Tóm tắt về lịch sử truyền giáo

của Giáo Hội Công Giáo tại Á Châu

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Một Lượng Ðịnh tóm tắt về lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo tại Á Châu.

Ðức Tin và Tác Ðộng của Ðức Tin.

 

Ơn Ðức Tin

Từ thời các Tông Ðồ cho tới nay, niềm tin vào Ðức Giêsu Kitô là hồng ân nhờ các nhà truyền giáo và được ban tặng cho tất cả mọi người tại Á Châu. Thuật ngữ "truyền giáo" không những bao hàm các nhà truyền giáo ngoài Á Châu, nhưng gồm tất cả các nhà truyền giáo bản xứ, giáo sĩ và giáo dân, giáo sĩ triều hoặc tu dòng, và những cộng đồng Kitô hữu làm chứng cho Ðức Giêsu Kitô và đem Tin Mừng cho những người lân cận trong lục địa Châu Á hoặc các vùng đất xa xôi. Mẫu gương bác ái Kitô giáo, tinh thần dâng hiến, phục vụ và hy sinh của họ gieo hạt giống đức tin trong lòng biết bao là người dân châu Á. Hàng ngàn Kitô hữu hy sinh mạng sống trong thời bắt đạo tại các quốc gia Á Châu, đặc biệt là ở Việt Nam, Nhật, Trung Hoa và Triều Tiên, là bằng chứng của đức tin đã đâm rễ sâu vào lòng dân tộc Á Châu. Do đó, Giáo Hội tại À Châu vui mừng và tỏ lòng biết ơn các vị truyền giáo đang đem đức tin vào khắp mọi nơi của Á Châu. Giáo Hội tại Á Châu cũng vui mừng vì rất đông các nhà truyền giáo Á Châu đang phục vụ ngoài quê hương, đất nước của họ.

Ngày nay, tại hầu hết các nước Châu Á đều có sự hiện diện của Kitô giáo; ở một vài quốc gia có con số đáng kể, một vài nơi khác chỉ là thiểu số. Nói chung, các Giáo Hội địa phương của Châu Á được thiết lập và có các giáo sĩ và tu sĩ địa phương để thực hiện trách nhiệm truyền giáo và mục vụ. Nhờ vào các nhà truyền giáo, các cộng đồng địa phương đã được thiết lập; Họ được nuôi dưỡng bằng chương trình giáo lý thường xuyên và phát triển những thể chế Giáo Hội, đời sống bí tích và việc tôn sùng để nâng đỡ đời sống Kitô hữu của họ. Hiện nay, các cộng đồng này đã trở thành những Giáo Hội tự lập bằng nhiều cách, mặc dù chưa hoàn toàn.

Men giữa Xã Hội

Nhờ sự hiện diện của Giáo Hội địa phương trong một quốc gia được chỉ định, Tin Mừng được loan báo trở thành men trong xã hội Á Châu, ngay cả khi không luôn luôn được chấp nhận như vậy. Tin Mừng có sức mạnh biến đổi các xã hội Á Châu. Tin Mừng thách đố các hệ thống và tệ nạn xã hội trong xã hội Á Châu và hoạt động như một tác nhân của sự phán xét chung cuộc. Do đó một số phong trào cải cách ở một vài quốc gia Á Châu đã ra đời.

Mặc dầu Giáo Hội không tham gia hoàn toàn vào các phong trào dành độc lập, một cách gián tiếp, Giáo Hội đã gợi hứng cho những phong trào đó. Trong nhiều trường hợp, những phong trào dành độc lập được manh nha do các nhà trí thức trong các cơ sở Kitô Giáo trong và ngoài Á Châu. Một số nhân vật nổi tiếng ở cấp bậc cao nhất của quốc gia, quá khứ và hiện tại, được huấn luyện trong các cơ sở truyền giáo.

Sứ mạng Kitô hữu nói chung là tác nhân của tiến bộ văn hoá. Thực ra, nhiều nhà truyền giáo là những người nam, nữ lỗi lạc như các nhà ngôn ngữ học, học giả, sử gia, thi sĩ và khoa học gia. Nhiều ngôn ngữ Á Châu được đưa vào chữ viết và các sách cơ bản như văn phạm, tự điển, v.v... do các nhà truyền giáo lập nên. Ngoài những đóng góp đáng kể cho việc ra đời các ngôn ngữ Á Châu, cổ điển cũng như tân thời, các nhà truyền giáo cũng phiên dịch nhiều tài liệu Kitô Giáo cổ ra ngôn ngữ Á Châu, do đó làm phong phú các ngôn ngữ. Nhờ đó, các nhà truyền giáo cũng nhận được sự kính trọng và lòng biết ơn của nhiều người ngoài Kitô giáo. Các ngài cũng tham gia vào việc xuất bản tạp chí phổ thông, kiến thức khoa học, tuần bào, nhật báo, và sách nghiên cứu. Trong một vài trường hợp, các nhà truyền giáo hoạt động như là khí cụ và máng chuyển đưa ngành khoa học tân tiến vào một số quốc gia ở Á Châu. Một số nhà hoạt động khác biệt hơn như là nhà khảo cổ, nhà xã hội học, nhà lịch sử về các sắc dân bộ tộc, bản xứ, thiểu số và thành phần bị gạt ra bên lề của xã hội. Một vài nơi của Châu Á, các nhà truyền giáo chịu trách nhiệm về việc thành lập các thư viện ở cấp độ phổ thông và nghiên cứu.

Bằng một cách thức tương tự, trình độ học vấn và giáo dục cao thường đi đôi với việc truyền bá Tin Mừng, đặc biệt tại Á Châu, nơi mà nhiều quốc gia nền giáo dục chỉ giới hạn trong tầng lớp cao của xã hội. Giáo Hội đảm nhận các chương trình để giúp loại bỏ nạn thất học ở Á Châu và nâng cao trình độ học vấn của dân chúng, cung cấp những cơ hội giáo dục ở bậc tiểu học cũng như trung học. Nhiều nơi tại Á Châu, trẻ gái và thiếu nữ trước kia bị loại trừ ra khỏi lãnh vực này, nay đang theo đuổi học tập. Theo hướng đó, trong một vài trường hợp, Giáo Hội là dụng cụ trong việc đưa vào và khuyến khích nền giáo dục kỹ thuật, chuyên nghiệp, năng khiếu và kỹ nghệ. Giáo Hội cũng đưa ra những thái độ và giá trị mới cho viêc lao động chân tay và nhân phẩm cố hữu của nó.

 

Phục Vụ Con Người

Việc truyền giáo của Giáo Hội đi tới đâu, thỉ sự coi sóc và phục vụ đời sống con người theo tới đó. Các nhà truyền giáo, nhất là các nữ tu và ý tá Kitô giáo, đã nổi bật qua chứng tá Tin Mừng của họ cho sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu. Vì thế, lục địa Á Châu có thể tự hào về hàng trăm bệnh viện và hàng ngàn trạm xá do Giáo Hội điều hành, được thiết lập chính yếu ở giữa tầng lớp nghèo. Hoạt động như thế đưa đến việc xoá bỏ nạn suy dinh dưỡng, chữa được nhiều thứ bệnh và cung cấp việc chăm sóc trẻ em tốt hơn, thuốc ngừa bệnh và khám bệnh v.v...

Các nhà truyền giáo và Kitô hữu nói chung có mặt trong các ca mổ cấp cứu và công tác ổn định trong thời điểm có thiên tai như động đất, lũ lụt và hạn hán. Thời kỳ có nạn đói họ rất quảng đại cung cấp nhân sự và phương tiện. Trong một số tình huống, các nhà truyền giáo Kitô giáo đã và đang đi tiền phong trong sự phát triển kỹ nghệ nông thôn, hoạch định cộng việc, hợp tác xã, ngân hàng nông thôn, v.v... Do việc thiết lập hợp tác xã và ngân hàng nông thôn họ giúp đỡ cho những người gặp vấn đề kinh tế cá nhân, với nhiều gia đình được lợi từ những dự án tự giúp.

 

Cải Cách Xã Hội

Phúc Âm chứa đựng những hạt giống nhân phẩm, tự do và nhân quyền. Do đó, Giáo Hội có thể chứng tỏ mình là người bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền trên lục địa Châu Á. Bằng cách này, sự hiện diện của việc truyền giáo của Kitô giáo dẫn đến những cuộc cải trong một vài phạm vi của đời sống xã hội. Trong nhiều trường hợp, các nhà truyền giáo và các tín hữu của họ đã đẩy mạnh phát biểu và ứng dụng luật lệ liên quan đến cải cách nhà tù, giờ lao động, sức khỏe và an toàn của công nhân trong các hầm mỏ và kỹ nghệ nguy hiểm cho sức khoẻ. Che chở phụ nữ và trẻ em trong một số kỹ nghệ v.v... Sự nâng đỡ được dành cho những người bị gạt ngoài lề, bộ tộc, ngư phủ, tị nạn và tầng lớp lao động được công nhận phổ biến trên khắp lục địa Châu Á.

Qua việc giới thiệu nền giáo dục của thiếu nữ, Giáo Hội tại Á Châu đã tạo ra một sức bật mới cho việc giải phóng phụ nữ nói chung và trong nhiều nơi đặc biệt. Chính nền giáo dục đã khiến cho phụ nữ có chỗ đứng bình đẳng trong xã hội. Với việc các nữ tu bước vào sân khấu truyền giáo Á Châu, quá trình phong trào xã hội giải phóng phụ nữ dành được một bước tiến mới. Trong khi đối diện với một số phong tục tôn giáo và xã hội, Tin Mừng Kitô giáo dẫn tới luật lệ chống lại những thực hành đẳng cấp: những tuyên bố cho phép vào đền thờ tới những nơi gọi là không được phép đụng chạm, can ngăn việc thực hành tự sát tế của các bà goá.

Truyền giáo Kitô giáo tại Á châu đem đến một sự gia tăng về ơn gọi trong giới phụ nữ. Ðến lượt họ trở thành khí cụ của những thay đổi xã hội qua công việc của họ như giáo sư, và các nghề giáo dục khác, phục vụ y tế như giáo sư, y tá, dấn thân cho việc phục vụ con người, người đau ốm và những người tàn tật.

 

Những Khía Cạnh Quyết Ðịnh

Nơi mà một vài Giáo Hội tại Á Châu có nguồn gốc từ thời các Tông Ðồ, việc rao giảng Tin Mừng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nỗ lực truyển giáo của Giáo Hội ban đầu về phía Trung Á và Trung Hoa do Giáo Hội Syria thực hiện, có kết quả thành công. Thực ra, trong 8 thế kỷ đầu của Giáo Hội, Tin Mừng đã đi đến tận cùng của Á Châu, tới Trung Hoa đến tận Bắc Kinh. Những nỗ lực truyền giáo Phương Tây của các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô vào thế kỷ 13, dưới sự hướng dẫn của Giovanni da Montecorvino ở Trung Hoa lại ít được thành công hơn. Tuy nhiên, hầu hết các Giáo Hội địa phương có nền móng do kết quả của những nỗ lực truyền giáo của Giáo Hội Syria và các giáo sĩ dòng Phan-xi-cô đã bị phá huỷ do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như những cuộc xâm chiếm của Hồi Giáo, những khó khăn khi tiếp cận với những truyền thống tôn giáo cổ truyền, đánh giá không đủ những hệ thống triết lý, tôn giáo và văn hoá Á Châu, v.v...

Hầu hết các Giáo Hội địa phương ngày nay tại Á Châu là kết quả của những nỗ lực truyền giáo phát xuất từ Tây Phương từ thế kỷ 16. Lợi dụng phong trào thuộc địa Châu Âu, Giáo Hội sai các nhà truyền giáo để rao giảng sứ điệp Tin Mừng. Trong quá trình hoạt động, các nhà truyền giáo này đã gặp những hệ thống triết lý cổ truyền đã được khai triển rất cao, những tổ chức xã hội và truyền thống tôn giáo, như Ấn Giáo, Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo mà qua hàng thế kỷ đã khai triển những lời giảng dạy về tôn giáo và triết học sâu sắc liên quan đến Ðấng Tuyệt Ðối, vũ trụ và con người, ra sức làm sáng tỏ điều kiện thực tại của con người, định mệnh chung cuộc và con đường đạt đến định mệnh đó. Những lời dạy bảo này được trợ giúp bởi sách kinh đánh động sâu xa, phụng tự, kinh nguyện, phương pháp chiêm niệm, thực hành nhân đức qua từng giai đoạn của cuộc lữ hành con nguời, và việc thờ phượng cũng thuộc về một hệ thống được khai triển cao siêu.

Cuộc sống của dân tộc Á Châu ngày nay, trong phạm vi cá nhân, gia đình và xã hội, được thấm nhuần sâu xa những tình cảm và thực hành tôn giáo. Việc thực hành đạo đức phổ thông, nơi hành hương, trung tâm cầu nguyện và đối thoại, thần thoại và truyện kể đưa tôn giáo triết lý đến tầm mức đông đảo. Vì thế, mỗi khía cạnh của cuộc sống xã hội được in dấu với một tình cảm sâu xa của tôn giáo. Ngược lại, Không có cơ cấu phẩm trật nào có tính thuyết phục để quyết định và hướng dẫn niềm tin tôn giáo.

Các tôn giáo Á Châu đề nghị một giải đáp cho sự tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, giá trị của con người, và một lời giải thích, diễn giải về vũ trụ, hiện trạng thực của những trái ngược tôn giáo và luân lý, tình trạng suy sụp của con người, tự xa lánh, và sự dữ. Các tôn giáo cũng đưa ra những phương tiện giải phóng cụ thể khỏi những gay go hiện hữu của sự dữ, đau khổ, sự chết, và giúp đưa ra những đường lối tu đức để giác ngộ. Hơn nữa, các tôn giáo gắn bó với sự cao quý của truyền thống đạo đức, những giải thích và phương cách giải phóng - cứu độ của mình.

Ðây là bối cảnh trong đó truyền giáo của Kitô Giáo hiện nay đang tiếp diễn. Vì thế, truyền giáo mới cần phải có để không những chú tâm đến nội dung của sứ điệp Tin Mừng, mà còn cả những ai mà nó nhắm đến. Ðây là sự tin tưởng của các nhà đại truyền giáo như Phan-xi-cô Xaviê và Valignano ở Nhật Bản, Ricci ở Trung Hoa, De Nobili và Beschi ở Ấn Ðộ. Những lý do khả thể tại sao các nhà truyền giáo của Giáo Hội tại Á Châu lại nhận được ít thành công trong quá khứ được kể đến sự thiếu hiếu biết đúng đắn về các tôn giáo Á Châu, các giá trị và sức mạnh cố hữu của nó, những đạo lý có lâu hàng thế kỷ, nội lực giác ngộ cũng như một sự dè dặt chấp nhận các phương pháp thích hợp với não trạng Á Châu. Hiện trạng này được tô màu bởi các phản ứng đối với sự đe doạ cảm nhận được của việc Tây hoá, dựa trên kinh nghiệm chế độ thuộc địa trong quá khứ.

 

Trích: www.ewtn.com

Sơ Terêsa Trần Kim, MTG Ðàlạt chuyển ngữ

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page