Sinh Tử Trong Nho Giáo

Gs. Trần Văn Ðoàn

Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


5. Tạm Kết: Suy tư về mạt thế luận

 

Qua những phân tích về cái chết và sự sống trong tư tưởng cũa Khổng Tử, chúng tôi đi đến một giả thuyết về một nền mạt thế luận như sau:

Thứ nhất, nếu hiểu mạt thế theo ngôn ngữ của thần học Tây phương (67), thì Nho học chưa có một nền mạt thế luận. Bởi vì tuy nho gia không gạt bỏ một thế giới về sau, nhưng không dễ chấp nhận một thế giới hoàn toàn ngoại tại. Thiên, Ðế, thần, thánh.không phải là những thực thể ngoại tại, song nội tại. Thiên, Ðế, thần đều siêu việt; song siêu việt này mang tính viễn việt như thường thấy trong thế giới đạo đức, hay trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Do đó quan niệm trường sinh không mang nghĩa một cuộc sống vĩnh cửu trong Lạc Viên, song một tiến trình bất tận của sáng tạo, phát sinh sinh mệnh mới. Hiểu như vậy, tính chất bi đát của sự chết không phải do tự cái chết, song do tính chất tuyệt mệnh, tức không còn sinh nữa.

Thứ hai, nếu mạt thế luận hiểu theo nguyên nghĩa của ????????? mà một trong những ý nghĩa của nó là niềm hy vọng vào một thế giới viên mãn mai sau, thì chúng ta có thể nói, Nho giáo cũng có một nền mạt thế luận. Thế giới mà nho gia mong đợi là một thế giới của thánh nhân, của người quân tử. Thánh nhân không có nghĩa của "thánh" (sanctus) trong Thần học, tức một người được diễm phúc gần (về) với Thượng Ðế; hay được nâng lên gần Người, nhờ vào những bí tích (sanctificatus, beatificatus). Thánh nhân trong Nho giáo nói lên một bậc thành nhân; một người đạt đến cái thiện; một người có đủ khả năng nối kết trời với đất (68). Thánh, theo ngữ cấu, cũng nói lên một con người thấu lý, cái lý của trời, cái lý của đất, cái lý của người. Thánh nhân biết nghe điều phải nghe, nói điều phải nói; đó là nghe và nói lên cái đạo lý của trời, đất và con người. Thánh nhân là con người "đứng giữa", theo đúng nghĩa của Trung Dung: "không nghiêng, không lệch, không phiên" (69). Ðó chính là con người đứng giữa trời và đất vậy.

 

Chú Thích:

(67) Về mạt thế luận, xin tham khảo các luân văn của các giáo sư trong khóa này, như bài của các giáo sư Phan Ðình Cho, Vũ Kim Chính, Nguyễn Thái Hợp. Chúng tôi cũng nhắc sơ qua về quan niệm mạt thế trong bài "Mạt Thế Luận trong Ca Dao Tục Ngữ".

(68) Ðại Học, chương 1.

(69) Trung Dung, chương 1.

 

Trần Văn Ðoàn

Tân Trúc, Ðài Loan 1999

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page