Tin Tức và Thời Sự
hạ tuần tháng 3/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Giáo Hội Công Giáo Roumani

Sứ Ðiệp của ÐTC cho Khóa Họp Công Ðồng Giáo Tỉnh của Giáo Hội Công Giáo Roumani, nghi thức Hy Lạp.

Tin Vatican (VIS 18/3/97): Sáng hôm qua, thứ ba 18/3, Tòa Thánh đã cho công bố sứ điệp ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho Khóa Họp thứ Tư của Công Ðồng Giáo Tỉnh của Giáo Hội Công Gíao Roumania, nghi thức Hy Lạp. Trong sứ điệp, ÐTC đã nhắc đến vài ưu tiên mục vụ cần lưu ý trong giai đoạn tiến đến ngàn năm thứ ba, đó là việc huấn luyện các linh mục tương lai trong chủng viện, việc cộng tác của giáo dân vào công tác mục vụ, và việc mục vụ dành riêng cho giới trẻ. ÐTC nhắc lại giáo huấn của Công Ðồng Vaticanô II rằng công việc canh tân toàn thể giáo hội tùy thuộc rất nhiều vào tác vụ của linh mục, một tác vụ cần được linh động bởi Thánh Thần của Chúa Kitô. Ðối với các bạn trẻ, ÐTC mong sao công việc mục vụ có thể giúp cho họ biết Chúa Kitô và sống thân mật với Nguời, biết sống đời cầu nguyện và lảnh nhận các bí tích, và cuối cùng tạo cho các bạn trẻ được dịp chia sẽ đời sống Ðức Tin giữa lòng cộng đoàn Kitô. ÐTC cũng không quên nhắc các cộng đoàn giáo hội thuộc những nghi thức khác nhau, biết sống hiệp nhất với nhau, làm chứng cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, theo đuổi việc đối thoại đại kết, và cống hiến cho dân Chúa những phục vụ thiêng liêng và bác ái mà họ cần đến.

Quyền Tự Do Thông Tin

Trong năm 1996 vừa qua, đã có 185 phóng viên trên khắp thế giới bị tù, vì đã thi hành quyền tự do thông tin.

Tin Washington ( RG 18/3/97): Tính đến cuối năm 1996, thì đã có 185 nhà báo bị cầm tù ,tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Thổ Nhỉ Kỳ, có 78 nhà báo bị cầm tù, và có 26 người khác thì bị giết chết trong khi thi hành quyền tự do thông tin của họ. Kế đến là Ethiopia, có 18 nhà báo bị cầm tù. Trung Quốc, cầm tù 17 nhà báo, Kuwait, 15 nhà báo, Nigeria 8 nhà báo và Myanmar 6 nhà báo. Ðó là con số vừa được Hội Bảo Vệ Nhà Báo Hoa Kỳ công bố tại Washington. Cũng theo bản Phúc Trình nầy, thì quốc gia nguy hiểm nhất cho các nhà Báo, là ALGERIA, vì những người Hồi Giáo quá khích. Tại đây, trong năm qua, đã có ba Nhà Báo bị giết chết.

Dự Luật mới cấm trợ giúp tự tử

Thượng Nghị Viện Úc Châu bắt đầu thảo luận về dự luật mới cấm trợ giúp tự tử.

Tin Úc Châu ( CWN 18/3/97): Hôm thứ ba vừa qua, Thượng Nghị Viện Úc Châu đã bắt đầu thảo luận một dự luật mới, nhằm vô hiệu hóa dự luật cho phép trợ giúp tự tử, đã được áp dụng tại Tiểu Bang Bắc Úc.

Hạ Viện Úc Châu đã thông qua dự luật mới nầy. Và Các quan sát viên cũng hy vọng là Thượng Viện sẽ biểu quyết nhanh chóng chấp nhận đạo luật mới, và như thế vô hiệu hóa đạo luật địa phương của tiểu bang Bắc Úc hợp thức hóa việc "tự nguyện chết", tức là luật cho phép trợ giúp tự tử.

Bản án tử hình của anh Joseph O'Dell

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ xét lại bản án tử hình của Anh Joseph O'Dell.

Tin Washington ( CWN 18/3/97): Hôm thứ tư vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bắt đầu xét lại hồ sơ của bản án tử hình dành cho anh Joseph O'Nell, bị kết tội đã giết chết một người đàn bà vào năm 1985. Mới đây, Thống Ðốc Tiểu Bang Virginia, ông George Allen đã ra lệnh tạm ngưng thi hành bản án, dựa trên một yếu tố mới có thể chứng minh là anh Joseph vô tội. ÐTC Gioan Phaolô II và chính quyền Italia, lúc đó cũng đã can thiệp cho anh. Tại Italia hiện nay không còn án phạt tử hình nữa. Tuy nhiên, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, hôm thứ tư vừa qua, không bàn đến bằng chứng mới về việc anh Joseph O'Dell vô tội, mà chỉ mới bàn về vấn đề nguyên tắc. Và vấn đề nguyên tắc được đặt ra là: Những Luật sư biện hộ cho anh Joseph O'Dell có được phép đề nghị lên Công Tố Viện đổi bản án tử hình thành bản án phạt tù chung thân hay không?

ÐTC sẽ rửa tội cho 10 bạn trẻ

ÐTC Gioan Phaolô II sẽ rửa tội cho 10 bạn trẻ vào chiều Canh Thức của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Thủ Ðô Paris.

Tin Vatican ( CNS,18/3/97): Ngày Quốc tế Giới Trẻ sẽ được cử hành tại Thủ Ðô Paris, từ ngày 19 đến 24 tháng 8 tới đây. Một yếu tố mới được ban Tổ Chức quyết định thêm vào cuộc cử hành nầy, đó là trong buổi Canh Thức vào chiều ngày 23/8, ÐTC GP II sẽ ban bí tích rửa tội cho 10 bạn trẻ, đại diện cho Năm Châu. Một viên chức cao cấp của của Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách giáo dân, cơ quan Tòa Thánh chịu trách nhiệm về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đã cho giới báo chí biết là Hội Ðồng Giám Mục Pháp đã chọn xong hai bạn trẻ Pháp, đại diện cho giới trẻ Âu Châu, để lảnh nhận bí tích rửa tội trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Và Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách giáo dân sẽ chọn 8 bạn trẻ còn lại, mỗi đại lục hai người, để đại diện cho Á Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, và Ðại Dương Châu. Ðức Ông RENATO BOCCARDO, người đứng đầu Phân Bộ về Giới Trẻ của Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân, còn cho biết thêm là hiện nay, chương trình tổng quát của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đã được soạn xong. Chính Phủ Pháp đã bổ nhiệm Tướng Hồi Hưu PHILIPPE MORILLON, cựu chỉ huy trưởng của Lực Lượng Liên Hiệp Quốc tại Bosnie-Erzegovine, làm đại diện cho chính phủ Pháp, để điều hợp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, cùng với Hội Ðồng Giám Mục Pháp và Hội Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân. Theo chương trình hiện nay, thì ÐTC Gioan Phaolô II sẽ đến thủ đô Paris vào ngày 21 tháng 8, nhưng chỉ có hai cuộc tiếp xúc chính với giới trẻ, là buổi canh thức và rửa tội vào chiều 23 và thánh lễ chính cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ vào sáng 24 tháng 8.

Vấn đề người tị nạn

Vấn đề người tị nạn trên thế giới càng ngày càng nên phức tạp hơn.

Tin Washington ( CNS 18/3/97): Trong bài phát biểu hôm 14 tháng 3, nhân dịp khóa họp hai năm một lần của Hội Ðồng Công Giáo Hoa Kỳ, đặc trách về người tị nạn và di dân, Ông Phụ Tá Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách tị nạn đã nhận định rằng vấn đề tị nạn hiện nay không còn là vấn đề tạm thời nữa, nhưng đã trở nên hết sức phức tạp, và con số người tị nạn trên toàn thế giới đã lên đến 26 triệu người. Liền sau thế chiến thứ hai, số người tị nạn chỉ có khoảng 1 triệu rưởi, và vấn đề lúc đó được xem như là việc tạm thời, để giải quyết những hậu quả còn sót lại sau thời thế chiến thứ hai. Ông Phụ Tá Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách tị nạn kêu gọi các quốc gia và những tổ chức quốc tế, hãy sớm giải quyết những nguyên nhân có thể gây nên vấn đề di dân và tị nạn, như chiến tranh, nạn đói, vân vân. Ông đánh giá cao công việc đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ để định cư người tị nạn, cũng như để nói lên tiếng nói tranh đấu và khuyến khích những giải pháp toàn diện cho vấn đề tị nạn, trên thế giới.

Ca ngợi Ðức Gioan Phaolô II

Ông Mikhail Gorbachev ca ngợi Ðức Gioan Phaolô II.

Tin từ Balan: ( CNS, 19/3/97): "Có thể đây là vấn đề thuộc lảnh vực giải thích. Nhưng với tư cách là một người ủng hộ việc bảo vệ những nhân quyền và nền dân chủ, tôi có thể nhìn thấy rõ như thế nào Ðức Gioan Phaolô II và những vị lảnh đạo tôn giáo khác nữa, đã giúp cho chúng tôi hiểu rõ về chủ nghĩa cộng sản. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị chỉ cho chúng tôi biết cái giá phải trả, để thực hiện một ảo tưởng". Ðó là những lời nhận định của Ông Mikhail Gorbachev về Ðức Gioan Phaolô II, dịp Ông đến Varsava, thủ đô BaLan, hôm đầu tháng ba nầy, để lảnh giải thưởng của tờ Tuần Báo về sinh hoạt chính trị tại Balan. Ông cũng cho biết rằng, kể từ sau lần gặp gở đầu tiên với ÐTC GP II vào tháng 12 năm 1989, cho đến nay, Ông vẩn còn giữ liên lạc với Ðức Gioan Phaolô II, qua các thơ từ và những lần gặp gỡ riêng. Ông Gorbachev còn nhận định về Ðưc Gioan Phaolô II như sau: "Ðức Gioan Phaolô II hiểu rất rỏ về sự đau khổ và lo âu của cuộc sống hằng ngày của con người. Không ai đã phản ứng như Ngài trước sự nghèo cùng, bất công, mà nhân loại phải chịu. Và Tôi kính trọng sâu xa đối với những gì Ngài đã đóng góp cho lịch sử hiện nay. Những cuộc cách mạng đã xảy ra trong khoảng thời gian 1989-1990, sẽ không bao giờ xảy ra, nếu không có sự hiện diện của Ðức Gioan Phaolô đệ nhị".

Ðức Gioan Phaolô II và Âu Châu

Phim tài liệu về Ðức Gioan Phaolô II và Âu Châu.

Tin Roma ( RG 18/3/97): Ðể mừng kỷ niệm 40 năm ký Hòa Ước Roma, giữa Tòa Thánh và Italia, Ðài Truyền Hình Italia cộng tác với Ðài Truyền Hình Hòa Bình để thực hiện một bộ phim tài liệu, dưới sự điều khiển của nhà đạo diển nổi tiếng Franco ZEFFIRELLI, nói về mối tương quan giữa Ðức Gioan Phaolô II và Âu Châu. Phim tài liệu nầy sẽ được trình chiếu trong một chương trình truyền hình đặc biệt, vào chiều thứ sáu , 21 tháng 3. Chương trình truyền hình nầy được phát qua hệ thống Vệ Tinh Âu Châu, từ thủ đô Bruxelles và từ Roma. Tham dự vào trong chương trình truyền hình đặc biệt nầy, có quý ông Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu, chủ tịch quốc hội Italia, và từ phía Giáo Hội, có ÐHY VLK, chủ tịch Liên Hội Ðồng Giám Mục Âu Châu, và ÐHY Sodano, quốc vụ khanh Tòa Thánh. Mọi người đều công nhận là Ðức Gioan Phaolô II đã đóng góp tích cực cho sự hiệp nhất Âu Châu được thể hiện một cách cụ thể, chớ không chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Thư gởi các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh

Công Bố Thơ của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh.

Tin Vatican ( VIS 21/3/97): Sáng hôm qua, thứ sáu 21/3, Ðức Tổng Giám Mục Dario Castrillon HOYOS, quyền bộ trưởng bộ Giáo Sĩ, và Ðức Tổng Giám Mục CRESCENCIO SEPE, tổng thư ký, đã giới thiệu với giới báo chí, bức thơ của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho tất cả các linh mục trên thế giới, nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh năm nay 1997. Phần đầu của bức thơ nhắc đến biến cố ÐTC Gioan Phaolô II mừng 50 năm thụ phong linh mục. Sau đó, trong những phần còn lại của bức thơ, ÐTC nhắc đến thực thể kỳ diệu của linh mục, một Chúa Kitô khác, nhờ qua đó, Chúa Giêsu Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội. ÐTC nhắc các linh mục hãy sống kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, để trổ sinh nhiều hoa trái. Kính mời quý vị và các bạn theo dỏi chuơng trình đặc biệt Thứ Năm Tuần Thánh tới đây, để biết nhiều hơn về nội dung của bức thơ nầy.

Anh chị em du mục bên Pháp

ÐTC Gioan Phaolô II tiếp nhóm anh chị em du mục bên Pháp.

Tin Vatican ( RG, 21/3/97): "Mỗi một người cần được kính trọng, yêu thương và phục vụ, bởi vì họ là anh em của Chúa Kitô. Khi mối tương quan nầy của con người với Chúa mà bị chối bỏ đi, thì con người sẽ bị hạ nhục và khinh dễ. Rồi người ta sẽ tìm biện minh cho sự khinh miệt con người đó, bằng những sự phân biệt bất công."ÐTC Gioan Phaolô II đã quả quyết như trên trong bài diển văn đọc cho nhóm những anh chị em thuộc sắc ân du mục sinh sống trong vùng ALSACE, bên Pháp, đến chào thăm ngài, hôm sáng thứ sáu vừa qua, 21/3. ÐTC cũng đã khuyến khích các anh chị em du mục đừng sống đóng kín, nhưng cũng không được làm tan mất phần gia tài tinh thần của dân tộc mình, trong việc chạy theo nếp sống duy vật. ÐTC cũng nhân dịp tiếp kiến nầy mà nhắc lại rằng, vào ngày mùng 4 tháng 5 tới nầy, Ngài sẽ phong chân phước cho anh CEFERINO JIMENEZ, thuộc sắc dân du mục sinh sống tại miền CATALOGNA, Tây Ban Nha. Anh CEFERINO JIMENEZ đã chịu chết vì đức tin, trong thời kỳ nội chiến xảy ra tại Tây Ban Nha.

Những người công giáo tại Serbi

Những người công giáo tại cộng hòa SERBI muốn được bảo vệ an ninh đầy đủ, để đến gặp ÐTC, khi ngài viếngthăm SARAJEVO.

Tin BANJA LUKA ( RG 15/3/97): Ðức Cha FRANJO KOMARICA, giám mục BANJA LUKA, hôm ngày 11 tháng 3, đã trình lên tổng thống của Cộng Hòa SERBI một Văn Thư trình bày hoàn cảnh sống khó khăn hiện nay của cộng đoàn công giáo sinh sống trong chế độ cai trị của Người SERBI, và xin tổng thống hãy bảo đảm an ninh cho những người công giáo muốn đến SARAJEVO để gặp Ðức Giáo Hoàng, khi ngài đến viếng thăm SARAJEVO trong hai ngày 12 và 13 tháng 4 sắp tới. Ðức Cha FRANJO KOMARICA cho biết rằng Hòa Ước DAYTON đã chia giáo phận BANJA LUKA của ngài ra làm hai, sống theo hai chế độ cai trị khác nhau, một trong lảnh thổ của Cộng Hòa Serbi, và một trong lảnh thổ của Liên Bang CROAT - MUSULMAN Hồi Giáo. Sự chia hai nầy làm cho công việc mục vụ của Ðức Cha gặp phải nhiều khó khăn.

Hồ sơ của công an mật vụ

Giáo Hội Chính Thống BULGARI yêu cầu công khai hóa những hồ sô của công an mật vụ về các chức sắc tôn gíao cao cấp.

Tin từ SOFIA, BULGARI ( Reuter 21/3/97): Theo nguồn tin của hảng tin REUTER, thì Thánh Công Nghị của Giáo Hội Chính Thống tại BULGARI, đã yêu cầu tổng thống PETAR STOYANOV, ra lệnh công khai hóa những hồ sơ của ngành công an mật vụ về các giáo sĩ, trong thời gian đảng cộng sàn cầm quyền tại BULGARI. Bản thông cáo của Thánh Công Nghị Chính Thống Giáo còn quả quyết thêm rằng: Việc công khai hóa các hồ sơ nầy, trước ngày 19 tháng 4, là ngày bầu cử toàn quốc tại Bulgari, sẽ giúp cho người dân phân biệt và tách rời những vấn đề tôn giáo và luân lý ra khỏi những vấn đề chính trị. Giáo Hội Chính Thống tại Bulgari hiện đang bị phân rẽ làm hai phe: một theo Ðức Thượng Phụ Maxim, bị tố cáo là do chính quyền cộng sản trước đây bổ nhiệm vào năm 1971, và hiện có lập trường ủng hộ đảng Xã Hội, quy tụ những người cựu cộng sản Bulgari. Phe thứ hai chọn cho mình vị giáo chủ mới nơi Ðức Thượng Phụ PIMEN, người có lập trường chính trị ủng hộ đảng chính trị không cộng sản, có tên gọi là "Liên Minh các Lực Lượng Dân Chủ Bulgari".

Thơ của ÐTC Gởi Các Linh Mục

Công Bố Thơ của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh.

Tin Vatican ( VIS 21/3/97): Sáng thứ sáu 21/3, Ðức Tổng Giám Mục Dario Castrillon HOYOS, quyền bộ trưởng bộ Giáo Sĩ, và Ðức Tổng Giám Mục CRESCENCIO SEPE, tổng thư ký, đã giới thiệu với giới báo chí, bức thơ của ÐTC Gioan Phaolô II gởi cho tất cả các linh mục trên thế giới, nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh năm nay 1997. Phần đầu của bức thơ nhắc đến biến cố ÐTC Gioan Phaolô II mừng 50 năm thụ phong linh mục. Sau đó, trong những phần còn lại của bức thơ, ÐTC nhắc đến thực thể kỳ diệu của linh mục, một Chúa Kitô khác, nhờ qua đó, Chúa Giêsu Kitô luôn hiện diện trong Giáo Hội. ÐTC nhắc các linh mục hãy sống kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, để trổ sinh nhiều hoa trái. Kính mời quý vị và các bạn theo dỏi chuơng trình đặc biệt Thứ Năm Tuần Thánh tới đây, để biết nhiều hơn về nội dung của bức thơ nầy.

ÐTC tiếp nhóm anh chị em du mục

ÐTC GP II tiếp nhóm anh chị em du mục bên Pháp.

Tin Vatican ( RG, 21/3/97): "Mỗi một người cần được kính trọng, yêu thương và phục vụ, bởi vì họ là anh em của Chúa Kitô. Khi mối tương quan nầy của con người với Chúa mà bị chối bỏ đi, thì con người sẽ bị hạ nhục và khinh dễ. Rồi người ta sẽ tìm biện minh cho sự khinh miệt con người đó, bằng những sự phân biệt bất công." ÐTC GP II đã quả quyết như trên trong bài diển văn đọc cho nhóm những anh chị em thuộc sắc dân du mục sinh sống trong vùng ALSACE, bên Pháp, đến chào thăm ngài, hôm sáng thứ sáu vừa qua, 21/3. ÐTC cũng đã khuyến khích các anh chị em du mục đừng sống đóng kín, nhưng cũng không được làm tan mất phần gia tài tinh thần của dân tộc mình, trong việc chạy theo nếp sống duy vật. ÐTC cũng nhân dịp tiếp kiến nầy mà nhắc lại rằng, vào ngày mùng 4 tháng 5 tới nầy, Ngài sẽ phong chân phước cho anh CEFERINO JIMENEZ, thuộc sắc dân du mục sinh sống tại miền CATALOGNA, Tây Ban Nha. Anh CEFERINO JIMENEZ đã chịu chết vì đức tin, trong thời kỳ nội chiến xảy ra tại Tây Ban Nha.

Những người Công Giáo tại cộng hòa Serbi

Những người công giáo tại cộng hòa SERBI muốn được bảo vệ an ninh đầy đủ, để đến gặp ÐTC, khi ngài viếng thăm SARAJEVO.

Tin BANJA LUKA ( RG 15/3/97): Ðức Cha FRANJO KOMARICA, giám mục BANJA LUKA, hôm ngày 11 tháng 3, đã trình lên tổng thống của Cộng Hòa SERBI một Văn Thư trình bày hoàn cảnh sống khó khăn hiện nay của cộng đoàn công giáo sinh sống trong chế độ cai trị của Người SERBI, và xin tổng thống hãy bảo đảm an ninh cho những người công giáo muốn đến SARAJEVO để gặp Ðức Giáo Hoàng, khi ngài đến viếng thăm SARAJEVO trong hai ngày 12 và 13 tháng 4 sắp tới. Ðức Cha FRANJO KOMARICA cho biết rằng Hòa Ước DAYTON đã chia giáo phận BANJA LUKA của ngài ra làm hai, sống theo hai chế độ cai trị khác nhau, một trong lảnh thổ của Cộng Hòa Serbi, và một trong lảnh thổ của Liên Bang CROAT - MUSULMAN Hồi Giáo. Sự chia hai nầy làm cho công việc mục vụ của Ðức Cha gặp phải nhiều khó khăn.

Giáo Hội Chính Thống Bulgari

Giáo Hội Chính Thống BULGARI yêu cầu công khai hóa những hồ sô của công an mật vụ về các chức sắc tôn gíao cao cấp.

Tin từ SOFIA, BULGARI ( Reuter 21/3): Theo nguồn tin của hảng tin REUTER, thì Thánh Công Nghị của Giáo Hội Chính Thống tại BULGARI, đã yêu cầu tổng thống PETAR STOYANOV, ra lệnh công khai hóa những hồ sơ của ngàng công an mật vụ về các giáo sĩ, trong thời gian đảng cộng sản cầm quyền tại BULGARI. Bản thông cáo của Thánh Công Nghị Chính Thống Giáo còn quả quyết thêm rằng: Việc công khai hóa các hồ sơ nầy, trước ngày 19 tháng 4, là ngày bầu cử toàn quốc tại Bulgari, sẽ giúp cho người dân phân biệt và tách rời những vấn đề tôn giáo và luân lý ra khỏi những vấn đề chính trị. Giáo Hội Chính Thống tại Bulgari hiện đang bị phân rẽ làm hai phe: một theo Ðức Thượng Phụ Maxim, bị tố cáo là do chính quyền cộng sản trước đây bổ nhiệm vào năm 1971, và hiện có lập trường ủng hộ đảng Xã Hội, quy tụ những người cựu cộng sản Bulgari. Phe thứ hai chọn cho mình vị giáo chủ mới nơi Ðức Thượng Phụ PIMEN, người có lập trường chính trị ủng hộ đảng chính trị không cộng sản, có tên gọi là " Liên Minh các Lực Lượng Dân Chủ Bulgari".

Internet của Tòa Thánh Vatican

Tòa Thánh Vatican mở trang WEB, bước vào hệ thống Xa Lộ Thông Tin INTERNET.

Tin Vatican ( RG 24/3/97): Trong cuộc họp báo sáng thứ hai, 24/3, Tòa Thánh Vatican đã cho biết là vào Chúa Nhật Phục Sinh, 30 tháng nầy, Trang WEB của Vatican se õ chính thức hoạt động. Và như thế, Tòa Thánh chính thức bước vào hệ thống Xa Lộ Thông Tin Internet. Trong một tháng thử nghiệm vừa qua, đã có hơn một triệu "khách thông tin" mở vào trang WEB của Tòa Thánh, và như thế, Trang WEB Thông Tin của Tòa Thánh sẽ là một trong những trang bận rộn nhất trên thế giới. Trong giai đoạn đầu nầy, tất cả mọi văn kiện của Tòa Thánh sẽ được đưa vào TRANG TIN WEB, bằng sáu thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ðức, Ý và Ðức. Và bản dịch các Văn Kiện nầy ra hai thứ tiếng Mandarin và Ảrập cũng sẽ được thêm vào trang Tin WEB nầy, trong thời gian gần. Ðịa chỉ trang Tin WEB của Tòa Thánh là: sau những ký hiệu thông thường của trang WEB, là chữ vatican.va (http://www.vatican.va).

Hiến Pháp của Balan

Hiến pháp đầu tiên của BaLan sau thời cộng sản đã được chấp thuận.

Tin BaLan ( CWN, hai 24/3/97): Hôm thứ bảy vừa qua, 22/3, Quốc Hội BaLan đã bỏ phiếu chấp thuận bản Hiếp Pháp đầu tiên, kể từ khi chế độ cộng sản tại BaLan bị sụp đổ vào năm 1989, với 461 phiếu thuận, và 31 phiếu chống. Bản Hiến Pháp mới đã có những lập trường dung hòa trong những vấn đề đã từng gây tranh chấp gay go giữa hai phe tả và hữu.

Ðảng chính trị ủng hộ lập trường của Công Ðoàn Liên Ðới trước đây đã đề nghị Hiến Pháp mới phải có điều khoản nhìn nhận Luật của Thiên Chúa có ưu tiên trên những luật do con người làm ra. Nhưng đề nghị nầy đã bị chống đối. Bản Văn cuối cùng của Hiến Pháp thì có lập trường dung hòa như sau: Thiên Chúa được nhìn nhận như là nguồn mạch của sự thật, công bằng, lòng tốt, vẽ đẹp, nhưng đồng thời cũng thêm rằng những người vô thần có thể tìm gặp những giá trị kể trên nơi những nguồn mạch khác. Một vấn đề khác được dung hòa, là vấn đề liên quan đến việc phá thai. Hiến Pháp mới bảo đảm sự bảo vệ pháp lý cho mọi sự sống con người, nhưng không đi sâu vào chi tiết, để quyết định lúc nào sự sống con người được bắt đầu, từ lúc được thụ thai, hay từ lúc sinh ra.

Tuy nhiên, những người ủng hộ giáo hội công giáo đã thành công đòi cho Hiến Pháp mới của BaLan cấm hai người cùng phái kết hôn với nhau, và giữ giờ học giáo lý tại các trường công. Nhận định về Hiến Pháp mới, ông Tadeusz Mazowiecki, cựu thủ tướng BaLan, đã nói như sau: Ðây chưa phải là hiến pháp lý tưởng, nhưng cũng không đến nổi tệ.

Chương trình viếng thăm mục vụ của ÐTC

Chương Trình viếng thăm mục vụ của ÐTC tại SARAJEVO

Tin Vatican (CNS 26/3/97): Vào lúc 4 giờ chiều thứ bảy 12 tháng 4 tới nầy, ÐTC Gioan Phaolô II sẽ lên đường viếng thăm SARAJEVO, cho đến chiều Chúa Nhật 13/4. Ðây là chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 75, ngoài Italia, kể từ khi lên kế vị thánh Phêrô tại Roma, vào năm 1979, đến nay. Chương trình chi tiết của chuyến viếng thăm đã được phòng báo chí Tòa Thánh Công Bố, hôm ngày 25 tháng 3, và gồm có 8 cuộc gặp gỡ. Không kể những cuộc gặp gỡ với mọi thành phần Dân Chúa, mà cao điểm là Thánh Lễ tại Vận Ðộng Trường KOSEVO, Sarajevo, vào sáng Chúa Nhật, thì cuộc gặp gỡ của ÐTC với những đại diện của tất cả các tôn giáo khác nhau, vào chiều chúa nhật 13 tháng 4, là một đóng góp quan trọng cho tiến trình cũng cố nền hòa bình tại SARAJEVO.

Thánh Kinh Cựu Ước Tiếng Việt

Chương trình dịch Thánh Kinh Cựu Ước ra tiếng Việt Nam đang tiến triển tốt đẹp.

Tin Việt Nam ( RG 23/3/97): Chương Trình dịch Bộ Thánh Kinh Cựu Ước sang tiếng Việt Nam đang tiến triển tốt đẹp, nhưng toàn bộ bản dịch không thể nào xong trước năm 2000. Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, người đứng đầu nhóm dịch Kinh Thánh, đã cho biết như trên. Những anh chị em dịch giả nầy đã quy tụ lại với nhau từ năm 1972, và sau đó đã được Hội Ðồng Giám Mục VN nhìn nhận. Nhóm gồm có 22 thành viên linh mục tu sĩ thuộc nhiều dòng tu khác nhau. Từ năm 1987, những thành viên của Ủy Ban Giám Mục về Phụng Vụ cũng tham gia vào nhóm dịch Kinh Thánh nầy. Cho đến nay, nhóm đã dịch xong Bộ Phụng Vụ Giờ Kinh, và cho xuất bản năm 1990; năm 1993, nhóm đã dịch xong và xuất bản Bộ Thánh Kinh Tân Ước. Từ nhiều năm qua, Nhóm cũng đã bắt đầu dịch bộ Kinh Thánh Cựu Ước. Từ năm 1994, bản dịch đã xong, nhưng chưa có phần chú giải. Tuy nhiên, từng phần của Bộ Cựu Ước đang được từ từ cho xuất bản. Năm 1996 vừa qua, các sách Tiên Tri đã được xuất bản. Năm nay, hy vọng sẽ xuất bản được những sách Khôn Ngoan. Năm tới 1998, sẽ xuất bản Bộ Ngủ Thư, và năm 1999, sẽ xuất bản những sách Lịch Sử. Ngoài ra, Nhóm cũng dự trù là vào năm tới 1998, sẽ cho xuất bản toàn bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, nhưng với những chú giải ở mức tối thiểu mà thôi.

ÐHY Joseph Glemp

ÐHY Joseph Glemp kêu gọi đóng góp để xưởng đóng tàu GDANSK khỏi bị giải tán.

Tin Varsava ( RG 23/3/97): Hôm chúa nhật 23/3 vừa qua, ÐHY Joseph Glemp, Giáo Chủ BaLan, đã lên tếng kêu gọi các linh mục, tu sĩ, giáo dân của tổng giáo phận VARSAVA, hãy tham gia vào chiến dịch cứu nguy cho xưởng đóng tàu GDANSK, cái nôi của Công Ðoàn Liên Ðới. Xưởng Ðóng Tàu nầy hiện bị nguy cơ sắp đóng cửa, làm cho khoảng 3,800 nhân công bị mất việc làm. Trong lời kêu gọi, có đoạn ÐHY Joseph Glemp đã viết như sau: Những cuộc biểu tình của Công Ðoàn Liên Ðới tại nhiều thành phố BaLan trong những ngày qua nói lên niềm đau khổ không những của những gia đình nhân công tại xưởng tàu Gdansk, nhưng còn của toàn thể xã hội BaLan, nhìn Xưởng Ðóng Tàu nầy như là biểu tượng.

Chuẩn bị đón tiếp ÐTC tại Sarajevo

Tinh thần của những chuẫn bị đón tiếp ÐTC tại SARAJEVO.

Tin SARAJEVO ( Sir 25/3/97): "Những chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Sarajevo không nhằm tính cách trình diển. Chúng tôi không muốn trình bày cho ÐTC một khung cảnh méo mó về thực trạng: ÐTC không đến để nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố, nhưng để cũng cố chúng tôi trong đức tin, để tìm phương thế chửa lành những vết thương, để nâng đỡ cho công cuộc tái thiết lại Sarajevo và cộng hòa Bosni Erzegovine". Ðó là lời tuyên bố của Ông FRANJO TOPIC, chủ tịch Hiệp Hội Văn Hóa Croat tại SARAJEVO, khi trình bày cho các ký giả biết về những chương trình chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Sarajevo, trong hai ngày 12 và 13 tháng tư tới nầy. Ngoài những canh thức và những cuộc tỉnh tâm cho tín hữu, Ủy Ban Tổ Chức cuộc đón tiếp ÐTC còn tổ chức những buổi hòa nhạc , thuyết trình, thảo luận, triển lảm, phát hành sách báo, nhằm làm nổi bật tác vụ của Ðức Giáo Hoàng trong Giáo Hội, và nhấn mạnh đến tương quan của các vị giáo hoàng với dân tộc Croat trong lịch sử. Ðặc biệt, Ðời sống và công việc làm của Ðức Gioan Phaolô II, để phục vụ cho hòa bình và việc chung sống giữa các dân tộc tại Bosni Erzegovine, cũng được phổ biến rộng rải cho mọi người biết.

Linh Mục Công Giáo Nga

Linh Mục Công giáo người Nga đầu tiên, kể từ năm 1917 đến nay, đã được thụ phong hôm Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua tại Mascova.

Tin Mascova ( RG 25/3/97): Hôm Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, ngày 23/3, một linh mục công giáo người Nga đầu tiên, kể từ năm 1917 đến nay, đã được thụ phong tại Nhà Thờ Ðức Mẹ Vô Nhiễm, nằm ở trung tâm của thủ đô Mascova. Ðó là tân linh mục VADIM SHAJKEVITCH, 27 tuổi, sinh quán tại Thủ Ðô Mascova. Nhà Thờ Ðức Mẹ Vô Nhiễm đã được xây cất trong thế kỷ thứ 19, với sự đóng góp của cộng đoàn công giáo người Balan sinh sống tại Mascova. Trong thời kỳ cách mạng cộng sản, Nhà Thờ nầy đã bị tịch thu làm Văn Phòng, và mới được Nhà Nước Nga trao trả lại cho Giáo Hội Công Giáo. Như thế, hiện nay tại Thủ Ðô Mascova, có hai nhà thờ công giáo, một là nhà thờ Vua Thánh Louis của Nguời Pháp, và một là Nhà Thờ Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Tại Cộng Hòa Nga hiện nay, đa số dân chúng theo Chính Thống Giáo, và tôn giáo đứng hàng thứ hai là Hồi Giáo. Ngiời công giáo chỉ là một thiểu số thật nhỏ.

Thánh Lễ ÐTC tại thủ đô Beirut

Con số người dân Liban đến tham dự thánh lễ của ÐTC tại thủ đô BEIRUT có thể lên đến một triệu người.

Tin Beirut ( RG 25/3/97): Hôm thứ ba 24 tháng 3, một nhật báo tại thủ đô BEIRUT, đã công bố kết quả của một cuộc thăm dò, theo đó người ta dự đoán là sẽ có hơn một triệu người dân Liban,- tức một phần ba dân số toàn quốc Liban--, đến tham dự thánh lễ ngoài trời của ÐTC tại Thủ Ðô BEIRUT, nhân dịp chuyến viếng thăm của ngài tại đây trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 tới nầy. Bản thăm dò còn cho biết là có 48.8% người dân Liban cho rằng chuyến viếng thăm của ÐTC sẽ mang lại lợi ích cho đất nước Liban, 32.3% thì cho là chuyến viếng thăm có ích cho tiến trình hòa bình tại Trung Ðông. Tại Liban hiện nay có 18 cộng đoàn tôn giáo khác nhau được chính thức nhìn nhận. Nguời Kitô chiếm 40 phần trăm dân số. Vị tổng thống của Liban hiện nay, là một người công giáo, theo nghi thức Maronit, Ông ELIAS HRAWI.

ÐTC viếng thăm Cộng Hòa Chê-ka

ÐTC Gioan Phaolô II sẽ đến thăm Cộng Hòa CHÊ-KA ( Tchéck).

Tin Vatican ( RG 29,march 97): ÐTC GP II sẽ đến thăm Cộng Hòa CHÊ-KA, từ ngày 25 đến 27 tháng 4 nầy, để mừng kỷ niệm 1000 năm tử đạo của thánh ADALBERT, vị giám mục đầu tiên của PRAHA. Thánh nhân đã chịu chết tử đạo ngày 23 tháng 4 năm 997, khi thi hành sứ mạng rao giảng tin mừng tại vùng đất BaLan ngày nay. Ðây là lần thứ ba ÐTC Gioan Phaolô II đến thăm cộng hòa CHÊ-KA. Chương trình viếng thăm sẽ gồm có việc cử hành thánh lễ cho giới trẻ ngay tại nơi Thánh Adalbert đã sinh ra, và gặp gỡ các bệnh nhân tại Tu Viện Biển Ðức do chính thánh nhân thành lập.

Ngày Cầu Nguyện và trợ giúp Thánh Ðịa

Ngày Cầu nguyện và Trợ Giúp Tài Chánh cho việc trùng tu các nơi thánh tại Thánh Ðịa.

Tin Roma ( Sir 26/3/97) " Người ta có thể nghĩ lầm rằng một cuộc Quyên Góp để giúp cho Giáo Hội tại Thánh Ðịa chỉ nhằm để bảo trì những Ðền Thờ to lớn mà thôi. Nhưng trong thực tế, những mục tiêu của cuộc quyên góp là rộng rải hơn nhiều. Số tiền nhận được không những được dùng để tu bổ những nơi thánh, nhưng còn được dùng để trợ giúp cho các chương trình mục vụ, giáo dục, và xã hội của Giáo Hội tại Thánh Ðịa nữa". Ðó là những quả quyết của ÐHY Achile Silvestrini, Tổng Trưởng Bộ Giáo Hội Ðông Phương, trong lời kêu gọi gởi cho tất cả các giám mục và tín hữu trên khắp thế giới, nhân ngày Thế Giới Trợ Giúp Cho Thánh Ðịa, được cử hành hằng năm vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Lời kêu gọi của ÐHY Silvestrini còn cho biết thêm như sau: "Nhờ những trợ giúp tài chánh cho Thánh Ðịa trong những năm qua, Giáo Hội đã xây được nhiều căn nhà cho người nghèo, và một trung tâm y tế, tại Giêricô. Trong số những dự án mới nhằm phục vụ lợi ích cho dân chúng tại địa phương cũng như cho những khách hành hương đến Thánh Ðịa, thì có dự án xây một làng mới tại Bethphaghê, và việc sửa lại Nhà Thờ tại Cana. Tại Thánh Ðịa hiện nay có 300 tu sĩ hoạt động, đến từ 32 quốc gia khác nhau, và 130 nữ tu thuộc về nhiều dòng tu khác nhau.

Các Giám Mục Cuba

Các Giám Mục Cuba mong ước chuyến viếng thăm của ÐTC sẽ cỗ võ cho sự hiệp nhất thật sự và chân thành giữa mọingười dân Cuba.

Tin Cuba ( RG 29/3/97): Trong bức thơ mục vụ gởi cho mọi thành phần Giáo Hội nhân dịp lễ Phục Sinh vừa qua, các giám mục Cuba cầu mong chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC GP II, từ ngày 21 đến 25 tháng giêng năm tới, 1998, sẽ là chuyến viếng thăm cỗ võ cho sự hiệp nhất thật sự và chân thành giữa tất cả mọi người dân Cuba. Trong thơ, có đoạn các giám mục đã viết như sau: Kể từ ngày ÐTC đặt chân lên đất nước Cuba chúng ta, chúng ta cần cỗ võ tinh thần hòa giải giữa tất cả mọi người với nhau, và với Thiên Chúa. Khi đến thăm, ÐTC sẽ mời gọi tất cả chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực tại, hãy sửa chữa những bất công đã phạm và chửa lành những vết thương do thái độ bất bao dung của chúng ta gây ra. Tích chứa sự hận thù, luôn luôn là một điều có hại. Nhiều người than phiền và nói rằng: tôi muốn tha thứ, nhưng tôi lại không thể làm như vậy. Nhưng nói được như vậy là cho thấy có sự tiến tới một bước rồi, và là một dấu chỉ cho biết đã bắt đầu tha thứ rồi.

Thăm Ðức Thượng Phụ Chính Thống

Cha bề trên tổng quyền dòng anh em hèn mọn hướng dẩn phái đoàn Phanxicô đến thăm Ðức Thượng Phụ Chính Thống tại Belgrad.

Tin BELGRAGE ( RG 29/3/97) : Trong những ngày trước Tuần Thánh, Cha HERMANN SCHALUCK, bề trên tổng quyền của dòng anh em hèn mọn, đã đến thăm BELGRADE, và đã đến chào Ðức Thượng Phụ Chính Thống PAVLE, của những người SERBI. Trong cuộc tiếp xúc nầy, Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng anh em hèn mọn đã trao đổi với Ðức Thượng Phụ PAVLE, về sự hiện diện của các tu sĩ dòng anh em hèn mọn, tại vùng SERBIA và trong vùng BALCAN,vừa nhấn mạnh đến tinh thần đối thoại và hòa giải, đang hướng dẩn công việc mục vụ của các tu sĩ trong vùng. Và hôm chúa nhật 23 tháng 3 vừa qua, Phái Ðoàn do Cha Bề Trên Tổng Quyền cầm đầu, đã đến tham dự buổi phụng vụ do Ðức Thương Phụ PAVLE chủ sự. Trong bài giảng, Ðức Thượng Phụ PAVLE đã có lời chào chúc phái đoàn và cầu mong cho tất cả mọi người Kitô được xích lại gần nhau hơn, nhờ qua việc tất cả các tín hữu điều hướng về trung tâm là Chúa Giêsu Kitô.

Kitô Giáo và các tôn giáo khác

Thời sự : Tập sách mới nhất của Uûy Ban Thần Học Quốc Tế với tựa đề là: Kitô giáo và Các Tôn giáo khác.

Hôm đầu tháng 2 nầy, Uûy Ban Thần Học Quốc Tế, với sự phê chuẩn của ÐHY Ratzinger, chủ tịch của Uûy Ban và là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, đã cho xuất bản tập sách mới nhất có tựa đề là: Kitô giáo và các tôn giáo khác. Tập sách nầy là kết quả làm việc chung của Uûy Ban Thần Học Quốc tế, từ năm 1993 đến nay. Do theo đề nghị của đa số thành viên, Uûy Ban đã thành lập một tiểu ban chuyên môn, do cha LUIS LADARIA, dòng tên và là giáo sư Ðại Học Giáo Hoàng Grêgoriana, đứng đầu, để nghiên cứu trước và soạn thảo một tài liệu về sự trung gian của Chúa Giêsu Kitô. Tập tài liệu nầy đã được đem ra thảo luận trong các phiên họp khoáng đại của Uûy Ban, năm 1993, 1994, 1995. Và tháng 9 năm 1996 vừa qua, Uûy Ban đã chấp thuận Tài Liệu và đệ trình lên cho Bộ Giáo lý Ðức Tin phê chuẩn. Ðầu tháng 2 nầy, ÐHY đã phê nhận và cho xuất bản thàng tập sách có tựa đề như vừa nói: Kitô giáo và Các Tôn Giáo Khác.

Trong cuộc phỏng vấn với Ðài Vatican hôm mùng 5 tháng 2, Cha LUIS LADARIA đã nói về nội dung chính của tập sách như sau:

Bản mục lục của tập sách cho chúng ta biết qua một cách dễ dàng nội dung chính của tập sách. Chúng tôi đã cố gắng và đã thành công làm nổi bậc điểm căn bản và không thể nào chối bỏ được của đức tin kitô về sự trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Ơn cứu rỗi của tất cả mọi người chỉ đến từ Chúa Kitô và qua trung gian của Ngài mà thôi. Không có và cũng không thể nào có một sự trung gian khác nằm bên cạnh trung gian của Chúa Kitô, bởi vì, như chúng ta đã đọc nơi thơ I Timotêô, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, Ðấng muốn cho tất cả mọi người được ơn cứu rỗi, và chỉ có một đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và Con Người, là Chúa Giêsu Kitô. Trong tập sách, chúng tôi đã cố gắng nhấn mạnh đến sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô và tác động phổ quát của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu Kitô ban cho. Nhấn mạnh đến sự trung gian duy nhất nầy, chúng tôi không muốn nói là không thể có những yếu tố sự thật—hay theo từ ngữ của công đồng Vat II—mầm giống Ngôi Lời – Semina Verbi--, ánh sáng của sự thật, nơi các tôn gíao khác mà chúng a biết được trên thế giới nầy. Tập sách mới nầy, nhằm liên kết hai điểm nầy lại với nhau: một bên là sự trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, và một bên là ơn cứu rỗi phổ quát của Chúa Giêsu có thể gặp thấy nơi các tôn giáo khác.

Sau đó cha LUIS LADARIA giải thích thêm phải hiểu cách nói : Ngoài Giáo Hội, Không có ơn cứu rỗi. Extra Ecclesiam nulla salus, như thế nào. Ðã có nhiều cách hiểu khác nhau. Ðã có một thời, người ta hiểu là ơn cứu rỡi chỉ có mặt trong khuôn khổ hữu hình của Gíao Hội. Ngày nay, người ta không còn giải thích như vậy nữa. Nhưng không phải vì thế mà Gíao Hội không còn vai trò cứu rỗi đối với tất cả mọi người. Vai trò cứu rỗi của Giáo Hội luôn luôn liên kết với vai trò của Chúa Kitô, và không bao giờ được tách ra khỏi vai trò của Chúa Kitô. Nhưng còn phải nói đến vai trò huyền nhiệm của Giáo Hội đới với ơn cứu rỗi của tất cả mọi người. Theo nghĩa nầy, Gíao Hội là cần thiết cho ơn cứu rỗi. Và điều nầy được nhấn mạnh trong Tập Sách. Không phải sự thuộc về Gíao Hội một cách hữu hình, mà là chính giáo hội là điều cần thiết cho ơn cứu rỗi.

Những Sinh hoạt Tuần Thánh tại Thánh Ðịa

Về những sinh hoạt Tuần Thánh tại Thánh Ðịa trong hoàn cảnh chính trị hiện nay. Trong cuộc phỏng vấn dành cho hảng tin công giáo, hôm ngày 21 tháng 3,

Ðức Thượng Phụ Michel Sabbah của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh đã hy vọng rằng tình hình căng thẳng hiện nay tại Israel sẽ không trở nên tồi tệ hơn, và không dẩn đến sự bùng nổ những bạo lực, nhưng chỉ dừng lại ở những biểu tình, xuống đường không mà thôi. Nhưng chỉ vài giờ sau những lời phát biểu trên của Ðức Thươpng Phụ Michel Sabbah , thì một cảm tử quân người Palestine đã cho nổ bôm tại quán cafê ở Tel Aviv, làm cho 3 người phụ nử bị tử thương và 60 người khác bị thương.

Vì thế hôm chúa nhật lễ lá vừa qua, ngày 23./3, trong bài giảng thánh lễ, Ðức Thương Phụ Michel Sabbah đã lên tiếng than phiền nạn bạo lực xuất hiện lại tại Israel qua những tấn công làm cho máu người vô tội phải đổ ra, và qua những quyết định của chính quyền phát sinh từ những tâm tình quá khích. Ðức Thượng phụ nói tiếp: Trong Tuần Thánh, một lần nữa chúng ta sống những ngày đau khổ và bất công, trong mối tương quan giữa hai dân tộc tại thành thánh, dân tộc Palestina và dân tộc Do thái. Thành Giêrusalem, thành của ơn cứu chộc và của sự phục sinh của Chúa, trở thành thành của sự tranh chấp và nguồn gốc của bạo lực.. Sau vụ nổ bôm tại quán cafê ở Tel Aviv, Ðức Thượng Phụ Michel sabbah từ chối trả lới trực tiếp, nhưng chỉ nói như sau: Chúng tôi đã hy vọng là điều nầy không xảy ra. Nhưng nó lại xảy ra. Ðây là điều khủng khiếp.

Thủ tướng Do thái, Oâng Benjamin Netanyahu đã trách lảnh tụ Palestina, Oâng Yasser Arafat là đã bậc đèn xanh cho cuộc nổ bôm nầy, vì Oâng đã trả tự do cho nhiều người thuộc nhóm quá khích Hamas. Vì vụ nổ bôm nầy, chính quyền Israel cho đóng cổng ranh giới với vùng đất của người Palestine, và vì lệnh đóng cổng nầy mà những người Palestine từ West Bank, Miền tây, không thể tham dự vào cuộc rước kiệu lá theo truyền thống hôm Chúa Nhật lễ lá, tại Bethpage. Người ta cũng ghi nhận vài hành vi bạo lực vừa xảy ra tại Hebrom vas Bethlêem, giữa người Palestina và lính do thái. Ðức Thượng Phụ Michel Sabbah rất mong muốn sao cho sứ điệp của tuần thánh tại Palesdtina là sứ điệp của hy vọng vho mọi ngưởi Kitô, Hồi giáo và Dothái giáo, mặc cho tất cả những khó khăn đang gặp phải, vì không hiểu nhau giữa người Do Thái và người Palestina, trên con đường thực hiện Hòa Bình. Những căng thẳng hiện nay là do việc chính quyền Do thái nhất định xây cất những giải nhà định cư cho người Dothái tại phía đông thành Giêrusalem. Và việc xây nơi định cư nầy hoàn tất chương trình định cư những người Dothái quanh Giêrusalem, và do đó làm cho người Palestine gặp nhiều khó khăn hơn, khi phải vào thành Giêrusalem. Vấn đề quyền kiểm soát trên thành Giêrusalem, là nguyên nhân cho những tranh chấp hiện nay, cản trở cho tiến trình Hòa Bình ở Trung Ðông. Nhiều người Palestine thì muốn rằng Do thái không nên nắm trọn quyền kiểm soát Giêrusalem. Nhưng người Do Thái thì nhất quyết xem Giêrusalem như là thủ đổ của Do Thái. Những thảo luận về quy chế cho thành Giêrusalem, đã bị để lại sau, khi thủ tướng Dothái Oâng Rabin và lảnh tụ Palestine, Oâng Yasser Arafat, thương thuyết với nhau về hòa ước cho vùng Trung Dông, vào cuồi năm 1993. Vào năm 1995, Oâng Rabin bị ám sát, và khi Oâng Benjamin Netanyahu lên nắm quyền, thì lập trường của Israel về thành Gierusalem trở nên cứng rắn hơn nữa

Giới thiệu Bức Thư của ÐTC gởi các Linh Mục

Những lời giới thiệu của ÐTGM Castrillon HOYOS, quyền tổng trưởng bộ giáo sĩ, cho Bức Thơ của ÐTC gỏi cho các Linh Mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Theo thông lệ, hằng năm, nhân dịp ngày thứ Năm Tuần Thánh, Ngày Lễ của Chức Linh Mục, ÐTC GP II luôn gởi cho tất cả các linh mục trong giáo hội công giáo trên hế giới, một bức thơ. Năm nay, Bức Thơ của ÐTC cho các linh mục được ký gởi ngày 16/3, tức chúa nhật V mùa chay, và được ÐTGM Castrillon Hoyos, Quyền Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ trình bày cho giới Báo Chí tại Roma, hôm thứ ba tuần qua, 21/3. Trong mục thời sự hôm nay, chúng ta hãy theo dỏi vài điểm chính trong bài giới thiệu của ÐTGM Castrillon Hoyos về bức thơ nầy của ÐTC.

Ðây là lần đầu tiên Ðức TGM Castrillon Hoyos giới thiệu thơ của ÐTC cho các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh, vì Ðức Cha mới được gọi về Roma đặc trách bộ Giáo Sĩ, thay thế cho ÐHY Sanchez, người Philuậtân về hưu. Vì thế, mở đầu bài giới thiệu, ÐTGM Castrillon Hoyos nhắc đến biến cố Thánh Phaolô Tông đồ đến gặp vị thủ lảnh tông đồ đoàn là Thánh Phêrô, vào lúc khởi đầu cuộc đời theo Chúa, để được cũng cố trong giáo lý và trong tác vụ lảnh nhận. Thánh Phaolô đã nhắc đến chi tiết nầy nơi thơ Galata chương 1,18. Và ÐTGM Castrillon Hoyos dựa vào đó, để nhắc rằng tất cả các linh mục trên thế giới, cách nào đó, cần trở về với Ðấng kế vị thánh Phêrô, cần đào sâu bức thơ của ÐTC, để cũng cố tác vụ và chức linh mục đã lảnh nhận. ÐTGM Castrillon Hoyos nhận định rằng, Bức Thơ của ÐTC cho các linh mục có tích chứa giáo lý vũng chắc và trung thành về chức tư tế, chức linh mục, để làm tiêu chuẩn thẩm định giá trị của chức tư tế thừc tác của tất cả các linh mục ngày nay. ÐTGM quyền tổng trưởng bộ giáo sĩ cho rằng, chính vì hiểu sai hay vì dốt nát không biết gì về thần học tín lý đúng dắn về chức tư tế thừa tác, mà người ta rút gọn thực thể linh mục thừa tác về như là một nhân viên trợ giúp xã hội,--ÐTGM cũng dùng từ "giáo dân hóa linh mục",-- và rút gọn thực thể giáo hội về như là một hội tương trợ, như một tổ chức thuần túy con người, như các tổ chúc quốc tế khác, như Hội Hồng thập tự qước tế, như tổ chức liên hiệp quốc. Ðó là những hiểu sai, rút gọn giáo hội và linh mục về chiều kích trần tục mà thôi. Vì thế, Bức thơ của ÐTC cho các linh mục là một điểm tựa giáo lý quan trọng. Nhưng không phải chỉ là điểm tựa giáo lý mà thôi. Bức thơ còn trình bày con đường tu đức đích thực cho các linh mục. ÐTC nhắc lại rằng các linh mục được mời gọi sống đời đạo đức thiêng liêng sâu xa. Linh mục phải là một Chúa Kitô khác. Linh mục phải phát triển một tình bạn vững mạnh với Chúa Giêsu Kitô. Linh mục hoạt động nhân danh Chúa và như chính Chúa, sao cho Chúa Kitô được luôn hiện diện trong Giáo Hội. Ai rao giảng Lời Chúa? Ai cử hành Bí Tích Thánh Thể? Ai ban ơn Tha tội. Là Linh Mục. Nhưng không phải chỉ là linh mục mà thôi, nhưng là chính Chúa Kitô rao giảng, cử hành bí tích và tha thứ tội lỗi, qua vị linh mục. Qua mỗi linh mục, Chúa Giêsu Kitô, linh mục duy nhất, muốn tiếp tục đồng hành với nhân loại cùng với tình yêu thương nhân từ của Ngài. Kết thúc, bài giới thiệu, ÐTGM Castrillon Hoyos cám ơn ÐTC vì bức thơ đã gởi, vừa đồng thời gởi lời cầu chúc và cầu nguyện cho tất cả các linh mục trên thế giới, cho tác vụ mục vụ của linh mục mang lại nhiều thành quả.

Chuẩn bị cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ

Những chuẩn bị cho ngày quốc tế giới trẻ tại Paris vào tháng 8 tới đây.

Như quý vị và các bạn đã biết, Chúa Nhật lễ lá mỗi năm là ngày cử hành ngày giới trẻ ở cấp bực địa phương, trong một giáo phận, quanh vị giám mục, đứng đầu cộng đoàn giáo hội địa phương nầy. Thêm vào đó, cứ mỗi hai năm một lần, giới trẻ toàn thế giới tụ họp nhau tại một địa điểm, được chọn trước, và vào thời gian thuận tiện cho nơi đứng ra tở chức, để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ với sự hiện diện của ÐTC. Chẳng hạn như ngày quốc tế giới trẻ năm 1995, là tại Manila, thủ đô Philuậtân, vào tháng giêng, là tháng thích hợp hơn cả cho môi trường Philuậttân. Năm nay, 1997, tại thủ đô Paris, thì vào tháng 8(18-24/8). Do đó, Chúa Nhật lễ lá vừa qua, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhắc đến ngày quốc tế giới trẻ, hai lần, một trong bài giảng thánh lễ Chúa Nhât Lễ lá, và một trong bài huấn đức ngắn trước khi đọc kinh truyền tin. ÐTC đã kêu gọi giới trẻ khắp nơi hãy chuẩn bị, để đến Paris, dĩ nhiên những ai có thể, để cử hành ngày nầy. Trong cái nhìn của ÐTC, những lần tổ chức ngày giới trẻ tại những địa điểm khác nhau, đó là để nói lên cuộc hành trình của Các Bạn Trẻ khắp nơi tiến về cùng Chúa Giêsu Kitô. Ðây chúng ta hãy nghe chính nhữnglời ÐTC nói như sau: ( Lời ÐTC).

Chỉ còn vàitháng nữa là chúng ta sẽ có biến cố Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ diển ra tại Paris, từ ngày 18 đến 24/8. Hởi các bạn trẻ khắp nơi, đang có mặt tại qủang truờng thánh Phêrô nầy, hay đang nghe tôi nói qua truyền thanh và truyền hình. Cha mời gọi chúng con đến Pháp, đến thủ đô Paris, tham dự những ngày đó. Từ nay tới đó, chúng con đừng do dự đặt ra cho Chúa Kitô câu hỏi của các môn đệ trong Phúc âm theo thánh Gioan: Thưa Thầy, Thầy ở đâu?. Cùng với các bạn chúng con ở các nước khác và thuộc về những nền văn hóa khác, chúng con hãy đến lảnh nhận câu trả lời mà những người kế vị các tông đồ, tức các giám mục, sẽ chuyển đến cho các con. Hãy đến, và con sẽ thấy. Cùng với ÐHY Jean Marie Lustiger, TGM Paris, với các giám mục và toàn thể Giáo Hội tại Pháp, đang chuẩn bị đón tiếp chúng con, cha chờ đợi chúng con đến và nói với chúng con: Hãy đón lấy những phuơng tiện để bước vào ngàn năm thứ ba, như những con cái của Thiên Chúa."

Trong khi đó, cũng hôm Chúa Nhật lễ lá vừa qua, bên Pháp, ÐHY Lustiger, TGM Paris, và Ðức Cha James Stafford, tân chủ tịch Hôi Ðồng Tòa Thánh về Giáo Dân, cơ quan Trung Ương Tòa Thánh cùng với Giáo Hội địa phương, tổ chức ngày quốc tế giới trẻ, đã cùng với 5000 bạn trẻ Pháp thực hiện cuộc hành hương từ Paris đi Chartres, để chuẩn bị cho ngày quốc tế Giới trẻ sắp đến. DHY đã nói như sau: ÐTC Gioan Phaolô II lần nầy, khi ngài sẽ đến đây, thì sẽ gặp một Nước Pháp khác với lần trước, nghĩa là sẽ gặp một nước Pháp chăm chú lắng nghe và sẳn sàng đón nhận ngài hơn. Cuộc gặp gỡ quốc tế sắp đến của giới trẻ với ÐTC, sẽ được diển ra trong bầu khí bao dung, kính trọng và lắng nghe. Sẽ không có những chiến dịch chống đối, chăm biếm đối với ÐTC, với Giáo Hội và với Ðức tin Kitô. Nhờ thái độ khiêm tốn, đầy kính trọng và đối thọai của ÐTC, trong lần viếng thăm năm vừa qua, Xã hội Pháp sẽ có thái độ đón nhận ÐTC nhiều hơn.

Phỏng Vấn Ðức Thượng Phụ Karekin

Phỏng vấn Ðức Thượng Phụ KAREKIN Ðệ Nhất, Giáo Chủ Những Người Công Giáo Armeni.

Trong những năm gần đây, ÐTC Gioan Phaolô II thường mời gọi những nhân vật nổi tiếng soạn những Suy Niệm Ðàng Thánh Giá, để dùng vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh, tại Hí Trường Colosêô ở Roma. Chẳng hạn như ÐTC đã mời Ðức Giáo Chủ Ðại Kết của Constantinopoli, Ðức Bartolomeo I, và nử tu Tin Lành MINKE de VRIES.Và cho năm 1997 nầy, Những Bài Suy Niệm Ðàng Thánh Giá được dùng tối thứ sáu tuần thánh, là do Ðức Giáo Chủ KAREKIN I của những người công giáo Armeni, soạn. Ðức Giáo Chủ Karekin I đã đến thăm Ðức GP II vàotháng 12 năm 96 vừa qua, để nói lên tình hiệp thông và hiệp nhất với người kế vị thánh tông đồ Phêrô. Năm nay, qua những bài Suy Niệm về các Chặng Ðàng Thánh Giá dùng vào thứ sáu tuần thánh, Ngài muốn bày tỏ sự thông hiệp với người kế vị thánh Phêrô, cùng tiến bước theo Chúa Kitô trên con đường thánh giá, và cầu nguyện chung cho toàn thế giới. Trong bài phỏng vấn dành cho Ðài Vatican, Ðức Giáo Chủ Karekin I, đã cho biết điều mang lại hứng khởi cho ngài nhất, khi soạn những suy niệm nầy, theo lời mời của ÐTC Gioan Phaolô II, là việc cầu nguyện chung với nhau. Ngài muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa cùng chung cầu nguyện với nhau. Sự hiệp nhất nầy nằm trong tâm hồn ngài và ở trung tâm của những suy niệm đàng Thánh Giá nầy. Ðối với Ðức Giáo Chủ Karekin I, việc ÐTC GP II mời ngài soạn những suy niệm Ðàng Thánh Thánh Giá là một dấu chỉ cụ thể cho sự dấn thân chung của hai người, trên con đường cộng tác và hiệp nhất với nhau. Ðây là một sự thể hiện cho ý thức về sự hiệp nhất mà chúng ta ôm ấp trong lòng, qua Chúa Giêsu Kitô. Ðặc biệt, ngày hôm nay, trong một thế giới có biết bao mẩu gương sống hết sức trần tục hóa, thì khi người ta có thể nhìn thấy một Vị Giáo Chủ của Giáo Hội Armêni và Một vị Gíao Hoàng cầu nguyện chung với nhau, thì đó là một bài học to lớn cho bất cứ ai còn nhạy cảm với những giá trị thiêng liêng và với chứng tá Kitô trong thế giới ngày nay. Sau đó trả lời cho câu hỏi về thái độ của ngài như thế nào trước những nổi đau khổ của các dân tộc ngày nay, xét vì ngài cũng thuộc về một dân tộc đã chịu biết bao đau khổ, thì Ðức Karekin I đã trả lời như sau: Thật vậy, dân tộc Armeni chúng tôi đã đau khổ rất nhiều. Chúng tôi đã trải qua hai cuộc diệt chủng. Chúng tôi xin cảm tạ Thiên Chúa, Cha Chúng ta trên trời, vì đã thương giúp chúng ta gìn giữ sự trung thành với Ðức Tin, mặc cho những đen tối của lịch sử dân tộc Armeni chúng tôi. Trong những lời cầu nguyện mà tôi đã soạn ra cho Ðàng Thánh Giá, tôi không phải chỉ nói lên ao ước mà thôi. Nhưng tôi đã muốn nói lên nguyện vọng to lớn và mạnh mẽ nhìn thấy những đau khổ của các dân tộc được giãm nhẹ đi. Ai cùng chia sẽ với nhau trong những đau khổ, thì không thể nào không hiệp nhất với nhau trong việc đi tìm công bằng và hòa bình cho tất cả mọi dân tộc khác, không phân biệt. Như vậy, tại đất nước Armeni, tôi quỳ gối trước Thiên Chúa và khẩn xin Ngài chúc lành cho tất cả mọi nhà lảnh đạo và những thủ lảnh của thế giới, ngỏ hầu hòa bình và công bằng không thuộc riêng về một quốc gia nào đó, nhưng thuộc về tất cả mọi quốc gia, thuộc về toàn thể nhân loại.

Ðó là vài tâm tình của Ðức Thượng Phụ Karekin I, người đã được ÐTC GP II mời soạn những suy niệm cho Ðàng Thánh Giá Thứ Sáu tuần thánh năm 97 nầy. Ngài đã không đích thân đến tham dự cuộc Ði Ðàng Thánh Giá tại Hí Trường Colosêô, ở Roma, tối hôm qua thứ sáu, nhưng đã gởi một vị Tổng Giám Mục Ðại Diện Ngài, là Ðức Tổng Giám Mục NERSES BOZABALIAN.

Giáo Huấn của ÐTC cuối những chặng đường Thánh Giá

Những Lời Huấn Ðức của ÐTC vào cuối những chặng đàng thánh giá.

Chúa Kitô đã vâng lời cho đến chết vì chúng ta, và chết trên thập giá"(Phil 2,8).

1. Những lời trên của Thánh Phaolô tông đồ tóm kết sứ điệp mà Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh muốn thông truyền cho chúng ta. Trong ngày thứ sáu tuần thánh nầy, Giáo Hội không cử hành Bí Tích Thánh Thể, dường như để nhấn mạnh rằng trong ngày thực hiện hy lễ đẩm máu của Chúa Giêsu trên thập Giá, thì người ta không thể thực hiện hy lễ đó một cách không đổ máu, trong bí tích. Phụng vụ Thánh Thể được thay thế bằng nghi thức đầy ý nghĩa về việc suy tôn thập giá, mà tôi đã chủ sự tại Ðền Thờ Thánh Phêrô. Những ai đã tham dự nghi thức đó, chắc chắn còn cảm nghiệm trong tâm hồn mình những tâm tình rung động khi nghe những bài đọc phụng vụ nói về cuộc thương khó của Chúa. Làm sao mà không cảm động bởi lời mô tả của Tiên Tri Isaia về con người đau khổ, bị khinh thị, bị con người chối bỏ. Ngài đã mang lấy gánh nặng những khổ đau của chúng ta, đã bị Thiên Chúa hành hạ vì những tội lỗi của chúng ta?(x. Is 53,3tt). Và làm sao ta có thể sống hửng hờ vô tâm trước những lời than và nước mắt của Chúa Kitô, được tác giả thơ Dothái nhắc lại, nơi chương 5 câu 7 ?

Giờ đây, đi lần theo những chặng đàng Thánh Giá, chúng ta đã suy ngấm những giai đoạn của thảm kịch Thương Khó: Chúa Kitô vác lấy thập giá, Chúa ngả quỵ dưới sức nặng của Thập giá, đã hấp hối trên thập giá, và vào phút chót đã cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha: Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha ( Lc 23,46), nói lên sự phó thác hoàn toàn của ngài.

Ngày hôm nay, chúng ta chú ý hướng về Thập Giá. Chúng ta hãy suy niệm Mầu Nhiệm Thập Giá, được thực hiện liên lỉ qua các thế kỉ, trong hy tế của biết bao tín hữu nam nữ, được kết hiệp với cái chết của Chúa Kitô qua việc tử đạo. Chúng ta suy ngắm cơn hấp hối và cái chết của Chúa, được tiếp tục trong thời đại chúng ta nơi sự đau khổ của các cá nhân và các dân tộc bị chiến tranh và bạo lực thử thách. Nơi đâu con người bị xúc phạm và bị giết, thì ở đó chính Chúa Kitô bị xúc phạm và đóng đinh. Mầu nhiệm Ðau khổ, mầu nhiệm của Tình Yêu bị thất bại. Chúng ta hãy thinh lặng suy nghĩ trước mầu nhiệm khôn lường nầy.

Ðây là gổ thánh giá, nơi treo Chúa Kitô, Ðấng cứu độ trần gian. Chúng ta hãy đến thờ lạy.

Thánh Giá chiếu sáng đặc biệt chiều thứ sáu tuần thánh, lúc kết thúc Ðàng Thánh Giá,tại Hí Trường Colossêô nầy, nơi của Thành Roma cổ, được liên kết với cuộc tử đạo của những người Kitô đầu tiên. Và do đó, đây là nơi thích hợp đặc biệt, để hằng năm, chúng ta sống lại cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô. Ðây là gỗ thánh giá. Biết bao anh chị em nam nữ chúng ta trong đức tin đã tham dự vào thập giá của Chúa Kitô trong thời những cuộc bách hại Roma. Bản Văn dành cho chúng a suy niệm trong khi đi đàng Thánh Giá nầy, đã được soạn ra bởi Người anh em đáng kính, Ðức Thượng Phụ Karekin I, Giáo Chủ tối cao của tất cả người Armeni. Tôi xin chân thành cám ơn ngài và nhớ lại lần ngài mới đến thăm tôi, tôi xin gởi lời chào ngài và tất cả những người Kitô Armeni. Tôi gởi lời chào đến Ðức TGM Nerses Bozabalian, đã đến tham dự Ðàng Thánh Giá với chúng ta, đại diện cho Tòa Giáo Chủ Armeni. Nhiều anh chị em nam nữ của giáo hội Armeni và của quốc gia Armeni, đã tham dự vào thập giá của Chúa Kitô bằng việc hy sinh mạng sống của họ. Trong sự hiệp thông với họ và với tất cả những ai trên khắp thế giới, tại mọi đại lục, tại mọi quốc gia trên thế giới, đang tham dự vào thập giá của Chúa Kitô bằng đau khổ phải chịu và bằng cái chết của họ, chúng tôi muốn lặp lại rằng: Ðây là gỡ thánh giá, nơi treo Chúa Kitô, Ðấng cứu độ trần gian. Chúng ta hãy đến thờ lạy ngài.

Khi bóng đêm đã phủ xuống, hình ảnh hùng hồn cho mầu nhiệm bao phủ cuộc đời chúng ta, chúng con kêu lên Chúa, hướng về Thập Giá của ơn cứu rỗi chúng ta, đức tin chúng ta. Lạy Chúa, một nguồn ánh sáng phát từ thập giá Chúa. Trong cái chết của Chúa, cái chết của chúng con bị đáng bại, và chúng con được chúa ban cho niềm hy vọng Phục Sinh. Ðược gắn vào thập giá Chúa, chúng con sống tin tưởng mong chờ ngày trở lại của Chúa, Lạy Chúa Giêsu, Ðấng cứu chuộc chúng con. Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa lại đến. Amen

Nhận Ðịnh về chuyến viếng thăm của ÐTC

Vài nhận định về chuyến viếng thăm của ÐTC GP II tại SARAJEVO.

"Ðức Gioan Phaolo II đến thăm chúng tôi với tư cách là chủ chăn tối cao của Giáo Hội công giáo, để cũng cố Ðức Tin của người công giáo. Nhưng ngài cũng đến như là một nhân vật có uy tín tinh thần quốc tế, để ủng hộ cho việc xây dựng một Quốc Gia BOSNI được kết thành bởi ba chủng tộc khác nhau". Ðó là lời tuyên bố của Linh Mục MATO ZOVKIC, Tổng đại diện của Giáo Phận SARAJEVO, cho hảng tin công giáo bên Hoa Kỳ. Linh mục Mato còn nói thêm như sau:" Sau giai đoạn khủng khiếp sống trong chiến tranh và đau khổ, Ðức GioanPhaolô II đến chỉ cho chúng tôi biết phải làm sao để tìm gặp con đường sống chung với nhau, vừa đồng thời kính trọng những khác biệt của nhau. Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Cha Mato cho biết là Vị Thủ Lảnh của Cộng Ðoàn Nguời SERBI theo Chính Thống Giáo, tại SARAJEVO, là Ðức Tổng Giám Mục NIKOLA MRDZI, cũng sẽ đến gặp ÐTC. Các vị lảnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác, như Hồi giáo và Do thái giáo, cũng đồng ý đến gặp.

Mặc cho những vụ đặt bôm các nhà thờ công giáo mới đây, nhưng các vị lảnh đạo giáo hội công giáo tại Bosnia cũng như tại Vatican, đều đồng ý là sẽ không hoản lại lần nữa chuyến viếng thăm đã được chuẩn bị và rất mong ước từ lâu. Kể từ ngày mùng 1 tháng 3, tất cả các nhà thờ công giáo tại cộng hòa Bosnia, luôn luôn được đặt trong sự canh phòng của lực lượng an ninh cảnh sát, suốt ngày đêm, 24 trên 24. Những dụng cụ đã được nhập cảng và các chuyên viên an ninh đã được mời từ các quốc gia Aâu Châu, và cả từ Hoa Kỳ, để bảo vệ an ninh cho chuyến viếng thăm nầy. Linh Mục Tổng Ðại Diện của Giáo Phận SARAJEVO nhận định rằng: Cho dù những lo lắng về an ninh có thể tồn tại, nhưng chúng tôi tin tưởng chính quyền Bosnia và lực lượng cảnh sát , sẽ làm tất cả những gì có thể, ngỏ hầu chuyến viếng thăm được diển ra trong an ninh, không những cho Ðức Giáo Hoàng mà thôi, nhưng còn cho tất cả mọi tín hữu đến tham dự và tiếp đón ÐTC.

Trước khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1992, cộng đoàn công giáo tại Cộng Hòa Bosnia chiếm 18 phần trăm trên tổng số 4 triệu dân. Và trong bốn năm chiến tranh, 600 nhà thờ công giáo đã bị hư hại, cùng với những tài sản khác của các giáo xứ. Ðiều nầy làm cho con số người công giáo còn ở lại giãm xuống đi rất nhiều. Có người ước lượng con số người công giáo đã từ 600 ngàn, giãm xuống còn khoảng 200 ngàn mà thôi.

Từ phía các tổ chức dân sự, thì phát ngôn viên chính thức của tổ chức đặc trách về an ninh và cộng tác âu châu, hôm ngày 21 tháng 3, đã tuyên bố với hảng tin công giáo bên Hoa Kỳ rằng: Tại Cộng Hòa Bosnia, tình hình thật sự đã yên tỉnh trở lại. Và lời kêu gọi của Ðức Gioan Phaolô II có thể góp phần làm dịu bớt những căng thẳng.. Người phát ngôn của tổ chức nầy còn cho biết thêm rằng: Hiện tại, những tín hữu hồi giáo tại Bosnia sẳn sàng gặp ÐTC, hơn là những tín hữu Serbi theo chính thống giáo.

Bài giảng Vọng Phục Sinh của ÐTC

Vài điểm đáng chú ý trong bài giảng Vọng Phục Sinh của ÐTC GP II.

Lúc 8 giờ tối thứ bảy, giờ Roma, tức là lúc 2 giờ sáng Chúa Nhật Phục Sinh, giờ Việt Nam, ÐTC GP II đã chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh, tại Ðền Thờ Thánh Phêrô. Lễ Vọng Phục Sinh đã được bắt đầu với Nghi Thức đặc biệt, là nghi thức Làm Phép Lửa Mới, được thắp sáng Ngọn Nến Phục Sinh, Tượng Trưng Cho Chúa Kitô Phục Sinh, Aùnh Sáng của Thế gian. Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cỏi chết. Cuộc Vượt Qua của Ngài ban cho nhân loại ơn cứu rỡi, ơn được vượt qua khỏi bóng tối tội lỗi, để bước vào sự sống, và sống đời đời. Vì thế, chủ đề chính của bài giảng của ÐTC trong thánh Lễ Vọng Phục sinh tối hôm qua, là chủ đề: Chúa Kitô Phục Sinh là ánh sáng, là sự sống cho mọi người. ÐTC đã trích lại câu 4, chương 1, phúc âm theo thánh Gioan:"Nơi Ngài có sự sống, và sự sống là ánh sáng soi mọi người". Ðêm vọng Phục sinh là đêm trở thành đêm mạc khải đặc biệt cho sự sống đã trở thành ánh sáng cho con người. Và toàn thể Giáo Hội đều tham dự vào sự mạc khải nầy.

Theo thông lệ, ÐTC đã ban bí tích rửa tội cho những anh chị em tân tòng, trong đêm vọng Phục sinh nầy. Có hai người đến từ Albania và hai người đến từ Zair, là hai vùng đất hiện đang xảy ra những thảm cảnh cho biết bao người, nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Việc chọn những anh chị em đến tứ Albania và Zair, để lảnh nhận bí tích Rửa Tội từ tay ÐTC trong dịp long trọng nầy của đêm Vọng Phục Sinh, nói lên một chủ ý đặc biệt của ÐTC. Vì thế cũng trong chính bài giảng, khi ngỏ lời riêng cho những anh chị em tân tòng, ÐTC đã nói như sau: Xin Chúa thương lắng nghe tiếng kêu cầu của những người nghèo, và xin Chúa hướng dẩn họ trên con đường tiến đến Hòa Bình và tự do. Những anh chị em khác thì đến từ Benin, từ Capo Verde, từ Trung Quốc, từ Taiwan. Tôi xin cầu nguyện cho từng người trong anh chị em, ngỏ hầu anh chị em luôn là những người chứng trung thành cho Phúc âm của Chúa.

ÐTC nói tiếp như sau: Những bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của Lễ Vọng Phục Sinh liên kết lại hai yếu tố lửa và Nước. Lửa trao ban ánh sáng, và Nước trở thành mô chất cho bí tích tái sinh, tức bí tích rửa tội: Nếu ai không sinh ra lại bởi Nước và Thánh Thần, thì không thể nào vào được Nước Chúa. Cuộc vượt qua của dân Do thái ngang qua biển đỏ, nghĩa là sự giải phóng khỏi cảnh nô lệ bên Ai cập, là hình ảnh laon báo trước cho bí tích nhắm giải thoát dân chúng ra khỏi sự nô lệ của tội lỗi. Thánh Phaolô đã trình bày những điều vừa nói trên trong thơ gởi Giáo Ðoàn Roma như sau: Anh em không biết rằng, khi chúng ta được thanh tẩy nhân danh Chúa Giêsu, là chúng ta được thanh tẩy trong cái chết của Chúa hay sao? Nhờ qua bí tích rửa tội, chúng ta cũng được an táng với người trong cái chết, ngỏ hầu, như Chúa Kitô được sống lại từ cỏi chết, nhờ vinh quang của Thiên Chúa Cha, như thế, chúng ta cũng có thể bước đi trong cuộc sống mới." ( Rom 6,3-4). Những lời trên hướng dẩn chúng ta vào trung tâm của sự thật Kitô. Cái chết của Chúa Kitô, cái chết cứu rỗi, là khởi đầu cho cuộc bước vào sự sống, được biểu lộ trong sự phục sinh của Chúa:" Nếu chúng ta chết cùng với Chúa Kitô, thì chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ sống với Chúa, vừa biết rằng Chúa Kitô từ cỏi chết sống lại, Nguời sẽ không còn chết nữa. Sự chết không còn quyền gì trên Ngài nữa. ( Roma 6,8-9).

Lắng nghe Lời Chúa, Gíao Hội cử hành Lễ Vọng Phục Sinh với tâm tình chờ đợi biến cố đã xảy ra cách đây 2000 năm: biến cố Chúa Phục sinh. Những người nữ Giêrusalem đến mồ Chúa và gặp mồ trống. Họ bất ngờ nghe được lời loan báo: Các người đi tìm Chúa Giêsu Nazareth, Ðấng đã chịu đóng đinh. Ngài đã sống lại rồi, không còn ở đây nữa. Hãy nhìn xem nơi đã an táng Ngài. Giờ đây , hãy đi. Hãy nói cho các môn đệ của Ngài và cho Phêrô là Ngài đi trước các ông đến Galilêa. Các ông sẽ gặp ngài nơi đó, như người đã nói trước. ( Mc 16,6-7). Giáo Hội giờ đây tụ họp nhau để lắng nghe lời chứng Chúa đã sống lại, và bày tỏ niềm vui mừng của mình.Và ÐTC lên tiếng kêu gọi mọi thành phần Giáo Hội hãy đón nhận niềm vui của Giáo Hội, vì Chúa đã sống lại thật Alleluia. Ðó là vài tư tưởng chính trong bài giảng của ÐTC trong lễ Vọng Phục Sinh, tối hôm qua, tại Ðền Thờ Thánh Phêrô Ở Roma.


Back to Radio Veritas Asia Home Page