Tìm hiểu và chia sẻ
đời sống Tin Mừng

Linh Mục Augustine, SJ. phụ trách

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Ngày 28 tháng 05 năm 2000
Chúa Nhật 6 Phục Sinh Năm B

Ðọc Tin Mừng Ga 17,11b-19

Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng

Con sông duy nhất

 Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mời gọi các Kitô hữu tiến tới hiệp nhất bằng những lời tha thiết nhất khi viết: "Con sông duy nhất có nhiều nhánh sông mang nước về. Năm 2000 mời gọi chúng ta gặp gỡ nhau với một sự trung thành mới và bằng một sự hiệp thông sâu xa hơn trên bờ sông của con sông lớn này, con sông Mạc Khải, con sông Kitô giáo và con sông Giáo Hội chảy qua lịch sử nhân loại, bắt đầu bằng biến cố Nadarét, rồi ở Bêlem, cách đây 2000 năm. Ðây đúng là "con sông" với các "nhánh" của mình, theo cách nói của Thánh Vịnh "đem niềm vui cho thành đô nước Trời." (Tv 45/46,5 - Tiến tới Thiên Niên Kỷ thứ 3, số 25).

 Ðức Gioan Phaolô II đã khai mạc tông thư này với lời Thánh Phaolô đồng hoá sự viên mãn của thời gian với mầu nhiệm Nhập Thể: "Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà. (Gl 4,4). Vậy là vị đương kim Giáo Hoàng tha hồ ngược xuôi giòng lịch sử để qui tất cả về Ðức Kitô theo ý niệm cũng như theo cách cử hành và chuẩn bị cử hành Năm Thánh 2000. Chẳng hạn nhân dịp năm 2000, Thật là điều rất có ý nghĩa khi có thể viếng thăm tất cả các nơi nằm trên con đường lưu lạc của dân Chúa trong Cựu Ước, từ những vùng đất do Abraham và Môsê đã rong ruổi, băng qua Ai Cập và núi Sinai, cho tới Damas, thành phố nơi thánh Phaolô trở lại (số 24).

 Tuy nhiên, niềm vui của mọi lễ kỷ niệm đặc biệt là niềm vui vì sự ăn năn hối lỗi, niềm vui của sự hoán cải? (số 32).

 Do đó, trong khi chúng ta đang sống trong thiên niên kỷ mới của năm 2000 này, thật là đúng đắn khi Giáo Hội mang lấy tội lỗi của con cái mình, với một ý thức mãnh liệt hơn, trong khi nhớ lại tất cả những hoàn cảnh mà trong lịch sử của mình, những người con này xa rời Thánh Thần và Phúc Âm của Ðức Kitô, trình bày cho thế giới không phải chứng tá của một cuộc sống được linh ứng do những giá trị của đức tin, nhưng toàn bộ những cách suy nghĩ và hành động thực sự là những hình thức phản chứng và tai tiếng? Mặc dù thánh thiện nhờ sát nhập vào Ðức Kitô, Giáo Hội đã không ngừng kêu gọi sám hối: Giáo Hội luôn thừa nhận trước Thiên Chúa và trước con người, những con cái tội lỗi của mình. Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân nói về vấn đề này như sau: "Bao gồm những người tội lỗi, Giáo Hội vừa thánh thiện vừa được kêu gọi thanh luyện và không ngừng nỗ lực sám hối và đổi mới" (số 33).

 Tội phạm đến sự hiêp nhất

 Trong số các tội cần có nỗ lực sám hối và hoán cải, dĩ nhiên phải kể đến những tội phạm đến sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có đối với dân Ngài (số 34). Ðể xứng đáng là những môn đệ của Ðức Kitô trong thiên niên kỷ mới của năm 2000, Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta tự vấn lương tâm và đưa ra những sáng kiến đại kết có ích, để hoàn thành sứ mệnh của Ðức Kitô để lại cho chúng ta: "Xin cho chúng hiệp nhất nên Một, như Cha ở trong Con, và như Con ở trong Cha". Việc cầu nguyện này đã được gia tăng nhiều sau Công Ðồng nhưng nó còn phải phát triển hơn nữa và người Kitô phải luôn dấn thân cầu nguyện nhiều hơn nữa, nhất là trong thiên niên kỷ mới của năm 2000 này, trong tinh thần của lời cầu khẩn thiết tha của Ðức Kitô trước cuộc khổ nạn: "Lạy Cha? xin cho chúng nên một." (Ga 17,21 - TNKTB số 34).

 Ðức Gioan Phaolô không bi quan vì thấy vẫn có ánh sáng do Chúa Thánh Thần khơi dậy trong Giáo Hội. Ðức Giáo Hoàng đặc biệt lưu ý tới việc tiếp nhận các đoàn sủng và thăng tiến giáo dân nhiệt tình vì công cuộc hiệp nhất mọi Kitô hữu (số 46).

 Sáng kiến đại kết

 Tông thư Tiến Tới Thiên Niên Kỷ thứ ba được viết ngày 10 tháng 11, 1994, thì hai năm sau diễn ra cuộc họp đại kết lần thứ mười bốn của những Giám mục thân hữu của phong trào hiệp nhất thế giới do chị giáo dân Chiara Lưu Bích đảm trách. Các dự viên gồm 18 Giám mục đến từ Toà Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, từ Giáo Hội Chính Thống Rumani, Giáo Hội Chính Thống Kerala Aán Ðộ, Giáo Hội Anh Giáo, Giáo Hội Lutherô Ðức Quốc và Giáo Hội Lutherô Thụy Ðiển. Riêng về phía Giáo Hội Công Giáo Rôma, có tất cả 8 Giám mục mà cao cấp nhất là Ðức Hồng Y MILOSLAV VIK, Tổng Giám Mục Prague của Tiệp Khắc, đồng thời còn là chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Aâu Châu, và là người bảo vệ cho cuộc họp đại kết của các Giám mục thân hữu Phong trào hiệp nhất này.

 Ðược hỏi "Cuộc họp đại kết này độc đáo về tính quốc tế của các dự viên nhằm đạt những mục tiêu nào?" Ðức Hồng Y trả lời: "Mục đích của cuộc họp là để các giám mục thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhau là những người đã từng quen biết, từng quí chuộng và có thái độ rộng mở đối với linh đạo hiệp nhất thì nay được thấy nền linh đạo ấy sống động như thế nào qua kinh nghiệm. Nhiều cuộc họp loại này từng được tổ chức những năm qua trong tháng 11, tại Rôma cũng như tại những thành phố khác như Istanbul. Cuộc họp dự kiến cho năm 1997 sẽ được tổ chức tại Luân Ðôn."

 Ðược hỏi "Tại sao chọn Tân Ðô, tức Trentô, làm địa điểm cho cuộc họp này?" Ðức Hồng Y trả lời: "Có hai lý do. Một là năm nay kỷ niệm 450 năm cuộc họp của Công Ðồng Tân Ðô. Hai là vì Thiên Chúa đã cho ra đời Phong Trào Focolare tại Tân Ðô, là phong trào nhằm mục tiêu hiệp nhất? Hiệp nhất đạt được không chỉ do những cuộc nói chuyện chính thức giữa các ủy ban thần học, nhưng còn đạt được qua mốt tương quan sống động. Cuộc họp này xác chuẩn tầm quan trọng đó. Dĩ nhiên, nó không loại bỏ những phương thức khác."

 Ðáp lại câu hỏi về những điểm nổi bật của cuộc họp đại kết tại Tân Ðô, Ðức Hồng Y nêu sự kiện Phúc Aâm là di sản chung của mọi tham dự viên, dầu là Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống Giáo hay Công Giáo Rôma. Nhưng có Phúc Aâm là di sản chung chưa đủ, mà còn phải đưa Lời Tin Mừng của Chúa áp dụng vào đời sống chung hiệp giữa nhau. Có kinh Lạy Cha cũng chưa đủ, nhưng còn phải cầu nguyện chung với nhau lời kinh đó.

 Ðiều quan trọng cuối cùng là các dự viên còn phải thể hiện tình yêu, là quà tặng mà Chúa Thánh Linh gieo vào trái tim mỗi dự viên. Ðó là điều ai nấy đều nghiệm thấy về cuối cuộc họp. Như cuối cuộc họp đại kết những năm trước, các dự viên đã kết thúc cuộc họp bằng lời cam kết với nhau là họ sẽ sống mối tình như Chúa Giêsu đã ban, để ai nấy lo chu toàn lời nguyện của chính Chúa Giêsu là: Ðể họ nên một như chúng ta (Ga 17,11).

 Như vậy, cuộc họp đại kết lần thứ mười bốn của các giám mục thân hữu của phong trào hiệp nhất thế giới qui về ba điều cũng chính là đề tài Tin Mừng Gioan 17, đó là: một là tình hiệp nhất khắng khít giữa Ðức Giêsu và Chúa CHA; hai là mối giây hiệp nhất phải nối kết các môn đệ lại trong hiện tại cũng như tương lai; ba là tầm quan trọng của tình yêu như được Tin Mừng mạc khải về Chúa CHA.

 Mối tình hiệp nhất khăng khít giữa Chúa Cha và Chúa Con phải là cơ sở cho mọi cuộc chung hiệp Kitô giáo, không riêng gì hiệp nhất đại kết mà thôi. Hễ đã Kitô hữu cần hiệp nhất với nhau thì cơ sở phải là sự hiệp nhất của chính Chúa Giêsu với Cha Người.

 Họa tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong lời cầu của Chúa Giêsu là xin cho các môn đệ được nên một. Sự nên một ấy phải bén rễ nơi tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu, tình yêu ấy các môn đệ được ban cho để tham dự (Ga 17,26)

 Tình yêu được đề cập là tình yêu Chúa Cha dành cho các môn đệ (c.23), tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu (cc 23-24) và tình yêu Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu và các môn đệ (c.26). Trong suốt lời cầu của Chúa Giêsu, Giáo Hội được Người thiết lập phải là một cộng đoàn yêu thương, đồng thời phải là dấu chỉ hoặc bí tích của tình yêu qua lại giữa Chúa Cha và Chúa Con.

 Cho nên lời mời gọi hiệp nhất giữa các Kitô hữu, trước tiên phải là lời cầu để chiêm ngưỡng tình yêu mà Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu và các môn đệ. Trước mối tình lớn lao ấy mọi Kitô hữu đều phải đấm ngực ăn năn về sự bất xứng của mình, hầu được Chúa thương ban ơn cứu độ.
 
 

Một số câu hỏi gợi ý

1. Khi Ðức Gioan Phaolô II nói đến những cách suy nghĩ và hành động thực sự là những hình thức phản chứng và tai tiếng?(TNKTB, số 33) dĩ nhiên Ðức đương kim Giáo Hoàng có ý nói tới những hành động phản chứng lớn trong lịch sử, chủ yếu là những hành động khiến Giáo Hội bị chia rẽ như hiện nay. Nhưng khi Ðức Gioan Phaolô II trích lời Công Ðồng Vaticanô II nói rằng "Bao gồm những người tội lỗi, Giáo Hội vừa thánh thiện vừa được kêu gọi thanh luyện và nỗ lực sám hối và đổi mới" bạn hiểu tại sao nói Giáo Hội vừa thánh thiện lại vừa cần nỗ lực sám hối và đổi mới? Bạn nghĩ lời của Vaticanô II có thể được áp dụng với bạn và gia đình bạn là Kitô hữu chăng?

 2. Lời Chúa Giêsu nói rằng "Ðể họ nên một như chúng ta" (Ga 17,11). Lời đó nên được hiểu như thế nào? Lời đó có thể được áp dụng với bạn và gia đình bạn là Kitô hữu chăng?
 
 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page