Công Nhân Việt Nam tại Ðài Loan
bị bốn nhân viên của Công Ty
khiêng như khiêng heo
đưa ra Phi Trường Quốc Tế CKS Taipei, Taiwan,
để cưỡng bức về Việt Nam

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Công Nhân Việt Nam tại Ðài Loan bị bốn nhân viên của Công Ty khiêng như khiêng heo đưa ra Phi Trường Quốc Tế CKS Taipei, Taiwan, để cưỡng bức về Việt Nam.

 (Taipei March 27, 2001) - Cho dù luật pháp Ðài Loan bảo vệ quyền lợi của công nhân bằng nhiều khoản luật khác nhau, nhưng trong thực tế, nhiều công ty Ðài Loan xếp các công nhân Việt Nam như những thành phần hạng hai, nghĩa là chẳng để cho họ được hưởng quyền lợi gì theo luật định cả.

 Công Ty SIMPATICO INDUSTRIES CO. LTD, Address: #45, Lane 205, Nansan Road, Section 2, Luchu, Taoyuan Hsien, Taiwan, R.O.C, Telephone: (886)-3-321-7633. Một công ty chuyên sản xuất những đồ nhựa phụ tùng cho xe máy Moto, các thùng nhựa của máy Tivi... Sau nhiều ngày cưỡng bức những công nhân Việt Nam ký những tờ "giấy cam đoan" với những điều lệ bất lợi cho công nhân, và vì công nhân không đồng ý ký, bởi vậy công ty đã dùng nhiều lời hăm dọa, và nhiều phương pháp thiếu dân chủ. Qua một thời gian, một nửa số công nhân vì quá sợ, phải ký tên vào. Thêm một vài ngày sau, với sự hăm dọa của những nhân viên môi giới đến từ nhà nước Việt Nam, toàn thể các công nhân bắt đầu càng sợ hơn và phải ký vào các tờ "giấy cam đoan" trên. Sau khi ký tên, công ty chọn ra hai người công nhân Việt Nam mà họ cho là cầm đầu của nhóm công nhân và chuẩn bị đưa hai công nhân này về Việt Nam.

 Chiều ngày 27 tháng 03 năm 2001, tới phi trường, hai công nhân Việt Nam này vẫn nhất quyết không đồng ý về Việt Nam khi hợp đồng chưa hết hạn, bởi vậy các nhân viên của Môi Giới, là những người thừa lệnh của công ty để đưa các công nhân Việt Nam ra phi trường, đã dùng phương pháp quá vô nhân đạo để cưỡng bức hai công nhân này vào phi trường. Sau khi các nhân viên này tự động check in với hãng hàng không Vietnam Pacific Airline để lấy boarding Pass, mặc dù công nhân Việt Nam vẫn không muốn về Việt Nam, bốn nhân viên Môi Giới đã cầm tay chân của công nhân Việt Nam để khiêng như khiêng heo để cưỡng bức vào trong khu vực hải quan.

 Chiếu theo quy định của Bộ Lao Ðộng Ðài Loan, khi hợp đồng lao động chưa hết hạn, nếu một trong hai bên (giữa chủ và thợ) không đồng ý ký tên kết thúc hợp đồng, thì không được phép đưa người công nhân về nước, và phải gửi tất cả các dữ kiện lên cho Bộ Lao Ðộng để Bộ Lao Ðộng duyệt xét và quyết định. Khi có quyết định của Bộ Lao Ðộng, lúc đó mới căn cứ theo quyết định của Bộ Lao Ðộng để thực hiện: hoặc phải cho công nhân về tiếp tục làm tiếp, hoặc công nhân phải về nước nếu quyết định xác nhận công nhân đã vi phạm những quy định của Luật Pháp Ðài Loan.

 Sau khi nhân viên hải quan không cho phép khiêng vào, và sau một thời gian ngắn điều đình thất bại với các nhân viên cảnh sát hàng không, môi giới đành để cho các công nhân này rời phi trường về lại công ty. Về tới công ty, bảo vệ công ty không cho các công nhân này vào cổng. Các công nhân Việt Nam đành phải lên tiếng kêu cứu tới Bộ Lao Ðộng Ðài Loan, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

 Trên đây là một trong những trường hợp điển hình mà các công nhân Việt Nam tại Ðài Loan thường được xử lý cách oan ức. Chúng tôi ghi lại bại tường thuật này, để hy vọng người Việt khắp nơi lên tiếng, đòi hỏi Nhà Nước Ðài Loan phải có trách nhiệm để ý tới những quyền lợi của những người Công Nhân Việt Nam hơn, và cần phải ngăn chận những hành vi vi phạm nhân quyền mà các công ty Ðài Loan đang đối xử với công nhân Việt Nam.

 Vietnamese Missionaries in Taiwan tường thuật
 
 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page