Giáo Hội Tại Á Châu:

Thách Thức Ðối Với Kitô Giáo Á Châu

Gs. Phan Ðình Cho, Ðại Học Georgetown, Washington, USA

Nguyễn Văn Nội chuyển dịch từ tiếng Anh và giới thiệu

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


3. Nếu Các Giáo Hội Á Châu

Không Khám Phá Ra Căn Tính Riêng Của Mình

Thì Các Giáo Hội Ấy Sẽ Không Có Tương Lai

 

Những lời tiên tri trên của Ðại hội Á châu về các thừa tác vụ trong Giáo hội họp vào tháng 3 năm 1977 tại Hồng Kông đã là sự thật vào thời điểm đó (14) và còn là sự thật hơn nữa vào giai đoạn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Á châu này. Từ ngày đó, Liên Hội đồng Giám mục Á châu đã nỗ lực triển khai một cách tiếp cận mục vụ nhằm thực hiện cung cách thể hiện Giáo hội có tính Á châu được mệnh danh là "Cách tiếp cận mục vụ toàn diện của Á châu nhằm thể hiện Giáo hội một cách mới tại Á châu" (Asian Integral Pastoral Approach towards a New Way of Being Church in Asia, viết tắt là ASIPA (15). Mục đích là phát triển các "Cộng Ðoàn Kitô đích thực tại Á châu - có tính Á châu: trong cách suy nghĩ, cách cầu nguyện, cách sống, cách thông truyền cho người khác kinh nghiệm riêng của mình về Ðức Kitô." (16).

Ý nghĩa của Thượng Hội đồng Giám mục Á châu và của Tông Huấn Giáo hội tại Á châu như tôi đã trình bày không hệ tại ở điều mà Thượng Hội đồng Giám mục Á châu và Tông Huấn Giáo hội tại Á châu đã nói lên cho bằng hệ tại ở việc nhìn nhận rằng các Giáo hội của Á Châu đã đi vào giai đoạn phải trở thành Á châu, và phải tiếp tục thực hiện trọng trách ấy một cách không khoan nhượng, dũng cảm và sáng tạo. Chỉ bằng cách ấy Giáo hội Kitô giáo mới có thể thực thi ơn gọi truyền giáo là trách nhiệm của toàn thể Giáo hội. Cũng chỉ bằng cách sống việc thể hiện Giáo hội một cách mới này mà người Kitô hữu Á châu mới biến nhận định sau đây của Tông Huấn thành hiện thực: "Khi chiêm ngắm Ðức Giêsu trong bản tính nhân loại của Ngài, các dân tộc Á châu sẽ tìm được câu trả lời cho những vấn nạn sâu xa nhất của mình, sẽ thấy những niềm hy vọng của mình được hoàn thành, sẽ thấy phẩm giá mình được nâng cao và nỗi thất vọng của mình không còn nữa" (GHTAC, số 14).

 

Chú Thích:

(1) Muốn biết thêm về tác gỉa bài viết này, xin mời độc giả đọc bài Chân Dung Một Nhà Thần Học Việt Nam Tại Hoa Kỳ trong Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc số 63 (tháng 3.2000) trang 49-52.

(2) Tựa đề này là do chúng tôi đặt cho đoạn mở đầu bài dịch này. Thật ra phần mở đầu bài viết rất dài, chúng tôi không dịch hết vì thấy không phù hợp với khuôn khổ một bài báo thông thường.

(3) For All the Peoples of Asia: Federation of Asian Bishops' Conferences. Documents from 1970 to 1991, ed. Gaudencio Rosales and C.G. Arévalo (Maryknoll, NY: Orbis Books, 1992) and For All the Peoples of Asia: Federation of Asian Bishops' Conferences. Document from 1992 to 1996, ed. Franz-Josef Eilers (Quezon City, Philippines: Claretian Publications, 1997).

(4) For All Peoples vol.1, 77.

(5) For All Peoples, vol 1, 287.

(6) For All Peoples, vol. 1, 287-288.

(7) For All Peoples, vol. 1, 13-16.

(8) GHTAC số 20: "Muốn giới thiệu Ðức Giêsu Kitô là Ðấng Cứu Ðộ duy nhất chúng ta cần phải theo một phương pháp sư phạm, đưa người ta dần dần tới chỗ thủ đắc trọn vẹn mầu nhiệm ấy."

(9) GHTAC, số 20: "Nói chung nên dành ưu tiên cho các phương pháp kể chuyện gần gũi với các hình thức văn hóa của Á châu. Thật ra việc loan báo Ðức Giêsu Kitô có thể đặt hiệu quả nhất với phương pháp kể lại cuộc đời Ngài, như các Sách Tin Mừng đã làm. Những khái niệm hữu thể học, trong đó một điều chắc hẳn phải giả thiết là có và được bộc lộ ngay trong khi giới thiệu Ðức Giêsu, có thể được bổ sung bằng những viễn tượng mang tính quan hệ, lịch sử và cả vũ trụ nhiều hơn"

(10) Khi chấp nhận tính đa dạng trong Ki-tô học, Tông Huấn Giáo hội tại Á châu nhấn mạnh rằng: "Chân lý phải được công bố trong toàn bộ công cuộc loan báo Tin Mừng chính là sự thật toàn vẹn về Ðức Giêsu Kitô. Khi giới thiệu Ðức Giêsu cho một người, chẳng những chúng ta được phép mà còn cần nhấn mạnh một vài khía cạnh trong toàn bộ mầu nhiệm vô tận của Ðức Giêsu. Nhưng không được phép vì thế mà làm phương hại cho sự toàn vẹn của đức tin" (số 23).

(11) For All Peoples, vol. 1, 288.

(12) đọc Thomas Thangaraj, The Common Task, 49-58).

(13) đọc Thomas Thangaraj, The Common Task, 64-76.

(14) For All Peoples, vol. 1, 70.

(15) For All Peoples, vol. 2, 107-111 và 137-139.

(16) For All Peoples, vol. 1, 70.

 

Gs. Phan Ðình Cho, Ðại Học Georgetown, Washington, USA

Nguyễn Văn Nội chuyển dịch Việt ngữ từ tiếng Anh

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page