Vài nét vềi của Ðức Gioan Phaolô II
nhân dịp phát hành cuốn sách mới
"Tiểu sử mới của Ðức Karol Wojtyla"

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Vài nét về cuộc đời của Ðức Gioan Phaolô II, nhân dịp phát hành cuốn sách mới "Tiểu sử mới của Ðức Karol Wojtyla".

 Trong những ngày này tại Roma, người ta thấy giới thiệu trên báo chí và trưng bày tại các Tiệm sách cuốn tiểu sử mới của Ðức Karol Wojtyla, do Tiến sĩ Svidercoschi, người bạn thân của ngài viết ra. Tiến sĩ Svidercoschi là một ký giả thời danh, người Ba lan, nhưng sống tại Ý từ lâu. Ông đã viết rất nhiều sách vở và bài báo, cách riêng về Công đồng chung Vatican II, về Giáo hội công giáo, về nhiều đề tài khác nhau về tôn giáo, được đăng trên nhiều nhật báo và tạp chí. Ông đã được chính Ðức Karol Wojtyla bổ nhiệm làm phó Giám đốc nhật báo L?Osservatore Romano, cơ quan bán chính thức Tòa Thánh, trong một thời gian thời gian.

 Trong những ngày vừa qua, Tiến sĩ Svidercoschi cho xuất bản một tác phẩm mới "Tiểu sử của Ðức Karol Wojtyla", thuật lại cách tỉ mỉ những chặng đường chính của người Bạn, từ lúc quyết định dứt khoát về cuộc đời, quyết chọn đời linh mục.

 Chắc chắn Karol Wojtyla quyết định đi tu làm linh mục, nhưng ưa thích làm linh mục coi xứ, để có thể tiếp xúc với người dân, với giới nông thôn, với anh em thợ thuyền, với các gia đình, với giới thanh niên, sinh viên và giới đại học, văn hóa, nghĩa là muốn quan tâm đến tất cả các vấn đề cụ thể của đời sống hằng ngày của người dân, bất cứ thuộc tầng lớp nào trong xã hội.

 Trong lúc vừa coi xứ, vừa làm giáo sư Ðại học Lublino, cha Karol Wojtyla nhận được một điện tín từ Varsovie, do Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ban lan, báo tin phải đến gặp ngài. Bức điện tín đến tay cha Karol Wojtyla trong lúc đang chèo "Ca-noa" trên sông với một số bạn hữu và sinh viên đại học, vì lúc đó là kỳ nghỉ hè. Mọi người ngạc nhiên. Sao người ta đã có thể khám phá ra nơi cha Karol Wojtyla đang nghỉ hè để trao bức điện tín kia?

 Nhận được điện tín, Cha Karol Wojtyla trở về Varsovie để gặp Ðức Hồng Y Giáo chủ. Vị chủ chăn khôn ngoan đầy kinh nghiệm này báo tin cho Karol Wojtyla biết là Tòa Thánh đã chọn cha làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Cracovia. Hết sức ngạc nhiên, vì ngài không biết gì trước và cũng không ai đề cập đến tên của ngài trong danh sách các "ứng cử viên giám mục". Vậy thì đã có bàn tay nào trong vụ bổ nhiệm này? Công việc xẩy ra như sau: Ðức Baziak, TGM giáo phận Cracovia, không biết gì đến danh sách "ba ứng cử viên" do Hội Kinh sĩ nhà thờ chính Tòa Cracovia đề nghị. Ðức TGM cần một vị giám mục phụ tá thay thế vị vừa qua đời cách đó ít tháng. Ngài nghĩ ngay đến cha Karol Wojtyla, một nhà trí thức, lại trẻ tuổi (36 tuồi lúc đó) và gửi đề nghị lên Ðức Pio XII (1939-1958).

 ÐHY Wyszynski thực sự không biết cha Karol Wojtyla; và vì thế nhân cơ hội thuận tiện muốn khám phá con người này. Sau khi nhận được bức diện tín, Cha Karol Wojtyla đến trình diện. Ðức Hồng Y Giáo chủ liền hỏi: "Cha có chấp nhận việc bổ nhiệm không?" - Karol Wojtyla không trả lời thẳng vào câu hỏi này, nhưng hỏi lại: "Vậy con phải ký nhận trên văn kiện này à?". Rồi ngài ký chấp nhận việc bổ nhiệm. Nhưng sau đó, ngài hỏi lại Ðức Giáo chủ: "Vậy con có thể trở lại tiếp tục nghỉ hè với các bạn của con không?". Ngài xin trở lại với nhóm sinh viên đang nghỉ hè với ngài. ÐHY Giáo chủ mỉm cười và ưng thuận. Hôm đó là ngày 4 tháng 7 năm 1958.

 Ngày 28 tháng 9 cũng năm 1958, Cha Karol Wojtyla được tấn phong Giám mục trong nhà thờ chính tòa Wawel, với sự hiện diện của hầu hết các người liên hệ đến lịch sử cuộc đời của Ðức Tân Giám mục: Các bạn đồng nghiệp của Ban Kịch trường, anh em thợ thuyền nhà máy Solvay, các gia đình của Niegowic, giáo xứ đầu tiên của ngài, các Giáo sư Ðại chủng viện và Ðại Học Lublino, giới trí thức. Các sinh viên Ðại học lo giữ trật tự trong lễ Tấn phong.

 Thánh lễ tấn phong kết thúc bằng hát Kinh Te Deum (tiếng Latinh) để tạ ơn Chúa. Sau đó, một người bạn trước đây cùng với ngài làm trong hãng đá cẩm thạch, hô tên "Lolek": "Ðừng để một người nào hạ anh xuống, nhớ chưa?". Lokek, nghĩa là Carlo nhỏ, tên có tính cách thân mật gia đình, dùng để gọi Ðức Karol Wojtyla.

 Công đồng chung Vatican II được khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 1962. Ðức Giám mục Karol Wojtyla hiện diện với gần ba ngàn Nghị phụ đến từ khắp thế giới, từ Quảng trường Thánh Phêrô tiến vào Ðền thờ. Một quang cảnh chưa bao giờ thấy tại Roma. Lúc đó ngài không những chỉ là một giám mục phụ tá, nhưng còn là Giám mục đại điêïn Hội Kinh sĩ Nhà thờ chính tòa Cracovia nữa.

 Trong thời gian Công đồng, có những thay đổi lớn lao trong Giáo hội. Ðức Gioan XXIII qua đời (3.6.1963) - Ðức Phaolô VI lên kế vị (1963-1978) - Sau Ðức Phaolô VI, Ðức Gioan Phaolô đệ nhất được bầu làm Giáo Hoàng, nhưng chỉ trong 33 ngày. Thay đổi quan trọng trong Giáo hội hoàn vũ, nhưng cũng có những thay đổi trong Giáo hội Ba lan.

 Cuối năm 1963, Ðức Karol Wojtyla thăng TGM giáo phận Cracovia. Trong việc bổ nhiệm này, có thể nói: Chính Nhà Cầm quyền cộng sản đã góp phần quan trọng. Trước ngài, Nhà cầm quyền đã bác bỏ sáu Vị do Ðức Hồng Y Wyszynski đề nghị. Nhà cầm quyền từ chối, vì tin chắc rằng: sẽ tìm được nơi nhà học giả về Thuyết Mac xít này (Ðức Karol Woptyla) một người đối thoại mềm dẻo và hòa giải hơn chính Ðức Hồng Y Giáo chủ.

 Một năm khó khăn đến. Tháng 3 năm 1976, Ðức Karol Wojtyla được ÐTC Phaolô VI chỉ định giảng Tuần Tĩnh Tâm cho Giáo Triều Roma, "một diễn đàn có tính cách quốc tế". Từ đây ngài đã có thể tố cáo chiến dịch phổ biến Thuyết Vô Thần, như một chế độ chính trị, vi phạm trắng trợn các quyền con người và bách hại các tôn giáo, cách riêng Giáo hội công giáo.

 Tháng sáu cũng năm 1976, tại Ba lan, đột nhiên có vụ tăng giá. Dân nổi dậy và Nhà nước đàn áp. Lần này chỉ có giới trí thức và sinh viên xuống đường với dân chúng.

 Lúc tròn 75 tuổi, ÐHY Wyszynski đệ đơn từ chức TGM Varsovie; nhưng Nhà Nước đã chính thức yêu cầu Vatican giữ ngài lại, với hậu ý không tốt này là ngăn cản Ðức Karol Wojtyla trở thành Giáo chủ Ba lan; nhưng thực sự Nhà Nước đã không ngăn chặn được bước tiến của ngài. Mùa Xuân năm 1978, Ðức TGM Cracovia như con sông đầy tràn. Nhiều diễn văn, nhiều bài giảng gây lo lắng cho Nhà Cầm quyền. Ngài vạch mặt một chế độ chỉ biết đến phương thế duy nhất là đàn áp và kiểm duyệt. Ngài tiếp tục đề cao một nước Ba lan mới, một nước Ba lan của giới trẻ, một nước Ba lan biết lấy lại các giá trị lịch sử của mình....

 Ðức Karol Wojtyla tiếp tục Thừa tác vụ của mình, dù bị coi là một thù địch nguy hiểm của chế độ, cho tới ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ðức Phaolô VI qua đời (6.8.1978) - Ðức Albino Luciani, Giáo chủ Venezia được bầu kế vị. Chỉ sau ít tuần, ngài cũng qua đời. Cần triệu tập Mật viện khác. Và từ Mật viện này đã xẩy đến một biến cố lịch sử, không ai ngờ và hầu như không thể tin được: Ðức Karol Wojtyla, TGM Giáo phận Cracovia, được bầu làm Giáo Hoàng, sau 455 năm các vị Giáo Hoàng toàn là người Ý. Ngài là Vị Giáo Hoàng đầu tiên gốc Slave, nhận tên hiệu là Gioan Phaolô đệ nhị. Triều Giáo Hoàng của ngài, cho tới lúc này, dài nhất trong thế kỷ XX, từ 16.10.1978, sang năm thứ 23.
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page