ÐTC tiếp chung
các giám mục thuộc HÐGM Thái Bình Dương
đến Roma tham dự Khóa họp
THÐGM về Châu Ðại Dương và "Ad Limina"

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC tiếp chung các giám mục thuộc Hội Ðồng Giám Mục Thái Bình Dương đến Roma tham dự Khóa họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Châu Ðại Dương và "Ad Limina".

Vatican - 05.12.98 - Sáng thứ Bẩy, mùng 5/12/98, trong Ðền Vatican, ÐTC tiếp chung các giám mục thuộc Hội Ðồng Giám Mục Thái Bình Dương đến Roma tham dự Khóa Họp đặc biệt của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Châu Ðại Dương (Conférence épiscopale du Pacific: C.E.PAC.), gồm tất cả 18 vị chủ chăn), do Ðức Cha Michel-Marie-Bernard Calvet, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục hướng dẫn; đồng thời cũng để thực hiện chuyến viếng thăm Tòa Thánh (Ad Limina), theo Giáo Luật ấn định cứ 5 năm một lần.

Trong diễn văn đọc cho các Giám Mục, ÐTC mở đầu bằng lời Tiên Tri Isaia, (24, 15-26): "Tại các đảo của đại dương, chúng ta nghe những bài ca ngợi thánh danh Chúa". Rồi ngài nói đến những khoảng cách ngàn trùng, nay được thu hẹp lại nhờ vào những phương tiện truyền thông xã hội tối tân: "Có những thời gian trong đó các đại dương giữ xã hội của các Ðức Cha sống trong thế cô lập; ngày nay các đại dương này trở nên những "trục giao thông", từ nơi đây các nền văn hóa đã đến và hòa đồng với nền văn hóa của các Ðức Cha". Việc hội nhập các nền văn hóa này dĩ nhiên có những hậu quả tích cực, nhưng không thiếu những hậu quả tiêu cực, như những chia rẽ, những mất mát về căn cước, những cám dỗ sống theo kiểu "mạnh ai nấy được". ÐTC giải thích: "Cần phải làm cho nghe thấy tiếng nói của các giám mục, ủng hộ tinh thần cộng tác và tình liên đới: đây là tinh thần duy nhất có thể bảo đảm thịnh vượng của người dân của các Ðức Cha".

ÐTC nói tiếp: Giải đáp cho các nhu cầu của hoàn cảnh hiện nay là việc tái rao giảng Tin Mừng và giải đáp này đòi rằng Tin Mừng phải được rao giảng bằng một cách hoàn toàn mới mẻ: một sự hăng say mới, những phương thế mới và kiểu nói mới. ÐTC giải thích: Ðiều này không có nghĩa là kế hoạch của các nhà truyền giáo đầu tiên là sai lầm, nhưng tình hình hiện nay đòi những thách đố khác, trong đó cũng sẽ cần đến chính trí tưởng tượng và chính sự can đảm của các nhà truyền giáo trong các thế kỷ trước đây. Hơn nữa, các Ðức Cha là những chứng nhân của công việc anh hùng của các nhà truyền giáo này về gieo vãi hạt giống đức tin trong tâm hồn của dân tộc của các Ðức Cha và hy sinh của các ngài không được phép quên đi, trong lúc chúng ta sắp bước vào Ðại Toàn Xá của năm 2000, lịch sử của các Vị Tử đạo như Thánh Peter Chanel và Chân Phước Diego de San Vitores, phải được đọc lại và thuật lại với niềm vui và biết ơn sâu xa".

Giữa những khác biệt lớn lao về chủng tộc, mầu da, văn hóa, tiếng nói, đặc tính hóa các dân tộc tại các đảo của Thái Bình Dương, ÐTC nhắc lại rằng: giám mục phải là "người đầu tiên của sự hiệp thông và vì thế phải phải tìm có một mối quan hệ tốt lành về cộng tác với các linh mục và người giáo dân: đây không phải là việc dễ dàng, vì hai lý do: Thứ nhất là vì việc quản trị hằng ngày của các giáo phận và các giáo xứ không cho phép luôn luôn có thì giờ và nghị lực, đòi hỏi bởi việc xây dựng việc hiệp thông. Thứ hai là vì trong một số nền văn hóa, các tập quán truyền thống và những cách cai trị có khuynh hướng làm cho vị giám mục là một hình ảnh xa cách, thay vì là người cha luôn luôn ước muốn và có khả năng lắng nghe các linh mục và người dân của mình. Công nhận con số đông đảo của các ơn kêu gọi trong các đảo của Thái Bình Dương, ÐTC nói đến việc huấn luyện các linh mục: việc huấn luyện này phải hoàn toàn nhằm đến việc phục vụ và phải có mục đích làm tràn đầy các chủng sinh bằng "chính lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng đã có nơi các nhà truyền giáo đầu tiên". Rồi trung tâm của việc huấn luyện là con đường tu đức Thánh Giá và con đường hiến thân hoàn toàn: đây là điểm cốt yếu, bởi vì "từ bỏ hẳn chính mình là con đường duy nhất có thể, dể sống thỏa mãn chức linh mục của mình. Nếu không có như vậy - ÐTC nhấn mạnh - đời sống linh mục có thể trở nên cay đắng và bất mãn, như vậy mở đường cho những cách ăn ở phá hoại.

Trong phần cuối bài diễn văn, ÐTC nói về vai trò của người giáo dân, trong những năm vừa qua họ đã lãnh nhận trách nhiệm trong nội bộ của cộng đồng giáo hội. Nhưng cần phải lưu ý, không được coi họ như là những người thay thế linh mục; trái lại bổn phận của họ phải coi là bổn phận bổ túc. Hai ơn kêu gọi khác biệt nhau, không tách lìa nhau. Việc rao giảng Tin Mừng của Thái Bình Dương tùy thuộc phần lớn do các người giáo dân biết thi hành bổn phận của mình: bổn phận về chứng tá trong các môi trường riêng (gia đình, nơi làm việc, chính trị, văn hóa, đời sống chuyên nghiệp và đời sống trí thức...). Chính vì thế, các tín hữu Kitô hãy có một "ý nghĩa không thể xâm phạm được về giá trị tối cao của sự sống con người, về phẩm giá không thể chuyển nhượng được của con người và của sự quan trọng duy nhất của gia đình, như tế bào nền tảng của xã hội: từ bỏ những điểm tham khảo luân lý này là nguyên nhân chính của một việc tục hóa phá hoại.

Kết thúc bài diễn văn, ÐTC nhắc lại từ nguyên (étymologie) của Oceania: là nước, nước này đã xác định lịch sử và nền văn hóa của các Ðức Cha và dân tộc của các Ðức Cha. Nhưng còn một thứ nước khác nữa: nước của Phép Rửa Tội, nước này nói lên căn cước của các Ðức Cha và của dân tộc của các Ðức Cha cách còn sâu xa hơn nhiều".


Back to Radio Veritas Asia Home Page