Triết Lý Việt Trong Văn Hóa Ẩm Thực

Gs. Trần Văn Ðoàn

Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


4. Kết Luận

 

Ðã có khá nhiều người từng viết về văn hóa ẩm thực của người Việt, và chúng ta có thể nhận ra những điều hay, thú vị. Những bài viết của Trần Ngọc Thêm là một thí dụ. Cũng có khá nhiều người viết về tật xấu, nhất là tục lệ "tham miếng xôi, miếng oản." Từ những lối nhìn khác nhau, mỗi tác gỉa đều có một cơ sở. Tôi nghĩ, không ai chối cãi sự kiện là, người Việt không chỉ ca tụng miếng ăn, họ cũng công nhận miếng ăn là miếng nhục.

Từ bất cứ môt lối nhìn nào, chúng ta có lẽ đều đồng ý nguyên lý "có thực mới vực được đạo," "dĩ thực vi tiên," và "Trời đánh còn tránh miếng ăn." Nguyên lý này nói lên điểm tối quan trọng, đó là ăn uống không chỉ nói lên tác động, hành vi, cách thế, luật lệ ăn uống mà thôi, mà nhất là gắn liền ăn uống với cuộc sống. Tôi coi nguyên lý này như là nguyên lý mẹ (mẫu), hay nguyên lý cái. Chính từ nguyên lý này, người Việt chúng ta đi tới nguyên lý cha (phụ), cũng là một nguyên lý cái. Họ thăng hoa cuộc sống bằng chính quá trình thăng hoa nghệ thuật ăn, kỹ thuật nấu nướng, vân vân. Ðó chính là nguyên lý thứ hai: làm thế nào khiến cuộc sống tươi đẹp, hoàn thiện hơn. Từ hai nguyên lý cái chính yếu trên, ta thấy có những nguyên lý con như là nguyên lý hòa hợp (với Trời, đất và người), cộng đồng (xã hội, gia đình), tình cảm (thẩm mỹ), và tổng hợp. Hướng dẫn bởi những những nguyên lý mẹ và con, người Việt nấu nướng, tổ chức ăn uống, đặt quy luật ăn uống. Lối tổ chức, nấu nướng và quy luật ăn uống gần như tương hành với quy luật, cách sống của người Việt. Từ đây ta thấy những đặc tính ăn uống cũng tương tự như những đặc tính của nền văn hóa Việt: tình cảm gia đình, xã hội, liên kết, trung dung.

Nói tóm lại, ta có thể nói cái đạo lý sống có thể nhận ra được trong đạo lý ăn uống, và ngược lại, đạo lý ăn uống cũng thấy được trong chính cuộc sống của người Việt.

 

Tài Liệu Tham Khảo:

Như trong các bài viết khác về Việt Triết, người viết cố ý không liệt kê thư tịch do các học gỉa ngoại quốc biên soạn. Không phải vì các tác phẩm của họ không có gía trị, hay không ảnh hưởng tới bài viết này. Ngược lại, trong qúa trình học tập, chúng tôi đã học từ nhiều người, nhiều nơi và nhiều văn hóa khác nhau. Những nghiên cứu của Lévi-Strauss (Le Cru et le cuit), của Clifford Geertz (The Interpretation of Culture) và nhiều nhà khảo cổ, nhân chủng học có nhiều điểm đáng chú ý. Bạn đọc có thể thấy trong nhiều chú thích của bài viết. Riêng về Nhật Bản và Trung Hoa, có khá nhiều tác phẩm bàn về triết lý ăn uống của họ, trong đó có nhiều điểm tương đồng với lối ăn Việt. Việc trích các thư mục học gỉa Việt biên soạn là do sự tự trọng, và lòng tôn trọng cũng như cổ súy họ.

- Ðào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Tái bản. Sài Gòn: Nxb Bốn Phương, 1951.

- Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam. Tái bản. TphHồ Chí Minh: Nxb Ðồng Tháp. 1998.

- Vũ Bằng, Miếng Ngon Hà Nội. Nam Chi Tùng Thư, 1966.

- Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục (Ðông Dương Tạp Chí, 1914-1915). Tái bản: Phong Tục Việt Nam. Sài Gòn 1957 (?).

- Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu), Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph HCM: Nxb Trẻ, 2004.

- Vũ Ngọc Khánh, Hành Trình vào Thế Giới Folklore Việt Nam, Hà Nội: Nxb Thanh Niên, 2003.

- Thạch Lam, Hà Nội Ba Sáu Phố Phường. Sài Gòn: Phượng Giang, 1959.

- Hồng Kim Linh, Người Nhật Dưới Mắt Người Việt. Tokyo-Paris, 1995.

- Hồng Kim Linh, Người Việt. California: Hồng Lĩnh, 1997.

- Phan Ngọc, Một Cách Tiếp Cận Văn Hóa. Hà Nội: nxb Thanh Niên, 2000.

- Vương Hồng Sển, Thú Ăn Chơi. Sài Gòn, 1967 (?)

- Trần Ngọc Thêm, Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Tph HCM: Nxb Ðại Học Tổng Hợp, 1995.

- Trần Ngọc Thêm, Tìm Về Bản sắc Văn Hóa Việt Nam. Bản thứ ba. Tph HCM: Nxb Tph HCH, 2003.

- Trần Quốc Vượng, Tiếp Cận Văn Hóa Việt Nam - Tìm Tòi và Suy Gẫm. Hà Nội: Nxb Văn Hóa Dân Tộc, 2000.

Ngoài ra các bài viết tuyển chọn trong:

- Xuân Huy, Văn Hóa Ẩm Thực và Các Món Ăn Việt Nam. Sau đây: Xuân Huy.

- Ðào Duy Anh, "Phong Tục Ăn Uống của Người Việt." Trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Nxb Bốn Phương, 1961. Xuân Huy, ctr. 13-15.

- Phan Kế Bính, "Cách Ẩm Thực của Người Việt." Trong Việt Nam Phong Tục. Xuân Huy, ctr. 16-18.

- Trương Chính, "Ðặc Ðiểm Ăn Uống của Người Việt." Trong Sổ Tay Văn Hóa Việt Nam. Nxb Văn Hóa, 1978. Xuân Huy, ctr. 26-29.

- Trần Văn Khê, "Bàn Về Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt." Trong Tạp chí Du Lịch Tph HCM, số 88 (10.1998). Xuân Huy, ctr. 19-25.

- Ðặng Nghiêm Vạn, "Sự Tinh Tế trong Chế Biến Món Ăn của Người Việt." Trong Tạp Chí Văn Hoá Nghệ Thuật Ăn Uống, số 4 (2. 1998). Xuân Huy, ctr. 45-49.

- Lưu Văn, "Quan Niệm về Miếng Ăn qua Ca Dao Tục Ngữ." Trong Tạp chí Tiến Thủ, số 15 (Xuân Nhâm Dần, 1963). Xuân Huy, ctr. 58-73.

 

Gs. Trần Văn Ðoàn

Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page