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, cần phải được thể hiện một cách đặc biệt, và phù hợp với thực thể của gia đình như là cộng đoàn của sự sống và tình yêu thương". ÐHY cũng nhân dịp nầy mà nhắc lại rằng: Gia Ðình, như là một xã hội tự nhiên, có trước Nhà Nước và trước bất cứ cộng đoàn nào khác. Gia đình có những quyền lợi riêng, không thể nhượng được. Kinh nghiệm của nhiều nền văn hóa trong lịch sử nhân loại, đã chứng minh sự cần thiết phải nhìn nhận và bảo vệ cơ chế gia đình. Do đó, gia đình có thể và phải đòi hỏi tất cả mọi người, bắt đầu từ những kẻ nắm giữ công quyền, biết tôn trọng những quyền lợi của gia đình. Và chính nhờ bảo vệ gia đình , mà nguời ta có thể bảo vệ được xã hội.

Vai trò bắc cầu của Giáo Hội Công Giáo tại Cuba

ÐHY Bernard LAW, TGM BOSTON, nói về vai trò bắc cầu của Giáo Hội Công Giáo tại Cuba.

Tin Cuba ( CWN 8/4/97): Hôm Chúa nhật vừa qua, mùng 6 tháng 4, ngỏ lời với các phóng viên tại La HAVANA, thủ đô Cuba, nơi ngài đang viếng thăm, ÐHY BERNARD LAW, TGM BOSTON đã bày tỏ mong ước Giáo Hội Công giáo tại Cuba thành công trong việc mang lại sự Hòa Giải mọi thành phần dân chúng tại Cuba. ÐHY đã nói như sau: Chúng tôi luôn hy vọng là Giáo Hội công gíao tại Cuba có thể đóng vai trò bắc cầu, bởi vì không có tổ chức nào khác hiện diện tại Cuba như giáo hội công giáo đang hiện diện. ÐHY cho biết là những người công giáo Hoa Kỳ có thể trợ giúp cho Giáo Hội Cuba, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cuba, vào tháng giêng năm 1998. Và chuyến viếng thăm nầy rất quan trọng cho những tương quan giữa Giáo Hội và chính quyền cộng sản Cuba.

Ðức Kitô

Ðức tin Kitô không phải là vấn đề thuộc lảnh vực tình cảm.

Tin MEXICO ( CWN 8/4/97): Trong một bài thuyết trình dịp cuối tuần vừa qua, ÐTGM Noberto Rivera Garrera, của TGP Thành Phố MEHICÔ, đã tuyên bố rằng: "Nguời Kitô hôm nay, bị cám dỗ lẩn lộn Ðức Tin Kitô với những cảm xúc, những tình cảm. Ðức Tổng Giám Mục Thành Phố Mêhicô giải thích thêm như sau: chúng ta là những người con của nền văn hóa--hình ảnh, và chúng ta là những kẻ phải sống trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của tinh thần thực nghiệm, trong đó mọi sự đều cần được kiểm chứng một cách cụ thể. Trong một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa--hình ảnh, cách thức tôi cảm nghiệm, cũng như cách thức tôi sống những cảm xúc của mình, cách thức đó được dùng làm mẩu mực để đo lường điều tốt điều xấu, để quyết định điều gì đúng điều gì sai. Vì thế, thời chúng ta sống là thời mang đến nhiều khó khăn,nhiều thách thức cho đức tin Kitô, vì đức tin Kitô chúng ta KHÔNG dựa trên kinh nghiệm cảm xúc. Chúng ta phải tin, mặc dù chúng ta không cảm thấy. Ðức Tin là cái gì trổi vượt hơn cảm giác, hay hình ảnh. Ðức tin là cái gì siêu việt, là hồng ân kỳ diệu Thiên Chúa ban cho chúng ta". Và Ðức Tổng Giám Mục Mehicô khuyến khích các tín hữu hãy làm chứng cho đức tin, như các Tông đồ ngày xưa, làm chứng cho cái chết và sự sống lại của Con Thiên Chúa.

Yêu cầu chấm dứt nạn bạo lực

Giáo Hội Công giáo Brazil lên tiếng yêu cầu chấm dứt nạn bạo lực do cảnh sát gây nên.

Tin BRAZIL ( CWN 8/4/97): Hôm chúa nhật vừa qua,mùng 6/4, ÐHY Lucas Moreira Neves, chủ tịch HÐGM Brazil, đã lên tiếng yêu cầu lực lương cảnh sát hãy chấm dứt những hành động bạo lực, tiếp sau những vụ phơi bày mới đây bằng những đoạn phim video quay cảnh các cảnh sát tra tấn, đánh đòn và cả giết chết, những thanh thiếu niên bụi đời. ÐHY đã nói như sau: Chúng tôi vừa kinh ngạc, vừa xấu hổ, vì những vi phạm đến phẩm giá con người, những hành động bạo lực của những cảnh sát viên đó, cho chúng ta biết là con người có thể trở thành như là những con thú dữ, nếu không được soi sáng hướng dẩn, bởi những giá trị luân lý. Tuy nhiên, ÐHY cũng nhận định rằng người ta không thể kết án toàn bộ chế độ, vì những hành động bạo lực xảy ra đây đó. ÐHY nói: đây không phải chỉ là vấn đề cai trị, không phải chỉ là vấn đề của chính quyền không mà thôi. Tất cả chúng ta đều phải xét mình. Tất cả chúng ta đều phải tự vấn lương tâm xem chúng ta có cố gắng làm hết sức mình, trong bình diện cá nhân cũng như xã hội, để chấm dứt những xúc phạm đến phẩm giá con người hay không. Về phần mình, tổng thống Brazil, ông Jose Henrique CARDOSO, đã hứa là sẽ cho điều tra cặn kẻ và có những biện pháp để thanh lọc hàng ngủ lực lượng cảnh sát khỏi những thành phần bạo hành như vậy.

Kiểm soát lại hệ thống an ninh cho ÐTC

Kiểm điểm lại hệ thống an ninh cho ÐTC trong chuyến viếng thăm Sarajevo.

Tin SARAJEVO ( CWN 9/4/97): Lực lượng cảnh sát Liên Hiệp Quốc và các nhân viên an ninh thuộc khối NATO, đã tuyên bố hôm thứ tư vừa qua, là họ đang kiểm soát lại những hệ thống an ninh, chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại SARAJEVO vào cuối tuần nầy. Nhiều chuyên viên về an ninh, từ Ðức, Ðan Mạch, Ái Lên, đã được mời đến đến SARAJEVO, để góp ý về hệ thống an ninh mà lực lượng an ninh địa phương đang áp dụng, để bảo vệ an ninh, không những cho ÐTC, mà còn cho cả thường dân đến gặp ÐTC. Hàng ngàn người công giáo từ vùng BOSNIE và CROAT, sẽ kéo về SARAJEVO để gặp ÐTC và cầu nguyện với ngài. Trong những tuần nầy, trước ngày ÐTC đến thăm, những hành động bạo lực, như đặt bôm các nhà thờ công giáo, các cao ốc, và các đền hồi giáo, làm cho nhiều người quan tâm đến vấn đề an ninh cho ÐTC. Cho tới nay, cảnh sát địa phương chưa thể tìm ra thủ phạm của những vụ đặt bôm trên. Vào năm 1994, chuyến viếng thăm của ÐTC tại Sarajevo đã bị hoản lại,vì lý do an ninh. Lần nầy, mặc dù còn có vài dấu hiệu căng thẳng, nhưng ÐTC đã nhất quyết đến Sarajevo vào cuối tuần nầy.


Back to Radio Veritas Asia Home Page