Tin Tức và Thời Sự
trung tuần tháng 3/1997

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Ngày Chống Tinh Thần Chủng Tộc

Thời sự: Ngày chống tinh thần chủng tộc tại Italia.

Uûy Ban Âu Châu đã công bố năm 1997 là Năm Âu Châu chống tinh thần chủng tộc và chống sự kỳ thị chủng tộc. Trong khuôn khổ của Năm Âu Châu nầy, Giáo Hội Công Giáo Italia muốn dành ra một ngày, và là ngày 21 tháng 3 nầy, để cử hành Ngày Chống Tinh Thần Chủng Tộc. Từ năm 1973, Liên Hiệp Quốc đã đề nghị đặt ra một thời gian 10 năm, để chống lại tinh thần chủng tộc và chống lại sự kỳ thị chủng tộc. Hơn hai mươi năm đã qua rồi, nhưng tinh thần chủng tộc và sự kỳ thị chủng tộc vẩn còn gây nhiều xung đột và chết chóc tại Ðại Lục Âu Châu, một đại lục có truyền thống lâu đời về bao dung và tiếp đón. Năm Âu Châu Chống Tinh Thần Chủng tộc và sự kỳ thị chủng tộc do đó đã được đặt ra, để gây ý thức cho mọi người dân Âu Châu về những tệ nạn còn hiện diện trên đại lục Âu Châu của họ: và tệ nạn trầm trọng nhất liên quan đến tinh thần chũng tộc và sự kỳ thị chủng tộc là tinh thần bài do thái đã mang đến cho các cá nhân cũng như cộng đoàn những nguy hiễm hết sức to lớn. Trước thách thức nầy, cộng đoàn Kitô tại Âu Châu sẽ có thái độ như thế nào? Ðức Ông Giovanni Nervo đã đề nghị hai loại đóng góp cụ thể : đòng góp trên bình diện văn hóa và đóng góp trong lảnh vực huấn luyện và giáo dục, qua những chiến dịch gây ý thức trong các tuần báo của các giáo phận, qua những can thiệp cụ thể của hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ, qua việc tôn trọng phẩm vị của những anh chị em di dân tại cộng đoàn giáo xứ. Những cơ cấu địa phương về văn hóa và thể thao tại các giáo xứ, cần mở rộng cửa đón nhận những anh chị em di dân , để giúp họ mau hội nhập. Giáo Hội công giáo đã luôn luôn lên án mạnh mẽ tinh thần chủng tộc và sự kỳ thị chủng tộc, bởi vì nó nghịch lại con người và nghịch lại Phúc Âm Chúa. Trên bình diện cơ cấu tổ chức, Giáo Hội công giáo nói chung và Tòa Thánh nói riêng đã thường lên tiếng chống lại tinh thần chủng tộc. Nếu chỉ nhìn vào thề kỷ 20 sắp chấm dứt nầy, chúng ta có thể nhắc đến những can thiêp quan trọng sau đây của Vị Chủ Chăn Tối cao của Gíao Hội Công Gíao. Năm 1937, có sự can thiện của ÐGH Piô XI, chống lại sự đề cao chủng tộc do Ðức Quốc Xã đưa ra. Ðức Cố GH Phaolô VI đã ba lần lên tiếng, năm 1967, với Thông Ðiệp Phát triển các dân tộc (Populorum Progressio), năm 1969, qua sứ điệp gởi cho các dân tộc Phi Châu, năm 1971, với tông thư Năm thứ 80, kỷ niệm 80 năm công bố thông điệp Tân Sự của Ðức Lêô XIII. Công đồng Vatican II có hai văn kiện quan trọng, một là hiến chế tín lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân ( Lumen Gentium), và một là văn kiện mục vụ về Giáo Hội trong thế giới, có tựa đề làø Vui Mừng và Hy Vọng. Ðức Gioan Phaolô II, thì ngay từ khi lên kế vị tại ngai tòa Roma, đã công bố thông điệp về Chúa Kitô, Ðấng cứu chuộc con người (Redempto Hominis), năm 1979, trong đó ÐTC đã lên tiếng chống lại mọi hình thức bất bao dung và kỳ thị chủng tộc. Ðó là những văn kiện và can thiệp quan trọng mà Ngày chống tinh thần chủng tộc và chống sự kỳ thị chủng tộc,không thể nào bỏ quên được.

Việc Tòa Thánh thiết lập ngoại giao với Lybia

Hoa Kỳ phản đối việc Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Lybia.

Tin Vatican ( CWN,11/3/97): Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tuyên bố một cách thận trọng rằng, Hoa Kỳ không hài lòng với quyết định của Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Lybia, nhưng không phải vì thế mà Hoa Kỳ công kích Ðức Giáo Hoàng. Tuyên bố của bộ ngoại giao Hoa Kỳ ghi rõ như sau: Hoa Kỳ có lập trường rằng Lybia nên bị cô lập, và không ai nên có liên lạc với chính phủ Tripoli. Chúng tôi đã cho Vatican biết là chúng tôi không đồng ý với quyết định của Vatican. Tuy nhiên, vì hiện tại Vatican đã có liên lạc ngoại giao với Lybia, thì những vấn đề thảo luận giữa Vatican và Lybia cần có thêm những vấn đề sau đây: Lybia ủng hộ cho nạn khủng bố, Lybia chống đối diển tiến hòa bình, và vấn đề dẩn độ về Anh Quốc hay Hoa Kỳ những kẻ có trách nhiệm trong vụ đặt bôm làm nổ tung máy bay trên bầu trời Lockerbie trước đây.

ÐTC gặp gỡ các bạn trẻ Roma

ÐTC gặp gỡ các bạn trẻ Roma.

Tin Roma ( SIR,12/3/97): Vào lúc 5 giờ chiều, giờ Roma, ngày thứ năm 20 tháng 3 nầy, ÐTC Gioan Phaolô II sẽ gặp gỡ các bạn trẻ Roma, tại Ðại Thính Ðường Phaolô Ðệ Lục, nơi nội thành Vatican, để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XII, sẽ được cử hành tại Thủ Ðô Paris, vào tháng 8 tới đây. Trong buổi gặp gỡ vào thứ năm tuần tới nầy, ÐTC sẽ trao cho mỗi bạn trẻ một quyển Phúc Âm theo thánh Marcô. Hiện nay, tại Roma, đang có chiến dịch trao cho mọi gia đình tại đây, một quyển Phúc âm theo thánh Marco. Ðây là chiến dịch rất ý nghĩa cho công cuộc canh tân đức tin, chuẩn bị Ðại Năm Thánh 2000, xét vì phúc âm theo thánh Marcô đã được viết ra cho cộng đoàn tín hữu Roma, thời giáo hội khai sinh. Cũng trong buổi gặp gỡ vào thứ năm tới đây, ngoài việc các bạn trẻ cùng đọc và suy niệm vài đoạn phúc âm theo thánh Marcô, thì các bạn rẻ còn trình diển cho ÐTC những bài ca, điệu múa, và những chứng từ của các bạn trẻ về Chúa Giêsu Kitô.

Ngày ăn chay và cầu nguyện

Ngày ăn chay và cầu nguyện cho các nhà Truyền Giáo.

Tin Roma ( SIR, 12/3/97): Vào ngày thứ hai, 24 tháng 3 nầy, Các bạn trẻ thuộc phong trào Giới Trẻ Truyền Giáo, thành viên của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, tại Italia, sẽ cử hành Ngày Ăn Chay và Cầu Nguyện cho các nhà truyền giáo bị giết chết vì Ðức Tin. Ngày Ăn Chay và Cầu nguyện cho các Nhà Truyền giáo chịu tử đạo, đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992, theo lời kêu gọi của thông điệp về Truyền Giáo ( Redemptoris Missio) của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Và được tổ chức mỗi năm vào ngày 24 tháng 3, là ngày Ðức Tổng Giám Mục Oscar ROMERO của San Salvador, bị ám sát chết, ngày 24 tháng năm 1980, đang lúc cử hành thánh lễ. Ngày Ăn Chay và Cầu nguyện cho các nhà truyền giáo bị giết chết vì Ðức Tin, năm nay, là lần tổ chức thứ năm, và hướng về chủ đề là: Những kẻ chịu đóng đinh, thể theo lời tâm sự của Thánh Phaolô Tông đồ cho các tín hữu Galata rằng: "Tôi đã chịu đóng đinh cùng với Chúa Kitô, và không còn là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi". Trong năm 1996 vừa qua, đã có 46 nhà truyền giáo trên thế giới bị giết chết. Và năm 1995 trước đó, thì đã có tổng cộng 32 nhà truyền giáo bị giết chết.

Mười Ðiều Răn cho người lái xe

Thời Sự: Về Mười Ðiều Răn dành cho người lái xe theo tinh thần Kitô.

Bạn hãy bắt đầu cuộc hành trình với lời cầu nguyện, và Bạn hãy kết thúc chuyến đi với lời cầu nguyện. Ðó là "điều răn thứ nhất và thứ mười" trong số 10 điều răn dành cho những người lái xe, do Hiệp Hội Quốc Tế về Sự An Toàn Trên các Ngả Ðường, có trụ sở tại Luân Ðôn, Anh Quốc, phổ biến mới đây. Hiệp hội nầy đã được thành lập cách đây 60 năm, và hiện có những thành viên tại các nước như Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Tân Tây Lan và một số quốc gia bên Phi Châu, Trinité-Tobago, Bahamas, với tổng số thành viên là 16,000. Hiệp Hội quốc tế của những người lái xe nầy, nhằm phổ biến những ấn phẩm nói về những dịch vụ lo cho sự an toàn trên các ngả đường. Hiệp Hội cũng nhằm đưa ra những lời khuyên thiết thực, nhằm giúp cho các thành viên, tức những người lái xe, biết cách sống đức tin của mình khi lái xe. Sau đây là 10 "điều răn" cho những người lái xe theo tinh thần Ðức Kitô:

1. Hãy bắt đầu cuộc hành trình với lời cầu nguyện.
2. Nếu bạn đi trễ, thì sẽ đến trễ.
3. Rượu không phải để cho người lái xe dùng.
4. Nếu người lái xe kia nhường cho bạn nhập vào đường xe, thì bạn hãy ra dấu cám ơn người đó.
5. Nếu bạn lỡ cản trở lưu thông của xe khác, thì hãy ra dấu xin lỗi.
6. Bạn hãy nhường đường cho những tài xế vội vả, lấn lấy đường xe, để họ vượt qua bạn.
7. Bạn hãy lái xe làm sao, để khi gặp một xe cảnh sát bất ngờ xuất hiện, thì bạn vẩn bình tỉnh.
8. Bạn hãy nhường khoảng cách đầy đủ cho những xe taxi và những xe có kéo theo xe phụ.
9. Bạn đừng bao giờ gia tăng tốc độ, mà ngược lại, hãy giãm tốc độ khi cần, khi người lái xe kia muốn lấn vào đường xe của bạn.
10. Bạn hãy kết thúc cuộc lái xe với lời cầu nguyện.

Ðó là những điều luật giúp những người lái xe giữ an toàn cho chính mình và cho kẻ khác. Nguyên tắc chung và căn bản nhất là biết nhường nhịn, và có thái độ lễ phép cả khi lái xe. Ngoài bản 10 điều răn trên, thì còn có những bản văn giúp cho người lái xe cầu nguyện trước và sau khi lái xe. Những bản văn giúp cầu nguyện nầy nhắc cho những người lái xe về những nguy hiễm, có hại cho sự an toàn trên đường, mà họ cần phải loại bỏ ra khỏi thái độ sống khi lái xe. Ðó là những nguy hiểm sau đây: lối lái xe muốn thống trị vượt hơn kẻ khác, sự ham thích tốc độ nhanh, sự nô lệ cho thời giờ, và việc uống rượu. Nếu ra đi trễ, thì phải chấp nhận đến trễ. Do đó, đừng hấp tấp vội vàng. Ðừng lấn đường xe của kẻ khác. Cần sống đức tin, cả trong việc lái xe. Ðó là điều mà Hiệp Hội Quốc Tế những người lái xe nhắm đến, khi cho công bố 10 điều răn cho người lái xe theo tinh thần Ðức Kitô.

Giới Trẻ và Tôn Giáo

Cuộc thăm dò của Ðại Học Salesianum (của dòng Don Bosco) ở Roma về Giới Trẻ và Tôn Giáo.

Tin Roma ( SIR 12/3/97): "Ða số khá cao các bạn trẻ Italia tuyên bố tin vào Thiên Chúa". Ðó là một trong những kết quả của cuộc điều tra về kinh nghiệm tôn giáo nơi các bạn trẻ Italia, do Học Viện Thần Học Mục Vụ của Ðại Học Giáo Hoàng Salesianum, Roma, thực hiện. Cuộc điều tra do giáo sư Mario Pollo hướng dẩn, và lắng nghe những chứng từ tôn giáo của 120 bạn trẻ, trong hạng tuổi từ 15 đến 26. Ði sâu vào chi tiết, kết quả của cuộc điều tra còn cho biết thêm rằng, đối với đa số các bạn trẻ, thì việc tin vào Thiên Chúa còn nằm trong lảnh vực riêng tư, và không đưa các bạn trẻ đó đến những hình thức thực hành tôn giáo chung với kẻ khác. Ðiều nầy cho ta thấy là tinh thần tôn giáo nơi các bạn trẻ Italia được xây dựng trên nhận định chủ quan về những gì họ trải qua trong cuộc sống.Vì thế, qua cuộc điều tra trên, người ta có thể hiểu rằng chương trình mục vụ cho giới trẻ tại Italia, không nên dựa trên yếu tố tin hay không tin Thiên Chúa mà thôi, nhưng còn cần được đề ra, dựa trên cách thức các bạn trẻ suy nghĩ và sống mối tương quan của họ với Thiên Chúa.

Ngọn Ðuốc cho Âu Châu Thống Nhất

Chiến dịch "Ngọn Ðuốc cho Âu Châu Thống Nhất" năm nay sẽ được bắt đầu tại thủ đô LISBOA, vào thứ bảy 15/3 nầy.

Tin LISBOA ( RG 10/3/97): Mỗi năm, để kỷ niệm ngày qua đời của Thánh Biển Ðức, quan thầy của Âu Châu, thì ban Tổ Chức Lễ Mừng Thánh Biển Ðức, sẽ thắp lên Ngọn Ðuốc, tại thủ đô của một quốc gia Âu Châu, rồi từ đó tổ chức hành hương, mang ngọn đưốc nầy đến thành phố NORCIA, nơi thánh Biển Ðức sinh ra. Theo truyền thống, thì thánh Biển Ðức qua đời vào ngày 21 tháng 3 năm 547, mặc dù lễ mừng ngài trong lịch phụng vụ của giáo hội công giáo, là ngày 11 tháng 7 hằng năm. Vào thứ bảy 15 tháng 3 nầy, Ban Tổ Chức Mửng Lễ Thánh Biển Ðức, sẽ thắp ngọn đuốc tại nhà thờ Chính Tòa ở thủ đô LISBOA của Bồ Ðào Nha, rồi từ đó hành hương mang ngọn đuốc nầy tiến về Norcia, Italia, cho kịp ngày 21 tháng 3. Năm 1996 vừa qua, ÐTC Gioan Phaolô II đã gọi cuộc hành hương nầy là "cuộc hành hương của Ánh Sáng". Năm nay, 1997, Ban Tổ Chức đã chọn bắt đầu cuộc hành hương tại Thủ Ðô Lisboa, để kêu gọi chú ý đến nền dân chủ tại Bồ Ðào Nha. Những thủ đô tại Âu Châu đã được chọn trong thời gian qua, để bắt đầu cuộc hành hương của Ánh Sáng nầy, là Berlin, Luân Ðôn, Bruxelles, Varsava. Và năm nay, đến phiên LISBOA. Khi rảo qua các thành phố và thủ đô của các quốc gia Âu Châu như vậy, Ban Tổ Chức Chiến Dịch muốn làm nổi bật cho mọi người nhìn thấy những gốc rễ Kitô chung của các quốc gia kết thành đại lục Âu Châu.

Ban Cố Vấn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Thời Sự :Vài nét về Ủy Ban Cố Vấn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về vấn đề Tự Do Tôn Giáo trên thế giới (CNS,7/3/97).

Ủy Ban Cố Vấn về Tự Do Tôn Giáo đã được bàn đến từ tháng 12 năm 96 vừa qua; nhưng mãi đến giữa tháng 2 năm 97 nầy, bộ ngoại giao Hoa Kỳ mới thành lập một Ủy Ban, gồm có 20 thành viên, đượcïn từ những vị lảnh đạo tôn giáo và những đại diện giới trí thức, để cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn gíao trên thế giới. Nhiệm kỳ của các thành viên rong Ủy Ban là hai năm. Ủy Ban đã bắt đầu làm việc, với cuộc họp đầu tiên vào trung tuần tháng 2 vừa qua, tại thủ đô Washington. Và hôm ngày 13 tháng 2 vừa qua, Ủy Ban Cố Vấn đã cho phổ biến một thông cáo chung, mà chúng ta có thể trích lại vài đoạn chính như sau:" Ủy Ban kết án sự bách hại tôn gíao và sự bất bao dung, vì xác tín rằng hai điều vừa nói tấn công vào vai trò đích thực của tôn giáo, như là nguồn mạch của phẩm vị con người, và là nguồn mạch của sự sống. Ðành rằng Ủy Ban nhìn nhận là chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ phản ánh sự dung hòa giữa nhiều lợi ích khác nhau và đôi khi cạnh tranh với nhau, nhưng Ủy ban mạnh mẽ khuyến khích chính phủ Hoa Kỳ hãy bảo đảm rằng việc ủng hộ cho sự tự do tôn giáo trên khắp thế giới, phải là yếu tố luôn có mặt trong diển tiến soạn ra chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Uûy Ban Cố Vấn về tự do tôn giáo kêu gọi chính phủ hãy có thái độ dứt khoát, nhưng thận trọng đủ, để chống lại những xúc phạm không thể dung thứ được nữa, đối với tự do tôn giáo trên thế giới, và hãy có hành động tương xứng để cỗ võ ý thức của dân chúng về vấn đề nầy.

Ðại diện cho Giáo Hội công giáo Hoa Kỳ trong Uûy Ban Cố Vấn nầy là hai Ðức Cha Theodore McCarrick, giám mục giáo phận NEWARK, và Ðức Cha RICARDO RAMIREZ, giám mục giáo phận LAS CRUCES. Trong cuộc phỏng vấn liền sau khóa họp đầu tiên, Ðức Cha McCarrick, đã cho biết là Ủy Ban Cố Vấn nói trên được chia ra làm hai tiểu ban, một tiểu ban chuyên thu thập dữ kiện về những vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới, và một tiểu ban nghiên cứu về việc cộng tác giữa các tôn giáo, để chống lại sự bách hại tôn giáo. Ðức Cha McCarrick là chủ tịch của tiểu ban thứ nhất, là tiểu ban lo thu thập những dữ kiện về việc bách hại tôn gíao trên thế giới. Trên bình diện cơ cấu tổ chức, thì Ủy Ban Cố Vấn tường trình trực tiếp cho Tổng Thống Clinton và Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ ALBRIGHT. Nơi làm việc của Ủy Ban Cố Vấn là Văn Phòng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng. Ðức Cha McCarrick nhấn mạnh rằng các thành viên của Ủy Ban Cố Vấn hiểu rằng : Trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, đều có chổ dành cho việc bảo vệ nhân quyền, vừa đồng thời thõa mãn những nhu cầu kinh doanh và thương mại. Tuy nhiên, những quyền lợi tôn giáo của con người không nên bị hy sinh, để nhường chổ cho những toan tính kinh tế. Và mục tiêu không thể nhượng bộ được của Ủy Ban Cố Vấn, phải là bênh vực cho bất cứ ai phải chịu khổ vì lý do tôn giáo, bất luận họ sống theo niềm tin tôn giáo nào. Ðức Cha nói như sau: Tất cả các thành viên chúng tôi đều xác tín rằng nơi đâu có một người không được tự do tin vào Thiên Chúa như họ muốn, thì ở đó Ủy ban chúng tôi phải can thiệp vào để sửa chữa lại tình trạng nầy.

Bản Dịch Mới Sách Các Bài Ðọc

Thời sự :Vài chi tiết về Bản Dịch mới của Sách Các Bài Ðọc trong thánh lễ tại Hoa Kỳ ( CWN 13/3/97):

Bản dịch mới của sách Các Bài Ðọc Trong Thánh Lễ cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, sẽ được trình lên cho Các Giám Mục Hoa Kỳ tại Washington, trong tuần tới nầy. Ðây là công khó sửa chửa của Ủy Ban Chung, gồm các Giám Mục Hoa Kỳ và Những Ðại Diện của Hai Bộ tại Vatican, là Bộ Giáo Lý Ðức Tin và Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Trước khi đi đến sự đồng ý chung và cuối cùng của bản dịch nầy, Ủy Ban Chung nói trên đã đồng ý với nhau về nguyên tắc phải tuân theo, khi xử dụng ngôn ngữ bao gồm. Ngôn ngữ bao gồm ( inclusive language) là ngôn ngữ nhằm xử dụng những từ ngữ bao gồm chung cả hai phái nam và nữ, không phân biệt kỳ thị gì cả. Ðây là vấn đề đã làm phát sinh những bất đồng ý kiến giữa các giám mục Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican. Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh là ngôn ngữ bao gồm phải được dùng, để đáp lại nhu cầu mục vụ khắp nơi, mặc dù cuộc điều tra mới đây, do tờ báo có tựa đề là Phúc Trình Thế Giới Công Giáo (Catholic World Report) thực hiện, thì đa số những người công gíao hoặc chống lại việc xử dụng ngôn ngữ bao gồm nầy, hoặc có thái độ lảnh đạm không quan tâm. Trong khi đó, thì lập trường của Tòa Thánh là bất cứ thay đổi nào trong bản dịch đều phải duy trì ý nghĩa nguyên thủy của Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội. Cuối cùng, hai bên đã đồng ý những nguyên tắc căn bản chung cho việc xử dụng ngôn ngữ bao gồm nầy, và kết quả là bản dịch mới, vừa được sửa chữa lại xong, mà hai bên trong Ủy Ban Phối Kiểm Chung, đã đồng ý. Bản dịch mới nầy sẽ được trình lên HÐGM Hoa Kỳ vào tuần tới nầy, do bởi Ðức TGM Jerome Hanus, TGP DUBUQUE, IOWA, vị đứng đầu Ủy Ban Phụng vụ của HÐGM HK . Ngoài ra, đại diện cho các Giám Mục Hoa Kỳ trong Ủy Ban chung, còn có ÐTGM WILLIAM LEVADA, của TGP San Francisco và Ðức TGM Justin Rigali, TGM Saint Louis. Từ phía Vatican, có ÐHY Ratzinger, Bộ trưởng bộ Giáo Lý Ðức Tin, ÐTGM Arturo Medina Estevez, tân Bộ trưởng bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và ÐTGM Francis Stafford, cựu TGM Denver, và nay là Chủ Tịch HÐ Tòa Thánh về giáo dân.

Bảo Vệ An Ninh cho ÐTC

Vấn đề bảo vệ an ninh cho ÐTC trong chuyến viếng thăm sắp tới tại Bosnie.

Tin Roma ( TS,13/3/97): Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa, là ÐTC GP II sẽ đến thăm SARAJEVO. Giới báo chí hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ an ninh trong chuyến viếng thăm nầy. Linh Mục FRANCO TOPIC, giám đốc Văn Phòng Thông Tin của Giáo Phận SARAJEVO, có trụ sở tại Ðại Chủng Viện ở thủ đô BOSNIE, đã nói với phái viên của hảng thông tấn Pháp rằng: Không thể có an ninh tuyệt đối tại Sarajevo. Ngay cả tại một quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, người ta vẩn không thể cản trở được vụ ám sát tổng thống John Kennedy. Ðây cũng là ý kiến chung của những vị đặc trách chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ÐTC tại Sarajevo. Tại thành phố nầy, với 350 ngàn dân, hiện còn thiếu các cơ cấu hạ tầng và phương tiện thích hợp, nhất là thiếu các nhân viên an ninh cảnh sát. Ông Stêphan POCNJIA, chỉ huy phó lực lượng cảnh sát tại Sarajevo nói rằng: Hiện thời chỉ có 1,400 cảnh sát viên được huấn luyện đầy đủ, để giữ an ninh cho cuộc viếng thăm của ÐTC. Tuy nhiên, phần lớn không có những dụng cụ thích hợp, đặc biệt là xe cộ và vũ khí. Tuy nhiên, trong những ngày tới đây, chính phủ BOSNI sẽ thiết lập chương trình cộng tác với lực lượng quân đội của khối NATO đang đồn trú tại SARAJEVO, và với cảnh sát của Liên Hiệp Quốc tại đây. Và hiện nay, cảnh sát đang kiểm soát lại những khu nhà mà người ta nghĩ là có thể có những kẻ tình nghi và bất lương trú ẩn. Vấn đề khó khăn nhất là làm sao bảo vệ an ninh cho 45 ngàn người tham dự thánh lễ với ÐTC, tại sân vận động ở SARAJEVO.

Chuẩn Bị Năm Thánh 2000

Những sáng kiến chuẩn bị Năm Thánh 2000

Tin Roma (VIS 14/3/97): Trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 nầy, Ủy Ban Trung Ương Tổ Chức Năm Thánh 2000, đã họp phiên khoáng đại trong nội thành Vatican, để thảo luận về những công việc chuẩn bị cho Năm Thánh 2000. Trong một thông cáo được phổ biến hôm thứ năm vừa qua, 13/3, người ta có thể ghi nhận những sáng kiến sau đây của các Ban chuyên môn.

Ban Ðại Kết đang soạn bản thảo thứ nhất về "Chúa Thánh Thần và Công cuộc Ðại Kết", bàn về chủ đề của Năm chuẩn bị 1998 sắp đến, là Năm được dành cho Chúa Thánh Thần.

Ban Thần Học và Lịch Sử đã soạn xong tập tài liệu về Chúa Thánh Thần, cò tựa đề là: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến và canh tân trái đất, để trình bày giáo lý về Chúa Thánh Thần, trong cách thức giống như tập sách đã được soạn và xuất bản cho năm nay 1997, có tựa đề là: Chúa Kitô Ngôi Lời Của Thiên Chúa Cha .Tập sách nầy hiện rất được phổ biến khắp nơi trong các giáo hội địa phương, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Mục Tìm Ðến Chúa Kitô, vào ngày thứ sáu, của chương rình tiếng Việt, Ðài chân lý Á Châu, hiện đang phổ biến tập sách nầy.

Ban Mục Vụ và Truyền Giáo, thì đang soạn một tài liệu khác nữa về Chúa Thánh Thần, với tựa đề là: Chúa Thánh Thần là Chúa và là Ðấng ban sự sống.

Ban Truyền Thông Xã Hội thì đang soạn một tập tài liệu định nghĩa hay giải thích về những từ chuyên môn liên quan đến đề tài Năm Thánh, chẳng hạn như giải thích về năm Thánh, như là thời gian để canh tân cá nhân và xã hội. Tập tài liệu nầy cũng giải thích về quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với việc Tha Nợ cho các nước nghèo, là vấn đề đang nằm ở trung tâm của nhiều sáng kiến và tiếp xúc trên bình diện các tổ chức quốc tế.

Ban Kỷ Thuật thì đang lập dự án điều hợp những sinh họat của Năm Thánh 2000 và chương trình đón tiếp khách hành hương tại Roma. Ðó là những sáng kiến của các Ban Ngành chuyên môn, trong Ủy ban Trung Ương Năm Thánh 2000, để cuộc cử hành mang lại lợi ích đích thực cho sự canh tân thiêng liêng con người và xã hội. Người ta không thể dẹp bỏ hoàn toàn khía cạnh nhân loại, những di chuyển, những hành hương, những chương trình truyền thanh truyền hình, những hội họp, vân vân.. Những khía cạnh nhân loại nầy không phải là điều chính yếu. Chúng chỉ nhắm giúp cho mọi thành phần giáo hội canh tân và hưởng được ơn cứu rỗi Chúa đã thực hiện.

Khóa Học Ðặc Biệt về Bí Tích Hòa Giải

ÐTC GioanPhaolô II tiếp các linh mục và chủng sinh tham dự khóa học đặc biệt về Bí Tích Hòa Giải.

Tin Vatican ( RG 17/3/97) : Sáng thứ hai hôm qua, 17/3, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp các Linh Mục và Chủng Sinh tham dự khóa học đặc biệt, do Tòa Án Tông Tòa, tổ chức, về bí tích Hòa Giải. ÐTC đã nhận định rằng, ngày nay ý thức về sự xấu càng ngày càng bị lu mờ đi, và do đó càng khó giải thoát con người khỏi sự dữ. Nhiều người Kitô hữu đang bị lạc mất định hướng luân lý. Tuy nhiên, hoàn cảnh tiêu cực nầy không nên làm cho các linh mục ngả lòng, nhưng đúng hơn, chúng khuyến khích tình bác ái mục vụ của linh mục, tạo ra những sáng kiến mới. Khóa Học đặc biệt về Bí Tích Hòa Giải do Tòa Án Tông Tòa tổ chức, cùng với cuốn "Thủ Bản cho các cha giải tội" vừa mới được Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Gia Ðình xuất bản, đó là hai phương thế tốt , để mang lại sức sống mới cho ngành mục vụ về bí tích hòa giải, một nền mục vụ được linh động bởi sự cảm thông đối với kẻ lầm lạc và muốn trở về. Và cũng sáng hôm qua, thứ hai 17/3, ÐTC đã tiếp ÐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách Văn Hóa. Sau đó, ÐHY đã đến Ðại Học Grêgôriana của các cha dòng tên, để đọc bài diển văn tại trong Khóa Hội Thảo Quốc Tế , về đề tài: Việc đầu thai lại và sứ điệp Ðức Kitô. Và hôm nay, thứ ba, 18/3, ÐHY đến đọc diển văn cho nhân viên và sinh viên của Ðại Học Công Giáo Thánh Tâm, trong khuôn khổ của tuần lễ thần học do chính đại học tổ chức về đề tài: Tiến về Năm 2000, cùng với Chúa Kitô, niềm hy vọng của muôn người.

Duyệt lại Tài Liệu Ðại Cương

Văn Phòng Tổng Thư Ký của Thượng Hội Ðồng Giám Mục duyệt lại bản thảo của Tài Liệu Ðại Cương-Lineamenta- của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới.

Tin Vatican ( RG, 17/3/97) : Trong khóa họp tại Roma trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 nầy, dưới sự chủ tọa của ÐHY JAN SCHOTTE, BAN TỔNG THƯ KÝ của Thượng Hội Ðồng Gíam Mục Thế Giới, đã duyệt lại bản thảo của Tài Liệu Ðại Cương – Lineamenta—cho khóa họp thông thường lần thứ X của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới, về chủ đề : Giám Mục, tác viên của Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô, để mang Hy Vọng cho thế giới. Thành Viên của Ban Tổng Thư Ký gồm có những vị Hồng Y sau đây: ÐHY Dodfried DANNEELS, ÐHY JOASCHIM MEISNER, ÐHY PAULOS TZADUA, ÐHY EDUARDO MARTINEZ SOMALO, ÐHY MICHEL SABBAH, và Năm vị Tổng Giám Mục đến từ Năm Quốc Gia : Brazile, Balan, Honduras, Nigeria và Pakistan. Sau lần duyệt nầy,Tài Liệu Ðại Cương sẽ được gởi đi khắp nơi, để åtham khảo ý kiến. Và hạn chót để gởi những câu trả lời hay góp ý về Văn Phòng Tổng Thư Ký ở Roma, là ngày 1 tháng 6 năm 1998.

Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu

Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu có thể sẽ được phong làm thánh tiến sĩ của Giáo Hội.

Tin Hoa Kỳ (CWN, March 17/97): Sáng thứ hai vừa qua, 17/3, Hảng Tin "Thế Giới Công Giáo" đã trích thuật nguồn tin từ Vatican cho rằng: Thánh Nữ Têrêsa Giêsu Hài Ðồng sắp được ÐTC Gioan Phaolô II phong tước hiệu "Tiến Sĩ Giáo Hội", trong năm 1997 nầy, là Năm Mừng Kỷ Niệm 100 năm ngày qua đời của Thánh Nữ. Nguồn tin dự đoán ngày giờ để ÐTC công bố quyết định của ngày phong tước hiệu, sẽ là Dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ được cử hành tại thủ Ðô Paris vào thánh 8 tới đây.

Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu vào tu dòng kín lúc 15 tuổi, và qua đời 9 năm sau đó. Vào dịp lễ phong thánh cho thánh nữ năm 1925, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã gọi thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là vị thánh cao cả nhất của thời đại. Thánh Têrêsa được tôn kính như là Thánh Quan Thầy của các xứ truyền giáo, cùng với thánh Phanxicô Xaviê.

Nếu được phong tước nữ thánh Tiến Sĩ của Giáo Hội, thì thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là vị thánh tiến sĩ Giáo Hội, thứ 23, và là thánh nữ tiến sĩ thứ ba, sau hai thánh nữ Tiến Sĩ Giáo Hội Têrêsa Avila, và thánh Catarina thành Siêna. Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu được nhiều người biết đến qua cuốn tự thuật "Chuyện Một Linh Hồn", và con đường tu đức yêu thương và tin tưởng vào tình thương Chúa, được gọi là "Con Ðường Nhỏ".

Ðón Chào Ðức Thánh Cha

DHY VINKO PULJIC, TGM SARAJEVO, kêu gọi mọi kẻ tin đến chào đón ÐTC.

Tin Từ SARAJEVO (AFP,16/3/97): Chiều Chúa Nhật vừa qua, 16/3, ÐHY VINKO PULJIC, TGM SARAJEVO, đã lên tiếng kêu gọi tất cả những người có niềm tin tôn giáo, bất luận họ thuộc về sắc dân nào, Croat, Serbi, hay Bosni, hãy tụ về SARAJEVO, để chào đón ÐTC Gioan Phaolô II, khi ngài đến thăm tại đây, trong hai ngày 12 và 13 tháng tư tới nầy.

ÐHY TGM SARAJEVO đã gởi lời kêu gọi qua một chương trình truyền hình được phát hôm chiều Chúa Nhật vừa qua, như sau:"Tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí, những người Croat công giáo, những người Bosni hồi giáo, những nguời Serbi chính thống giáo, và tất cả mọi sắc dân thiểu số khác sinh sống trong cộng hòa Bosnie Erzegovine, hãy đến chào đón Ðức Gioan Phaolô II. Như thế, tất cả chúng ta có thể làm chứng trước toàn thế giới rằng chúng ta thật sự yêu mến đất nước nầy, và rằng chúng ta tất cả đều mong muốn sống trong hoà bình tại đây.

ÐTC Gioan Phaolô II đã có chương trình viếng thăm SARAJEVO vào tháng 9 năm 1994. Nhưng vì tình hình an ninh lúc đó, chuyến viếng thăm dự trù đã bị hủy bỏ. Hiện nay, mặc dù có vài dấu hiệu tiêu cực, chẳng hạn như việc đặt bôm vài nhà thờ công giáo mới đây tại Bosnie và nhất là tại SARAJEVO, nhưng chuyến viếng thăm, cho tới giờ nầy, vẩn được quyết định thực hiện như đã công bố.


Back to Radio Veritas Asia Home Page