Số phận hẩm
hiu của
những công nhân Việt Nam tại Ðài
Loan
Prepared for internet by
Vietnamese Missionaries in Taiwan
Số phận hẩm hiu của
những công nhân Việt Nam tại Ðài
Loan.
Trong khi các Hiệp Hội
bảo vệ Súc Vật của thế giới
đang hăng hái để khiển trách
những nước có những
hành vi xúc phạm đến sự
sống và sự sinh tồn của những
con vật mà họ đang có nhiệm vụ
phải bảo vệ, thì hầu như thế
giới cũng không ngờ rằng,
hằng ngày, các công nhân Việt
Nam tại Ðài Loan đang bị các
chủ nhân của các hãng xưởng
và của các trung tâm môi giới
xúc phạm trầm trọng đến quyền
sống và quyền làm việc của
họ.
Quá nhiều các khoản
tiền phải đóng để được
phép đi lao động xuất khẩu Ðài
Loan:
Những công nhân Việt
Nam, trước khi đi lao động xuất
khẩu Ðài Loan, đều phải đóng
một số chi phí cho các môi giới
Việt Nam và Ðài Loan. Theo quy định
của Nhà Nước Việt Nam, những
công nhân này còn phải đóng
một khoản tiền thế chân trước
khi rời Việt Nam. Về các khoản
tiền phải đóng, mỗi công nhân
có một số phận khác nhau, nhưng
chung quy thì ai cũng phải đóng, dù
nhiều, dù ít: Thường thường
từ 1,000 mỹ kim tới 3,000 mỹ
kim. Theo sự nghiên cứu các Nhân
Viên thuộc Bộ Lao Ðộng Ðài
Loan, sau khi Ðài Loan đã được
Giáo Hội Công Giáo Ðài Loan
cảnh giác về tội đồng lõa
với các nước khác để
bóc lột quá đáng những
đồng lương của các công
nhân nước ngoài, và kết
quả cho thấy, ở Việt Nam, công
nhân phải tốn rất nhiều tiền
cho những thủ tục giấy tờ,
những thủ tục qua các cò mồi
trung gian, và nhiều chi phí khác cho các
trung tâm đăng ký đi lao động.
Những tờ Hợp
Ðồng bất lợi mà công
nhân Việt Nam phải ký trước
khi lên máy bay qua Ðài Loan làm
việc:
Hầu hết những công
nhân Việt Nam tới Ðài Loan đều
không biết gì hoặc chưa thấy gì
về nội dung của những tờ
hợp đồng mà họ đã
ký lúc rời Việt Nam, vì đa
số những tờ hợp đồng
này ký trong lúc vội vàng để
chuẩn bị đi lao động, và không
có thì giờ để đọc
lại nội dung của nó là gì. Có
những người qua tới Ðài
Loan rồi mà vẫn chưa nhìn thấy
tờ hợp đồng mình đã
ký, vì bị Môi Giới lấy
tất cả những giấy tờ
này và không trả lại cho công
nhân.
Những khoản khấu trừ
bị Môi Giới lấy từ trong
khoản tiền lương hàng tháng:
Ngoài những khoản khấu
trừ căn bản về sinh hoạt hằng
ngày như tiền bảo hiểm, tiền
quản lý, tiền thuế Ðài Loan
và Việt Nam... còn có những
khoản tiền phải đóng cho Các
Trung Tâm Môi Giới Việt Nam (12 phần
trăm tiền lương hàng tháng),
Môi Giới Ðài Loan (trung bình
từ 85,000 đến 120,000 NT cho mỗi công
nhân). Ðôi lúc có những
Môi Giới còn có thêm những
khoản tiền bất hợp pháp khác
mà bọn chúng gọi là nợ
phải trả. Ðây là những
khoản nợ mà công nhân chưa
bao giờ mượn, nhưng trước
khi rời Việt Nam, họ phải ký vào
những tờ giấy đồng ý
để bị trừ vào bảng lương
hàng tháng (xin xem thêm bảng chi tiết
những khoản khấu trừ tiền
lương của công nhân Việt Nam tại
Ðài Loan). Theo quy định của Nhà
Nước Ðài Loan, tiền lương
hàng tháng của công nhân không
được dưới mức quy
định 15,840 NT. Nhưng trên thực tế,
sau khi bị khấu trừ đủ thứ
dịch vụ, người công nhân
chỉ còn lãnh được từ
1,000 tới 4,000 NT. Có không ít những
công nhân bị trừ hầu hết
tiền lương hàng tháng, và chỉ
còn dựa vào tiền lương của
những giờ làm thêm để
sống qua ngày.
Những sự đàn
áp của các chủ nhân đối
với công nhân Việt Nam quá nhiều,
nên nhà nước Ðài Loan
giải quyết không kịp:
Ðồng ý rằng, trong
các nước thuộc vùng Á
Châu mà các công nhân Việt Nam
đi làm việc xuất khẩu lao động,
thì Ðài Loan có thể nói được
là một trong những nước có
tiêu chuẩn cao, bởi vậy, đối
với công nhân Philipines và Thái
Lan, thì Ðài loan là lựa chọn
thứ nhất của họ (the first choice). Nhìn
vào các bản hợp đồng
của những người Philipines và
người Thái Lan, chính phủ của
nước họ lo lắng và bảo
vệ công nhân của nước họ
rất quy mô, họ bảo vệ cho sự
an toàn và quyền lợi của công
dân họ từ đầu cho đến
cuối. Còn về phía các công
nhân Việt Nam, có thể nói được
giống như việc "bắt con bỏ chợ".
Hơn nữa, cho dù luật pháp Ðài
Loan có những khoản bảo vệ quyền
lao động của tất cả các công
nhân, nhưng chúng ta cũng không thể
phủ nhận được rằng, có
không ít những chủ nhân không
tuân giữ những luật lệ lao
động, và vì lợi dụng vào
sự thiếu bảo vệ công nhân
của nhà nước Việt Nam, và
sự thiếu kiểm soát chặt chẽ
của nhà Nước Ðài Loan
về những trường hợp
vi phạm lao động, nên đã có
quá nhiều trường hợp vi
phạm nhân quyền xảy ra đối với
công nhân Việt Nam tại Ðài Loan:
- Rất nhiều chủ
nhân thường hăm dọa đuổi
công nhân Việt Nam về nước.
Họ làm cho các công nhân Việt
Nam cứ phải làm việc trong tình
trạng không được bảo đảm
và luôn luôn sợ hãi bị
đuổi về nước. Trong sáu
tháng đầu năm 2000, đã có
khoảng hơn 400 công nhân Việt Nam bị
đuổi về nước (mặc dù
hợp đồng đã ký là
hai năm, và có thể gia hạn thêm
một năm nữa là ba năm). Và
hầu hết những trường hợp
này, Công Nhân Việt Nam bị chủ
nhân Ðài Loan đuổi về nước
rất là vô lý. Hầu như vấn
để đuổi về nước
trở thành giống như một vấn
đề khủng bố tinh thần để
các công nhân phải răm rắp
tuân theo lệnh của chủ và luôn
cả những lệnh rất là bất
hợp pháp. (Xin xem thêm phần báo
cáo về những chi tiết của từng
trường hợp xảy ra cá biệt).
- Có một số chủ
nhân Ðài Loan thường hay ra những
quy luật rất là vô lý: như cấm
không được tới các
nhà thờ, ai tới các nhà
thờ thì sẽ bị đuổi về
nước (Vì các chủ nhân biết
rằng hầu hết các nhà thờ
công giáo tại Ðài Loan đều
có các cơ quan bảo vệ quyền
lợi lao động của người
công nhân, và tại các nhà thờ
đều có những buổi hướng
dẫn công nhân biết rõ những
quyền lợi mà họ được
hưởng tại Ðài Loan...)
- Có một số chủ
nhân có những hình phạt cấm
các công nhân một tuần, hoặc
2 tuần... không được đi ra
ngoài, hoặc không được gặp
khách (có người đã phải
phát biểu: sao giống như nhà tù
thế. Nhà tù còn có thể thăm
nuôi được, ở ký túc
xá mà lại không được
tiếp khách đến thăm...).
- Có một số chủ
nhân, lợi dụng quyền thế bắt
các công nhân (đối với
những công nhân không thuộc diện
giúp việc gia đình: đầy tớ)
phải làm việc riêng tư khác của
chủ (ngoài hợp đồng đã
ký): như tắm rửa cho chó, quét
dọn vườn tược, trồng
cây cối trong vườn nhà của
chủ, nấu cơm cho gia đình chủ....
- Có một số chủ
nhân bắt các công nhân làm
quá những giờ quy định
và đôi lúc không trả lương
cho những giờ làm thêm, hoặc
không trả đúng với quy định
của giờ làm thêm.
- Có một số trường
hợp tai nạn lao động xảy ra, và
chủ nhân đôi lúc đã
vô trách nhiệm không giải quyết
mà còn tìm cách đưa trả
các công nhân Việt Nam về nước
cho xong chuyện.
- Còn có những
trường hợp quá đáng
khác nữa, xin tìm hiểu thêm ở
các bản báo cáo những trường
hợp cá biệt đã xảy ra đối
với các công nhân Việt Nam tại
Ðài Loan trong năm 2000.
Cần phải cấp tốc
giải quyết để cứu các
công nhân Việt Nam tại Ðài Loan:
Vì có quá nhiều sự
đàn áp của giới chủ
nhân các hãng xưởng và
của các trung tâm môi giới,
như hăm doạ đuổi về Việt
Nam, cưỡng bức làm thêm
giờ quá nhiều nên thiếu giờ
nghỉ ngơi, bị cấm cung trong các hãng
xưởng hoặc ký túc xá, và
không được đi ra ngoài,...
nên đã có những trường
hợp căng thẳng thần kinh xảy
ra đối với những công
nhân Việt Nam tại Ðài Loan: điển
hình như trường hợp của
chị Nguyễn thị.... đang làm việc
trong công xưởng giữa đông
người, tự nhiên cởi trần
hết áo ra.....
Ðể tránh những
trường hợp đáng tiếc
như đã xảy ra, và để có
được một sự công bình
chính đáng đối với những
công nhân Việt Nam tại Ðài Loan,
giáo hội Công Giáo Ðài Loan,
qua sự đắc lực của các
linh mục tu sĩ Việt Nam tại Ðài
Loan đã hết mình phục vụ và
giúp đỡ cho công nhân Việt
Nam có được những quyền
lợi căn bản. Tuy nhiên, vì số
lượng các linh mục tu sĩ Việt
Nam tại Ðài Loan quá ít so với
các vấn đề xảy ra hằng ngày
quá nhiều tại Ðài Loan. Chúng
tôi, hy vọng người Việt nam ở
khắp nơi tìm mọi cách để
giúp đỡ cho các công nhân
Việt Nam tại Ðài Loan có được
những quyền lợi căn bản
của một con người làm việc
xa nhà và quyền sống công bình
trong những năm làm việc tại nước
người.
Ðài Loan, ngày 16
tháng 11 năm 2000.
Tổng kết một năm
từ ngày công nhân Việt Nam đến
làm việc tại Ðài Loan (11/1999-11/2000).