Dự Án:
Bộ Ðại Từ Ðiển
Thần Học Việt Nam

Giáo Sư John B. Trần Văn Ðoàn
Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan

1. Nguyên Do

Mặc dù Giáo Hội Việt Nam đã chính thức tự lập vào năm 1960, và mặc dù những người theo học thần học tương đối nhiều, song cho đến năm 1975, các thần học gia Việt vẫn chưa có một tác phẩm nào mang tính chất thần học Việt. Những cố gắng của các giáo sư tại Việt Nam vào đầu thập niên 1970 nhằm hội nhập hóa Kitô Giáo vào trong lòng dân tộc bị gián đoạn vì biến cố 1975. Sau năm 1975, các hoạt động nghiên cứu, suy tư thần học hoàn toàn bị ngưng đọng. Ða số các vị giáo sư thần học vì thiếu những tài liệu cập nhật ngoại ngữ, hoặc vì hoàn cảnh, không thể tiếp cận những kiến thức mới. Nhất là họ không đủ điều kiện để phát triển thần học Việt. Sự thiếu sót tài liệu và điều kiện nghiên cứu sẽ ảnh hưởng tới nền giáo dục Công Giáo cách chung, và tới sự phát triển Giáo Hội cách riêng. Ðồng thời, với sự kiểm soát của chế độ, các Ðại Chủng Viện, dòng tu bị kiểm soát ngặt nghẽ. Tương lai của Giáo Hội không có lạc quan nhiều.

Mặc dù thế, con số hàng ngàn người tiếp tục học thần học, và con số giáo dân gia tăng đòi buộc Giáo Hội phải phát động phong trào nghiên cứu thần học Việt, cung cấp (trước tác hay chuyển dịch, hoặc biên soạn) những tài liệu căn bản thần học, cũng như những kiến thức tương quan.

Ngược lại với tình hình trong nước, hàng giáo sỹ Việt cũng như trí thức Việt tại hải ngoại khá đông đảo và đầy đủ điều kiện để đào sâu và phát triển thần học Việt. Ðiểm quan trọng là làm thế nào để kết hợp các nhà tư tưởng Công Giáo để nghiên cứu, và biên soạn những tài liệu căn bản, cập nhật giúp Giáo Hội tại quê nhà.

Nhận định như thế, một nhóm giáo sư, học giả, gồm tu sỹ và giáo dân, tự động cộng tác nghiên cứu và biên soạn một Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam (BÐTÐTHVN). Ðây là một công trình rất khó khăn, song cũng là nền tảng khởi đầu cho những nghiên cứu trong tương lai.

2. Mục Ðích

Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam nhắm:

3. Khởi Xướng

Sau cuộc hội thảo về Thần Học Việt Nam tại Orsonnens, 1-2 tháng 8, 1996, do đề nghị của Giáo Sư Trần Văn Ðoàn, một bản dự thảo về Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam đã được đưa ra thảo luận. Những vị sau đây đã đồng ý tham dự khởi xướng bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam:

4. Chủ Trương

Sau gần một năm trời, vì lý do sức khỏe, và công việc, đa số những vị tham gia khởi xướng đã không thể tiếp tục công việc thúc đẩy phát triển dự án Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam. Vào đầu tháng 9 năm 1997, hai giáo sư Nguyễn Văn Cho và Trần Văn Ðoàn đã gặp nhau tại Hoa Thịnh Ðốn, và quyết định xúc tiến công việc. Hai Giáo Sư Ðinh Ðức Ðạo và Vũ Kim Chính đã ngỏ lời nhiệt liệt cộng tác. Sau đó một Ủy Ban Chủ Trương Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam được thành lập, để nối tiếp công việc. Thành viên bao gồm:

5. Phân Công

5.1. Ban Ðiều Hành:

- Ban Ðiều Hành gồm các Giáo Sư:

- Ủy Ban Ðiều Hành có nhiệm vụ:

- Ban Ðiều Hành được hai vị phụ tá trợ giúp. Hai vị phụ tá hiện nay gồm:

5.2. Các Ủy Ban Chuyên Môn:

Mỗi Bộ Môn có một Ủy Ban gồm 2 tới 4 học giả, có thẩm quyền:

Danh sách các Học Giả được đề nghị như sau:

5.3. Ban Thư Ký:

- Danh sách Ban Thư Ký được đề nghị như sau: Linh Mục Trương Văn Phúc và các Giáo Sỹ Việt Nam tại Ðài Loan.

- Công việc của Ban Thư Ký:

Ban Tài Chánh:

- Sẽ thiết lập và mời gọi các nhân sỹ sau. Hiện chúng tôi đã mời Tiến Sỹ Bùi Ðức Hạnh Nghi (Ðức), Luật Sư Phạm Văn Phổ (Mỹ), Linh Mục Bùi Quang Thúy (Mỹ), Mục Sư Nguyễn Văn Ðức (Mỹ), song chưa được trả lời.

- Mục đích: Kinh tài, Ðiều hành tài chánh.

6. Tiến Trình và Nguyên Tắc làm việc chung:

(1) Mỗi Ủy Ban chuyên môn tự thành lập.

(2) Các Ủy Ban đưa ra bảng danh từ, cũng như các tiết mục, chương mục phải viết.

(3) Xác định tầm quan trọng của mỗi tiết mục theo thứ tự: (Thí dụ đề nghị)

(4) Ðại diện các Ủy Ban tham dự công việc: Sửa, tu bổ, hiệu đính các danh từ và tiến hành tập Tự Vị Thần Học. Tập này sẽ làm tiêu chuẩn về ngữ học để các học giả và chuyên gia dựa theo đó viết bài.
(Thí dụ: Các đại diện của Ủy Ban quyết định dùng danh từ như Kitô Học hay Kitô Luận để dịch chữ Christology...)

(5) Ủy Ban mời các chuyên gia đóng góp vào tập 1,2,3...

(6) Ủy Ban sửa chữa, thay đổi, từ chối hay quyết định chấp nhận các bài vở.

(7) Ủy Ban gửi các bài cho Ban Thư Ký để cho vào chương trình máy vi tính (Computer).

(8) Ban Thư Ký sẽ gửi bản thảo tới Ủy Ban để duyệt xét (Proof-reading) trước khi in.

(9) Ủy Ban Ðiều Hành họp, để quyết định xuất bản.

7. Thời Khóa Biểu

- 1998-1999: Cuộc họp của Ban Ðiều Hành lần thứ nhất: Thảo luận Dự Án, Tu Bổ Tập Tự Vị Thần Học (Dictionary). (Dự định tại Boston, tháng 8, 1998).
- 1999-2000: Tập 1 của Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam (Cuộc họp thứ 2, duyệt xét nội dung tập 1).
- 2000-2001: Tập 2 (Cuộc họp thứ 3, duyệt xét nội dung Tập 2)
- 2001-2002: Tập 3 (Cuộc họp thứ 4, duyệt xét nội dung Tập 3)
- 2002-2003: Tập 4 (Cuộc họp thứ 5, duyệt xét nội dung Tập 4)
- 2003-2004: Tập 5 (Cuộc họp thứ 6, duyệt xét nội dung Tập 5)
- 2005-2006: Tập 6 và Mục Lục (Cuộc họp 7, duyệt xét nội dung Tập 6).

8. Tài Chánh

Hiện nay chưa có một ngân khoản nào, cũng chưa có ai trợ cấp. Chúng tôi hy vọng, với sự hậu thuẫn của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi sẽ đệ đơn xin các Hội Ðồng Giám Mục của các nước như Ðức, Áo, Ý, Nhật và Mỹ... cứu xét và trợ cấp dự án này.

Những số tiền quyên góp được sẽ do Ban tài Chánh phụ trách kinh tài và phân phối tới các Ủy Ban. Ðồng thời, sẽ có một luật sư giám sát tất cả ngân khoản thu nhập cũng như chi tiêu, và báo cáo tới các Hội Ðồng Giám Mục cũng như Ban Ðiều Hành.

Dự trù ngân khoản cần thiết cho Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam

1. Ban Thư Ký

2. Xuất Bản:

3. Những dụng cụ cần thiết:

4. Trợ cấp giao thông, hội nghị

Tổng cộng chi phí

Tổng cộng chi phí của Bộ Ðại Từ Ðiển Thần Học Việt Nam:

Chú thích: Tất cả các Học Giả, Ban Ðiều Hành, Ban Chuyên Môn, và Ban Tài Chánh làm việc và viết bài miễn phí.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page