Hà Nội - (26/1/2001) -- Ông Trần Văn Hằng, Cục trởng Cục quản lý Lao động với nước ngoài vừa cho biết rằng trong Năm 2001, cả nước phấn đấu đưa 50,000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Theo ông Hằng, để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải mở rộng hơn nữa quy mô cung ứng lao động sang những địa bàn mới. Các thị trường lao động hiện có như Lào, Nhật Bản, Hàn quốc, Ðài Loan, Ly Bi sẽ tiếp tục được ổn định và phát triển. Ðồng thời sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển thị trường Liên Bang Nga, các nước Ðông Âu, khu vực Ðông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Ðông, Châu Phi và từng bước tiếp cận thị trường Mỹ, Bắc Mỹ.
Do đó Nhà Nước Việt Nam cũng đang bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về xuất khẩu lao động và chuyên gia, trong đó ưu tiên việc nghiên cứu, sửa đổi một số nội dung Nghị định của Nhà Nước về xuất khẩu lao động trong tình hình mới về vấn đề tài chính, bảo hiểm đối với người lao động, đặc biệt chú ý đến việc xử lý các trường hợp vi phạm trong xuất khẩu lao động.
Cục quản lý lao động với nước ngoài sẽ tăng cường phối hợp trong việc nắm bắt thông tin nhu cầu về số lượng lao động, ngành nghề tiếp nhận lao động, về chính sách nhập cư để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Năm nay, một hệ thống trường dạy nghề, trung tâm đào tạo nguồn lao động xuất khẩu sẽ được thiết lập và xây dựng.
Việc chấn chỉnh, sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, từng bước xây dựng các doanh nghiệp hoạt động có hiểu quả, đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế cũng được chú trọng.
Trong năm 2000, Việt Nam đã đưa được gần 31,500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 25% kế hoạch và tăng 44,3% so với năm 1999.
Năm qua, Cục quản lý Lao động đã cấp giấy phép mới cho 66 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp dược cấp phép hoạt động chuyên doanh lên 159 đơn vị, trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân.
Thông tấn xã Việt
Nam hôm 26/1/2001 cũng cho tin là trong thời
gian qua, đã quy hoạch 24 trường
đào tạo công nhân kỹ thuật
của Nhà nước và 20 trường
dạy nghề và các trung tâm đào
tạo của các doanh nghiệp. Các cơ
sở này chỉ được phép
thực hiện khi có các hợp đồng
liên kết đào tạo với
các doanh nghiệp ký được
hợp đồng cung ứng lao động
với nước ngoài. Năm 2000,
là năm đầu tiên Cục tổ
chức các lớp tập huấn
và bồi dưỡng nghiệp vụ cho
các cán bộ ở các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động.