Mối tương quan mới
giữa Giáo Hội Công Giáo
và Do Thái Giáo

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

THỜI SỰ : Về mối tương quan mới giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo.

Trong buổi đón tiếp ÐTC Gioan Phaolô II viếng thăm Nguyện Ðường Do thái cách đây 12 năm, tức vào ngày 13 tháng 4 năm 1986, Giáo Trưởng Do thái, Giáo Sư Toaff, tuyên bố: "Chúng tôi không thể quên được quá khứ, nhưng hôm nay đây, chúng tôi muốn bắt đầu lại với sự tín nhiệm lẫn nhau và hy vọng vào một thời đại lịch sử mới". Phải, một giai đoạn mới trong mối liên lạc giữa giáo hội Công Giáo và Do Thái Giáo, đã được ghi dấu, bởi việc Tòa Thánh công bố Văn Kiện có tựa đề là: "Chúng ta nhớ lại: một suy tư về cuộc diệt chủng Do Thái", sáng hôm thứ Hai vừa qua, ngày 16/03/98. Văn kiện mới nầy thực sự đã được chờ đợi từ lâu, là do Ủy Ban liên lạc với Do Thái Giáo soạn.

Trong thư gửi cho Ðức Hồng Y chủ tịch Ủy Ban, đề ngày 12/03/98, tức 4 ngày trước khi công bố văn kiện, ÐTC Gioan Phaolô II đã ca ngợi những cố gắng của Ủy Ban trong việc soạn thảo Văn Kiện, và đã nhận định về vấn đề nầy như sau:

Ðoạn thư này của ÐTC gửi cho Ðức Hồng Y Cassidy, chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc với Do Thái Giáo, giúp ta hiểu thêm mục đích của Văn Kiện mới. Ðây là Văn Kiện được soạn ra, do theo ý muốn rõ ràng của ÐTC, một người đã có nhiều kinh nghiệm sống về cuộc diệt trừ người Do Thái, thời Ðức Quốc Xã. Vì thế bức thư của ÐTC đã được in như là Lời Ðề Tựa cho Văn Kiện.

Ủy Ban Liên Lạc với Do Thái Giáo, do Ðức Phaolô VI (1963-1978) thành lập ngày 22.10.1974, như một cơ quan biệt lập, nhưng liên kết với Hội Ðồng Tòa Thánh về hiệp nhất Kitô. Từ đó, Ủy Ban luôn luôn theo đuổi và hoạt động để thực hiện mục đích nầy, là cổ võ mối quan hệ tốt giữa các người Do Thái và Công Giáo, theo giáo huấn của Công Ðồng chung Vatican 2, như được trình bày trong Bản Tuyên Ngôn "Thời Ðại Ta" ("Nostra Aetate"). Vì thế, Văn kiện vừa được Tòa Thánh công bố về cuộc diệt chủng Do Thái, là kết quả của một con đường dài từ Công Ðồng Vaticanô II cho tới ngày nay. Và con đường này đã được chạy với "tốc lực" nhanh chóng hơn, nhất là kể từ Triều Giáo Hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II.

Ngày 13.4.1986, Ðức Karol Wojtyla là vị Giáo Hoàng đầu tiên đích thân đến viếng thăm nguyện đường và cộng đồng Do Thái ở Roma. Nguyện Ðường nầy chỉ chỉ nằm cách Vatican khoảng 2 cây số. Lúc đó, Vị Giáo Trưởng Do Thái tuyên bố như sau: "Hai cây số xa cách Vatican và Nguyện đường Do Thái, phải cần đến hai ngàn năm mới đi hết được".

Ai cũng nhận thấy rằng: chuyến viếng thăm cách đây 12 năm là một chuyến viếng thăm lịch sử và là một bước quặt lớn lao, trong mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Do Thái Giáo. Trong dịp đó, ÐTC Gioan Phaolô II đã bày tỏ sự ghê tởm và lên án cuộc diệt chủng Do Thái, mà chính ngài đã chứng kiến tại Ba Lan. Chính ngài cũng đã cứu thoát nhiều người Do Thái khỏi cuộc diệt chủng của Ðức Quốc Xã. ÐTC đã tuyên bố tại nguyện đường Do Thái trong chuyến viếng thăm vào năm 1986 như sau:

Trước đó 7 năm, tức là vào ngày 7 tháng 7 năm 1979, khi viếng thăm Trại Tập Trung Auswchwitz và Birkenau, ÐTC đã nói lên những lời mạnh mẽ sau đây:

ÐTC Gioan Phaolô II không phải chỉ lên án cuộc tiệu diệt và bài trừ Do Thái, nhưng còn đưa ra nhiều giáo huấn trong 20 năm của Triều Giáo Hoàng. Nhờ đó, mối quan hệ giửa các người Do Thái và Công Giáo mỗi ngày mỗi trở nên tốt đẹp hơn. Năm 1993, Tòa Thánh và Quốc gia Do Thái đã đi đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao trên cấp bậc Sứ Thần và Ðại Sứ. Và mới đây, Tòa Thánh và Chính Phủ Do Thái đã ký kết một thỏa ước quan trọng: Quốc gia Do thái công nhận tính cách pháp lý của Giáo Hội Công Giáo trên lãnh thổ mình.

Ðể đón nhận ơn Toàn Xá của Năm 2000 trong tinh thần hòa giải với Thiên Chúa và với tha nhân, như ÐTC ước mong, tháng 11 năm ngoái 1997, Ủy Ban Trung Ương Năm Thánh đã tổ chức trong Nội Thành Vatican một Hội Nghị, để nghiên cứu nguồn gốc của việc bài trừ Do Thái trong môi trường Kitô. Kết quả của Hội Nghị được coi như là phần bổ túc cho Văn Kiện đã được trình bày trong cuộc họp báo thứ Hai 16.03.98 vừa qua. Và như thế, nhìn lại những gì đã xảy ra trong Giáo Hội có liên quan đến vấn đề nầy, như vừa được nhắc lại trên đây, chúng ta có thể nói rằng:


Back to Radio Veritas Asia Home Page