Phong Trào Và Thần Học Phụ Nữ

Trong Thế Kỷ 20

Susan A. Ross

Lm. Nguyễn Hùng Cường, M.M. chuyển dịch ra Việt Ngữ

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


V. Những Vấn Ðề Về Tín Lý

 

Khi nói đến những tín điều căn bản của Kitô Giáo thì không một tín điều nào mà không bị phê bình và xây dựng lại bởi các nhà học giả phụ nữ, dọc theo một chuỗi liên tục trải rộng từ những sự phê bình triệt để gay gắt của Mary Daly và Daphne Hampson cho đến nền tu đức nữ thần của Carol Christ, rồi những sự phục hồi cảm thông về truyền thống bởi Elizabeth Johnson và Catherine Lacugna. Sự chối từ của Daly về truyền thống Kitô giáo như là một cách căn bản thù ghét đàn bà và "ưa thích sự chết chóc" (Nếu Chúa là đàn ông, vậy thì đàn ông là Chúa"; Ðức Kitô là "một người đàn ông chết trên cây gỗ khô") đặt xuống một cuộc thách đấu cho các tác giả phụ nữ sau này tiếp tục tranh đấu với một truyền thống tràn ngập với ngôn ngữ và những hình ảnh nam tính (giống đực) của Thiên Chúa. Elizabeth Johnson trong cuốn She Who Is như đề cập ở trên, đã dùng chính cái truyền thống này như là những cơ bản cho một khái niệm chuyển hóa về Thiên Chúa qua sự phục hồi lại tài liệu của Sách Khôn Ngoan. Catherine Lacugna đã phát triển một sự hiểu biết về Chúa Ba Ngôi chính là sự quan hệ liên đới như là cơ bản và nó là mẫu mực thích hợp hơn là một Chúa vô cảm của triết học Hy Lạp. Ðối với những thần học gia này, giới tính của Chúa là một vấn đề không thể coi nhẹ được, khi mà ảnh hưởng của ngôn ngữ và hình ảnh trên ý thức của con người đã cho ta biết điều đó.

Kitô học cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi phong trào phụ nữ. Rosemary Radford Ruether hỏi một cách táo bạo rằng - "Ðấng cứu thế nam giới có thể cứu độ được nữ giới không? - vấn đề được tóm lại là: Cái nam tính nơi Ðức Kitô có phải là yếu tố cần thiết cho vai trò của Ngài không? Câu trả lời từ các nhà thần học phụ nữ đã là một tiếng "không" vang lớn. Sự quan trọng của đời sống, cái chết và sự sống lại của Ðức Kitô không hệ tại ở cái nam tính của Ngài như đại diện của Thiên Chúa đến với nhân loại cách thỏa đáng hơn, nhưng chính là ở sự biểu lộ của sự cá biệt trong sự quan tâm đến người nghèo và bị áp bức, trong sự trung thành không lay chuyển đối với Thiên Chúa ngay cả chấp nhận cái chết và sự hiện diện vinh quang của Ngài vẫn tồn tại trong thế giới qua Thánh Linh. Trong giáo hội Công Giáo Rôma, cái vấn đề về Kitô học được tranh cãi nhiều nhất luôn liên quan đến sự cấm đoán việc truyền chức linh mục cho phụ nữ. Theo giáo huấn chính thức của Vatican, về chuyện Ðức Kitô chọn các tông đồ đều là đàn ông, sự thích hợp của sự chọn lựa này đã cho một ý nghĩa về thần học của giới tính con người (đó là, sự liên hệ "phu thê" giữa Thiên Chúa và nhân loại, chồng và vợ, giáo sĩ và giáo dân), và một truyền thống lâu dài của giáo hội tất cả đã làm chung với nhau để biến chức linh mục chỉ dành cho người nam thành một phần bản chất của sự mạc khải của Thiên Chúa, căn bản và là phần bất biến của đức tin Công Giáo.

Những học giả phụ nữ, mặt khác, tranh luận rằng sự diễn giải kinh thánh cách chọn lựa, sự bỏ qua không kể chi đến cái bối cảnh lịch sử và xã hội trong những thời gian thuộc về kinh thánh, một sự sợ hãi sâu xa và vô tri về phái nữ và sự phản kháng về việc biến đổi những cơ chế quyền bính giai cấp của giáo hội chính là những giải thích có lẽ đúng hơn về việc tại sao giáo hội Công Giáo không truyền chức cho phụ nữ. Họ cũng chỉ cho thấy là Ðức Kitô luôn bao gồm mọi người và Ngài chống đối phương thức quyền bính giai cấp của phong tục xã hội, phụ nữ luôn bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, sự nghèo nàn thiếu thốn của giáo hội một khi những tài năng của phụ nữ bị gạt ra, và những nhu cầu của thời nay, lập luận rằng vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ thực ra là vấn đề của công lý - cho phụ nữ và cho cả giáo hội nói chung. Cùng với những vấn đề liên quan đến tính dục, vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ vẫn còn là một sự chia rẽ trầm trọng trong giáo hội; qua thập niên 1990, nó là một trong những lý do cho việc sa thải các giáo sư nữ ra khỏi các chủng viện và coi đó như là một việc thử thách cho việc chỉ định các giám mục tương lai.

Thực khó mà tách rời vấn đề truyền chức cho phụ nữ ra khỏi những vấn đề về bí tích và giáo hội, khi chúng có liên hệ cách mật thiết giữa thần học và mục vụ. Sự hứa hẹn một giáo hội của công đồng Vatican II - Dân Thiên Chúa - vẫn còn trong rất nhiều cách chưa được hoàn thành, khi mà Vatican vẫn còn giữ sự kiềm chế chặt chẽ trong việc chỉ định chức giám mục, các hội đồng giám mục quốc gia và ngay cả các hội đồng giáo xứ địa phương. Bởi con số linh mục giảm đi cũng như phấn khởi sau thời giáo hội hậu công đồng Vatican II, phụ nữ đã gia tăng tham gia vào trong các công việc mục vụ, và trong nhiều nơi, phục vụ như là những người lãnh đạo của giáo xứ khi giáo sĩ ("thừa tác viên bí tích") thiếu vắng. Các giáo xứ đang nhận ra rằng phụ nữ mang đến một sự giàu có về kinh nghiệm và tài năng cho công việc mục vụ, và nhiều giáo dân, cũng như nhiều thừa tác viên mục vụ, cảm thấy tự thất vọng nản lòng bởi những sự lên án nghiêm khắc trên những người không được truyền chức bởi Vatican. Nhưng cũng có nhiều người nam cũng như nữ thấy mình cay đắng và xa lánh khỏi giáo hội vì vấn đề này, và họ tham gia vào những truyền thống Kitô giáo khác nơi mà việc truyền chức cho phụ nữ được công nhận - hoặc họ bỏ cả niềm tin vào giáo hội. Vì thế, vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ có những hậu quả rộng lớn.

 

(Trích trong cuốn The Twentieth Century - A Theological Overview

Edited by Gregory Baum

Orbis Books - Maryknoll, New York, 1999)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page