Ðứcquốc bồi thường nô lệ lao động

trong thời Ðức Quốc Xã

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Ðức quốc bồi thường nô lệ lạo động trong thời Ðức quốc xã.

BERLIN (27/5/2001)  -- Chính phủ và các doanh nghiệp Ðức đang chuẩn bị kế hoạch bồi thường cho khoảng một triệu nô lệ và lao động, phải làm việc trong thời kỳ Ðức Quốc xã, sau khi những trở ngại chính cho vấn đề này đã được giải quyết.

Theo Wolfgang Gibowski, phát ngôn viên của ngành công nghiệp Ðức, hơn 6,300 công ty đã "nhận ra trách nhiệm lịch sử và đạo đức của ngành công nghiệp Ðức trong thời kỳ Phát-xít" nên đã cùng chính phủ thiết lập một quỹ đền bù cho các nạn nhân trị giá 10 tỉ Mác (tương đương 4,5 tỉ Mỹ kim). Chế độ Ðức Quốc Xã đã sử dụng một lực lượng lớn lao động và nô lệ, làm việc từ Trung Âu đến Ðông Âu, trong đó hàng triệu người bị lao động cưỡng bách trong những điều kiện hạ thấp nhân phẩm và hàng trăm ngàn người khác phải làm việc cho đến chết. Hiện nay, những nạn nhân này đã ở tuổi 80 và trong số đó, mỗi ngày trung bình có khoảng 200 người chết vì già.

Quỹ trên được thiết lập cuối tháng 7/2000 với một điều khoản quy định rõ ràng là: "Sự chi trả chỉ được thực hiện khi Hạ Viện xác nhận các công ty của Ðức được sự bảo vệ của luật pháp trong tương lai". Khoảng 700.000 đến 1,5 triệu người già, hầu hết là những người đến từ Ðông Âu, trong đó có những người không phải Do Thái, cũng có thể đủ điều kiện để được hưởng số tiền này.

Thủ Tướng Ðức Schroeder đã bày tỏ sự hoan nghênh sự thừa nhận của ngành công nghiệp và gọi nỗ lực bồi thường cho các nạn nhân là "một đóng góp làm kết thúc chương đau buồn trong lịch sử nước Ðức". Ông Schroeder hy vọng Hạ viện có thể đưa ra phán quyết vào tháng 7/2001 tới.

 

Các quốc gia Ðông và Trung Âu liên kết chống nạn Buôn Người

 LỖ MA NI (27/5/2001) -- Tuần vừa qua, một cuộc họp chống nạn buôn người đã diễn ra tại thủ đô Lỗ Ma Ni, quy tụ các Bộ Trưởng Nội Vụ các quốc gia Trung Âu và Ðông Âu. Theo các nhà quan sát, dư luận đang chờ đợi đại diện các nước thực hiện những điều hứa hẹn tại diễn đàn: Ðó là những cam kết ngăn chận nạn di dân bất hợp pháp.

Sau một ngày thảo luận, Bộ Trưởng Nội Vụ các nước đã thông qua một thông cáo chung, các nước Trung và Ðông Âu bày tỏ cương quyết kiểm soát chặt chẽ biên giới, điều chỉnh hệ thống pháp lý, tăng cường hợp tác khu vực. Các nước Ðông và Trung Âu cũng yêu cầu các nước kỹ nghệ viện trợ tài chánh hầu giúp họ chặn đứng nạn buôn người. Theo Giám đốc Cục điều tra Liên Bang Mỹ, buôn người là một "hình thức nô lệ mới". Hàng năm, trong vùng, có hàng triệu người là nạn nhân của đường dây buôn người, đa số là phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bách lao động, hoặc hành nghề mãi dâm.

Kể từ sau khi hệ thống Ðông Âu sụp đổ, các nước trong quá trình cải tổ kinh tế theo thị trường tự do đã gây nhiều xáo trộn xã hội, nhất là gia tăng số người thất nghiệp, đã phát sinh nạn buôn người mạnh mẽ. Một mặt vì nạn nghèo khó, và cuộc xung đột vũ trang tại vùng Balkans gây ra làn sóng hàng triệu người chạy nạn ly tán gia đình. Là môi trường tốt cho các tổ chức buôn người hoạt động. Ðể tăng cường biện pháp hành động chống nạn buôn người, 12 đại diện các nước tham dự hội nghị tại Lỗ Ma Ni nói trên cam kết duy trì các cuộc tiếp xúc cấp Bộ Trưởng Nội Vụ và Tư Pháp.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page