R

 

Rôma (Ngai Tòa)

(= Rome)

(Về quyền của Giám Mục Rôma đối với vấn đề phụng vụ, xc. Ðức Thánh Cha). Trong lãnh vực phụng vụ, Ðức Thánh Cha có "Thánh Bộ các Bí Tích và Phụng Tự" trợ giúp. Cần để ý tên gọi chính xác này: ngày xưa người ta gọi là "Thánh Bộ các Nghi Lễ", ngày nay, tên gọi "Thánh Bộ các Bí Tích và Phụng Tự" phù hợp với định nghĩa về phụng vụ của Công Ðồng Vaticanô II (xc. Phụng vụ), trước tiên phải kể đến công trình của phụng vụ (các bí tích) rồi đến công trình đáp ứng của Hội Thánh (phụng tự). Ngoài quyền tối cao của giám mục Rôma và Thánh Bộ trợ giúp người trong vấn đề phụng vụ, các Hội Ðồng Giám Mục có quyền đưa ra những cách áp dụng thích nghi với lãnh thổ của mình, phù hợp với những quyết định hoặc những chỉ dẫn của Rôma.

 

Rôma (Nghi Thức)

(= Romain)

xc. Phụng vụ (Các nghi thức)

 

Rửa Chân (Nghi Thức)

(= Lavement des pieds)

Ðây là nghi thức không có tính cách bó buộc, được cử hành sau bài giảng thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh. Chủ tế làm lại cử chỉ của Chúa Giêsu: rửa chân cho các Tông Ðồ. Nghĩa cử tượng trưng này có nghĩa rõ rệt là Chúa muốn làm người Tôi Tớ phục vụ các môn đệ để cứu độ họ. Ðến lượt các ông, các ông cũng phải phục vụ để đem lại ơn cứu độ đến cho mọi người (Ga 13,12-16). Trong khi chủ tế rửa chân cho 12 người (hoặc ít hơn), tượng trưng cho 12 Tông Ðồ, cộng đoàn hát những điệp ca đề cao tình huynh đệ (xc. Phụng vụ; Giám mục; Phó tế).

 

Rửa Tay

(= Lavabo)

Lavabo trong tiếng La tinh có nghĩa là tôi sẽ rửa. Từ này chỉ nghi thức rửa tay trong Thánh Lễ, sau phần chuẩn bị lễ phẩm, trước lời nguyện tiến lễ. Từ Lavabo mượn trong Thánh Vịnh 25, từ câu 6. Trong khi rửa tay, linh mục đọc: "Lạy Chúa, con rửa tay nói lên lòng vô tội, và con đi vòng quanh bàn thờ Chúa..." (Sách lễ Ðức Giáo Hoàng Piô V). Ý nghĩa của cử chỉ này là: lúc sắp dâng lễ hy tế Thánh Thể, linh mục xin Thiên Chúa thanh tẩy mình: "Lạy Chúa, xin rửa con sạch mọi lỗi lầm và thanh tẩy con sạch mọi tội lỗi". Sau khi chuẩn bị lễ vật và nhất là sau khi xông hương, việc rửa tay hẳn cũng là một việc cần thiết.

 

Rước Kiệu

(= Procession)

Trong tiếng La tinh processio có nghĩa là việc tiến bước (procedere), đi ra một cách long trọng. Phụng vụ huy động tất cả con người để tôn vinh Thiên Chúa. Vì vậy, những hoạt động của thân xác cũng là một phần không thể thiếu trong việc tôn vinh này. Việc xếp hàng đi rước không chỉ là hoạt động thuần túy con người, nhưng còn là biểu tượng cho việc con người đang tiến về Thiên Chúa. Ðối với các Tổ Phụ, việc "Cùng đi với Thiên Chúa" (St 5,24; 6,9; xc. Lc 24,15-32) hay "Bước đi trước nhan Người" (St 17,1), đó không phải là cách nói để chỉ tình trạng hoàn hảo đó sao? Cuộc xuất hành lại không phải là một kinh nghiệm tiêu biểu của Israel sao? Trong Tin Mừng, đối với Ðức Kitô, "đi theo Người" là thái độ của người môn đệ hoàn hảo. Trong các cuộc rước phụng vụ, tất cả cộng đoàn, hoặc ít nữa là một số người rước phụng vụ, tất cả cộng đoàn, hoặc ít nữa là một số người trong cộng đoàn, cùng nhau lên đường gặp gỡ Thiên Chúa: có thể rước ở đầu thánh lễ, khi dâng lễ phẩm (xc. Lễ vật; Tế phẩm) và nhất là khi rước lễ. Việc rước nến ngày 2 tháng 2 (xc. Dâng Chúa vào Ðền Thánh) rõ ràng gợi lại việc lên đường gặp Ðức Kitô.

Trong đa số các tôn giáo, các cuộc rước nhằm qui định một không gian linh thánh, khử trừ việc chiếm hữu của các thế lực sự dữ và xin Thiên Chúa che chở (xc. Gs 6). Cuộc rước cầu mùa, rước trong nghi thức rước rảy nước thánh những nơi luật định tại các đan viện (đặc biệt là vào Chúa Nhật 1 Mùa Vọng), và cả những cuộc cung nghinh Thánh Thể (xc. Lễ Mình Thánh Chúa; Than1h Thể) cũng phải được hiểu theo chiều hướng đã được trình bày trên.

 

Rượu Nho

(= Vin)

Trong tiếng La tinh, vinum có nghĩa là thành quả của cây nho và lao công của con người, theo những lời nguyện chuẩn bị lễ vật trong phần Thường lễ. Ðể được dùng trong cử hành Thánh Thể, rượu phải được làm từ nước cốt lên men một cách tự nhiên và phải tinh chất (xc. Hình, Thánh Thể).

 

 

 

 

 


Back to Home