22
Tháng Giêng
Người
Hành Khất Quảng Ðại
Bangladesh là một trong những quốc
gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo,
thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhât. Một nhà truyền
giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ lùng như
sau:
Sau một ngày làm việc nặng nhọc,
một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương
tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại
dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều
tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành
khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và
bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc,
chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.
Vừa thức giấc, người đàn
ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường.
Oâng đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một
ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành
khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có
nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng
lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã
thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.
Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của
Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K.Marx
đã lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là:
"Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người
nghèo". Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên
sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong
một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên
những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước
giàu phải gánh chịu.
Bần
cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những
nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh
nghèo ấy, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng vàng.
Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu
xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với
người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có
ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá
trị của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại.
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó". Chúa Giêsu
để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của Hiến Chương
Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường
được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo
thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh
nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ
cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.
Back
to Home