Tự Sắc "Ðể bảo vệ Ðức Tin"
(Ad tuendam Fidem)

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

THỜI SỰ: Tự Sắc "Ðể bảo vệ Ðức Tin" (Ad tuendam Fidem) vừa được ÐTC công bố.

Thứ Ba 30.06.98, ÐTC đã cho công bố Tự Sắc (Motu proprio) rất quan trọng về việc bảo vệ Ðức Tin Công Giáo. Tự sắc đã được ký ngày 18.05.1998, với tựa đề là Ad tuendam Fidem (Ðể bảo vệ Ðức Tin), nhưng chỉ được công bố sau ngày Lễ Hai Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô, cùng một lượt với bản giải thích dài 8 trang của Bộ Giáo Lý Ðức Tin , do Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng; và Ðức Tổng Giám Mục Tarcisio Bertone, Tổng Thư Ký, ký ngày 28.06.1998 và kèm thêm Bản Tuyên xưng Ðức Tin và tuyên thệ mới.

Mục đích của văn kiện là bổ khuyết một sự thiếu sót trong Bộ Giáo Luật mới (1983) của các Giáo Hội Latinh cũng như trong bộ Giáo Luật của các Giáo Hội Ðông Phương. Với Tự Sắc dài 5 trang này, ÐTC có ý ghi một số luật lệ vào Bộ Giáo Luật để ấn định tính cách pháp luật, kỷ luật và hình phạt cho những người không tuân theo những chân lý liên hệ đến đức tin và luân lý do Giáo Hội tuyên bố cách dứt khoát.

Tự Sắc này là kết thúc của một tiến trình được khởi sự từ năm 1989, khi Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố Bản Tuyên Xưng Ðức Tin và Bản Tuyên Thệ mới thay thế bản củ có từ năm 1967. Cả hai bản tuyên xưng đức tin và tuyên thệ này có tính cách bắt buộc đối với các Giám Mục, Hồng Y, Giám Quản Tông Tòa , cha sở, giám đốc và các giáo sư Triết và Thần Học tại các Chủng Viện, các Viện Trưởøng, Giáo Sư thuộc các Ðại Học Giáo Sĩ, các Bề Trên các Tu Viện và các Hội Tông Ðồ, Truyền Giáo, theo khoản 833 của Bộ Giáo Luật năm 1983.

Trong Tự Sắc "Ad tuendam Fidem", chúng ta thấy rõ: các chân lý được chia thành ba loại:

Tự Sắc còn có mục đích đáp lại sự cần thiết đề phòng và bác bỏ những ý kiến của các nhà thần học trái nghịch với một trong ba loại chân lý kể lại trên đây, liên hệ đến đức tin và luân lý "đã được Giáo Hội tuyên bố dứt khoát, dù không nói đây là những chân lý được mạc khải và đòi nơi các tín hữu một sự ưng thuận cương quyết và dứt khoát.

Và sau đây là điểm trung tâm của Tự Sắc được giải thích trong số 4 của văn kiện:

"Ðược thúc đẩy bởi sự cần thiết, Ta đã bàn luận và quyết định bổ khuyết sự thiếu sót của luật lệ chung bằng cách này:

A) Khoản 750 của Bộ Giáo luật, từ nay trở đi có hai triệt (paragraphes): Triệt một, không có gì thay đổi. Triệt hai (được thêm vào và đọc như sau): "Tất cả các điều và mỗi một điều do Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội dạy cách dứt khoát về đức tin và luân lý, phải được đón nhận và tuân giữ một cách chắc chắn: đây là những đòi hỏi để bảo tồn kho tàng đức tin một cách thánh thiện và trình bày kho tàng đức tin nầy cách trung thực; vì thế những ai khước từ những lời dạy được coi là dứt khoát, tức là chống đối giáo lý của Giáo Hội Công Giáo".

B) Khoản 1371 được sửa lại như sau:

1) Những ai, trừ trường hợp nói đến trong khoản 1364, triệt 1, dạy một giáo lý do Vị Giám Mục Roma hoặc Công Ðồng Chung lên án, hoặc từ chối một cách ương ngạnh giáo lý nói trong khoản 750, triệt 2 (mới thêm như trên) và trong khoản 752, và sau khi đã được Tòa Thánh hoặc Ðấng Bản Quyền cảnh cáo rồi mà không rút lại sự sai lầm của mình, thì sẽ bị phạt với hình phạt cân xứng.

2 ) Những ai, trong cách thức khác, không vâng phục Tòa Thánh, Ðấng Bản Quyền hoặc Bề Trên Dòng truyền lệnh hoặc cấm đoán cách hợp lý, và sau khi đã cảnh cáo vẫn khăng khăng trong sự bất phục tùng, thì sẽ bị phạt với hình phạt cân xứng.

C) - Các khoản 598, 1436 của Bộ Giáo Luật Ðông Phương cũng được sửa lại và bổ túc. Nhưng chúng tôi không bàn đến nơi đây.

Ðể giúp hiểu rõ các điểm và mục đích của Tự Sắc "Ad tuendam fidem", cùng ngày 30.06.98, Bộ Giáo Lý Ðức Tin cho công bố một bản văn giải thích. Bản văn của Bộ Giáo Lý Ðức Tin nói rõ "tất cả giáo lý liên hệ đến lãnh vực tín lý hoặc luân lý, cần phải được bảo tồn và được trình bày một cách trung thành với kho tàng đức tin của Giáo Hội, dù không được tuyên bố bởi Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội như những chân lý được mạc khải rõ ràng. Bởi vì những chân lý đó có thể sẽ được tuyên bố cách long trọng bởi Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội hoặc cũng đã được tuyên bố bởi chính Quyền Giáo Huấn rồi như những chân lý thuộc về Kho Tàng Ðức Tin, mọi tín hữu buộc phải ưng nhận cách cương quyết và dứt khoát các chân lý này; đây là sự ưng thuận được dựa trên đức tin trong sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần đối với Quyền Giáo Huấn của Giáo Hội và được dựa trên Giáo Lý Công Giáo về "ơn bất khả ngộ" của Quyền Giáo Huấn, do Công Ðồng Chung Vatican I (1870) tuyên bố. Người nào từ chối, sẽ bị coi là khước từ chân lý của Giáo Lý Công Giáo và vì thế sẽ không còn ở trong sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo nữa.

Bản văn giải thích của Bộ Giáo Lý Ðức Tin còn đưa ra những thí dụ cụ thể về một số trong các chân lý này. Chẳng hạn như giáo lý về việc phong chức linh mục dành cho các nguời nam mà thôi; giáo lý này ÐTC Gioan Phaolô II đã chủ ý tái xác nhận như giáo lý phải tuân giữ cách dứt khoát vào năm (1994). Ví dụ khác: giáo lý về tính cách bất chính của việc làm cho chết êm dịu đã dược trình bày rõ ràng trong Thông Ðiệp Evangelium Vitae (Tin Mừng về sự sống ). Thí dụ khác nữa: giáo huấn về tính cách bất chính của mãi dâm và tà dâm. Các giáo huấn khác, như việc bầu Giáo Hoàng, việc cử hành Công Ðồng Chung, việc phong Hiển Thánh và lời tuyên bố của Ðức Leo XIII về tính cách bất thành của việc phong chức trong Giáo Hội Anh Giáo..., tuy không thể tuyên bố là do mạc khải, nhưng có liên kết với mạc khải.... Các giáo huấn này được gọi là "Fatti dogmatici: những dữ kiện thuộc tín lý. Vì thế, các tín hữu Công Giáo phải tuân theo. Với tự sắc "Ðể Bảo Vệ Ðức Tin" (Ad Tuendam fidem), ÐTC Gioan Phaolô II muốn và cương quyết thiết lập lại kỷ luật và trật tự trong Giáo Hội, trên bình diện giáo lý và luân lý, để thức tỉnh những nhà thần học đang tin vào những ý kiến riêng của mình hơn là giáo lý chung của Giáo Hội.


Back to Radio Veritas Asia Home Page