Bài Hát "Ðêm An Bình"
của ngày lễ Noel

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Bài Hát "Ðêm An Bình" của ngày lễ Noel.

 Hằng năm cứ đến ngày 25 tháng 12, những người theo đạo Kitô trên thế giới đều tổ chức mừng ngày Giáng Sinh. Ngày Giáng Sinh tiếng Anh là Christmas, tiếng Pháp là Noel, kỷ niệm ngày sinh của Chúa Kitô ra đời ở thành Betlem (Palextin) năm thứ nhất dương lịch. Cách kỷ niệm ngày nay thay đổi tùy từng nước, nhưng nét chung là không khí ngày lễ hội. Nhiều dân tộc mang nét ngày hội mùa đông. Ngay từ thời La Mã cổ đại, mọi người tặng quà cho nhau, đốt đèn và dùng cây thông để trang trí nhà cửa. Theo họ, màu xanh của cây thông tượng trưng cho sự may mắn.

 Cây Noel xuất hiện đầu tiên ở nước Ðức. Tục làm máng cỏ của người Italia. Cây Mstletoe tượng trưng cho sự chung sống hòa bình và thiện tâm của người Xentơ. Một bộ lạc lâu đời ở châu Âu, được người Anh bắt chước và đưa vào lễ này. Sự vui mừng của họ thể hiện trong những bài hát sáng tác đặc biệt vào dịp này. Bài hát quen thuộc nhất là "Stille Nacht-Heilige Nacht" (Ðêm An Bình, Ðêm Lành Thánh) do Linh mục Joseph Mohr và nhạc sĩ chơi đàn Oócgan người Áo Phranz Xaver Gruber sáng tác vào năm 1818.

 Trong dịp lễ Noel, ông già Noel phúc hậu sẽ gõ cửa vào buổi tối cuối cùng của năm dương lịch và vui chơi tặng quà cho trẻ em.
 
 

* Bài Thánh ca Giáng Sinh "Ðêm An Bình (Silent Night)" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Ðúng trưa ngày 24/12/1818, Linh mục Joseph Mohr, phó xứ đạo Oberudorff nước Áo, sau khi phải di tản vì cuộc chiến tranh Ðức-Áo-Phổ, vội trở về họ đạo vì cuộc chiến vừa chấm dứt.

 Việc đầu tiên của Cha Mohr lo lắng là chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh đêm nay. Cha lên gác đàn thì ôi thôi cây đàn phong cầm đạp bằng chân đã bị chuột cắn rách hết thùng gió và các sách hát cũng bị mất hết không còn cuốn nào. Cha lo buồn vì lễ Giáng Sinh mà không có ca nhạc là điều không thể được. Cha liền viết bài thơ tiếng Ðức "Stille Nacht-Heilige Nacht" (Ðêm An Bình, Ðêm Lành Thánh) vì đã ngưng tiếng súng và cũng là đêm Chúa Giáng Sinh. Liền sau đó, Cha đem bài ca tới gặp ông Franz Xaver Gruber, thầy giáo làng và cũng là người chơi đàn phong cầm cho nhà thờ, để ông này phổ nhạc cho hai giọng nam.

 Thế rồi, nửa đêm Giáng Sinh năm ấy (1818), khi Cha sở Oberudorff bước ra cung thánh để cử hành thánh lễ, thì hai giọng ca Joseph Mohr và Franz Xaver Gruber cất tiếng hát bài ca Giáng Sinh mới toanh mà hai ngài vừa mới soạn lúc ban chiều và do Franz Xaver Gruber đệm đàn ghi-ta. Có lẽ đây là lần đầu tiên cây đàn ghi-ta được sử dụng trong nhà thờ. Hai tác giả hát sốt sắng và hay đến nỗi Cha sở và giáo dân sững sờ nhìn lên gác đàn cho tới khi bài ca chấm dứt. Sau lễ Giáng Sinh, một thợ sửa đàn ở tỉnh được mời về sửa cây đàn phong cầm. Sửa xong, ông thợ hỏi cha Mohr cho mượn sách nhạc để thử đàn. Cha đưa bản "Ðêm An Bình (Stille Nacht)". Thấy bản nhạc rất hay, ông xin chép một bản đem về cho các con ông, cũng là một ban hợp xướng bốn giọng nam nữ. Các con ông đã soạn thành bốn bè tổng hợp và năm sau tại Vienne, thủ đô Áo, ban hợp xướng này đã chiếm giải nhất kỳ thi trình diễn thánh ca Giáng Sinh với bản "Stille Nacht-Heilige Nacht" (Ðêm An Bình, Ðêm Lành Thánh). Từ đó bài hát này được phổ biến khắp mọi nơi.

 Ở Hoa Kỳ, John Freeman Young thuộc giáo phái Tin Lành Methodists đã dịch bài hát sang tiếng Anh "Silent Night - Holy Night" (Ðêm An Bình, Ðêm Lành Thánh). Hai mươi năm sau khi bài thánh ca ra đời, Giáo phái Methodists cử người sang Oberudorff - Áo để xin phép các tác giả trả tiền tác quyền để được in bài thánh ca này trong cuốn "Christian Praise" của giáo hội. Nhưng Linh mục Joseph Mohr đã qua đời. Linh mục Joseph Mohr nghèo đến nỗi giáo dân phải gom góp nhau mua áo quan để chôn cất ngài. Chỉ còn ông Franz Xaver Gruber cũng đã già, về hưu dưỡng ở làng Oberudorff bên cạnh.

 Bản "Stille Nacht" (Ðêm An Bình) tới nay được dịch ra gần trăm thứ tiếng, phổ biến khắp nơi.

 (Viết theo tài liệu của tập san News Week)
 
 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page