GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


LỄ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA

TIN MỪNG: Mc 1, 7 - 11

Ông rao giảng rằng: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần"... Hồi ấy, Ðức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."

SUY NIỆM 1:

BA NGÔI TỎ MÌNH TRONG PHÉP RỬA

Có một người cho tôi mượn quyển truyện cười. Tôi đọc một câu chuyện như sau: một người mở tiệm bán cá. Anh ta căng bảng hiệu "Ở đây bán cá tươi". Một người hàng xóm phê bình: "Anh bán cá tươi chứ có bán cá khô đâu. Cần gì phải để chữ "tươi" trên bảng hiệu". Nghe có lý, anh chủ tiệm xóa chữ "tươi". Bảng hiệu chỉ còn "Ở đây bán cá". Một người khác lại chê: "Tiệm của ông bán cá, ai cũng biết, cần gì phải ghi hai chữ "ở đây". Anh chủ tiệm lại nghe có lý. Vậy là bảng hiệu chỉ còn hai chữ "Bán cá". Một người khác lại không đồng ý, nên đề nghị: "Tiệm của ông bán cá chứ có bán rau trái gì đâu mà phải tốn cả cái bảng hiệu". Vậy là ngay hôm đó, anh chủ tiệm tháo luôn tấm bảng hiệu của tiệm mình.

Bạn thử nghĩ xem, câu chuyện kể trên muốn nói điều gì ? Nó phê phán những người có tính ba phải, bắt chước một cách rập khuôn theo người khác, mà không biết giữ lập trường của mình.

Tôi không có ý so sánh câu chuyện kể trên với bài Tin Mừng ngày Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa, chuyện vui đó không thể đem so sánh với Thánh Kinh. Dù sao tôi cũng thắc mắc, bởi thái độ của Chúa Giê-su hết sức lạ lùng. Chúa được Gio-an ca tụng một cách khác thường, trên mức bình thường, nào là "Có Ðấng đến sau tôi, quyền lực hơn tôi", nào là "Tôi không đáng cởi dây giày cho Người", hay "Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Người rửa anh em trong Thánh Thần", thì chính Người, nhân vật quan trọng đó, lại đến xin Gio-an làm phép rửa cho mình, và đã cúi mình để Gio-an rửa thật sự. Chúa Giê-su làm điều đó có ý gì ? Hình như Người cũng chỉ là một kẻ ba phải, thấy người khác đến xin Gio-an làm phép rửa thì cũng đến như mọi người ?

Không đúng ! Chúa Ki-tô không ba phải ! Ở cuối bài Tin Mừng, thánh Mác-cô cung cấp cho ta một Chân Lý Ðức Tin hết sức quan trọng: Chúa Giê-su đã làm điều mà Người cần phải làm: Qua phép rửa của Gio-an, Thiên Chúa tỏ mình cho trần gian.

Nếu lần tỏ mình trước trong Lễ Hiển Linh cho biết Chúa Giê-su đã nhập thể trong trần gian, thì lần này đánh dấu một bước ngoặt mới, đó là Chúa chuẩn bị loan báo Tin Mừng và báo trước đời sống công khai của Chúa. Lần tỏ mình này diễn ra trong bầu khí uy nghi: Ba Ngôi cùng hiện diện: Chúa Thánh Thần ngự xuống nơi Chúa Con như hình chim bồ câu. Chúa Cha tuyên bố Chúa Con là con yêu dấu của Người, luôn làm đẹp lòng Người. Tất cả những điều đó nhằm minh chứng Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Người sắp thực hiện sứ mạng cứu độ trần gian.

Ngày xưa phép rửa của Gio-an chỉ là phép rửa kêu gọi thống hối mà Thiên Chúa lại tỏ mình uy nghi, thì ngày nay trong Phép Rửa Tội, là Phép Rửa Tha Tội thật sự, do Chúa Giê-su thiết lập, chắc chắn Thiên Chúa vẫn đang tỏ mình cho loài người. Bởi đó, khi Linh Mục hoặc bất cứ người nào trong trường hợp thiếu Linh Mục, rửa tội cho ai đó theo ý hướng của Giáo Hội, và đọc công thức: "Tôi rửa tội cho anh ( chị, em... ), nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con, và Chúa Thánh Thần", kèm theo việc đổ nước trên đầu, thì lập tức Bí Tích rửa tội thành sự.

Bạn thân mến, trong nghi thức Bí Tích Rửa Tội cho trẻ em, trước khi tuyên xưng Ðức Tin, Giáo Hội mời gọi mọi người hiện diện hãy tích cực tham dự và nghi thức Bí Tích này bằng lời kêu mời: "...Anh chị em HÃY NHỚ LẠI phép rửa tội của mình mà từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng đức tin..." Vậy, mừng Lễ Chúa Chịu Phép Rửa hôm nay, bạn và tôi cũng hãy nhớ lại Phép Rửa Tội của mình mà tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðấng đã yêu thương tỏ mình trong cuộc đời của từng người, kể từ giây phút ta bắt đầu gia nhập cộng đoàn Giáo Hội.

Bí Tích Rửa Tội là Bí Tích đầu tiên cho ta được quyền gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Ki-tô là người Anh Cả của mình, Chúa Thánh Thần được ban để ta sống đời sống một người con Chúa. Nếu trong nghi thức Bí Tích, Giáo Hội mời ta nhớ lại Bí Tích Rửa Tội để từ bỏ tội lỗi và tuyên xưng Ðức Tin, thì hôm nay, trong Lễ này, bạn và tôi cũng hãy thực thi lời mời gọi ấy bằng sự thành tâm trở về với Chúa, giữ cho lòng mình trong sạch và siêng năng rước lễ, cầu nguyện, lãnh Bí Tích Giải Tội, biết thực thi lòng bác ái bằng việc giúp đỡ anh chị em thiếu thốn xung quanh mình. Dù tỏ mình trong Bí Tích Rửa Tội, nhưng Danh Chúa thực cả sáng nhờ đời sống thánh thiện của bạn và tôi.

Lm. JB. NGUYỄN MINH HÙNG, Giáo Phận Phú Cường

SUY NIỆM 2:

"CHA HÀI LÒNG VỀ CON"

Sau Lễ Hiển Linh, Hội Thánh mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa. Theo quan niệm của Hội Thánh thời các Tông Ðồ, sứ vụ Cứu Ðộ của Chúa Giê-su khởi đầu từ sự kiện Ðức Giê-su Na-da-rét xuất hiện bên bờ sông Gio-đan, xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho mình như bao người Do-thái sám hối khác! Sự kiện này hàm chứa một ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Chúng ta hãy tự hỏi khi lắng nghe Lời Chúa: Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong sông Gio-đan có ý nghĩa gì ?

1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÐỨC GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA TRONG DÒNG SÔNG GIO-ÐAN: BỘC LỘ RÕ ÐỨC GIÊ-SU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA NGƯỜI VỚI THIÊN CHÚA

1.1 Cao điểm của biến cố phép rửa không phải là lúc Gio-an dìm Ðức Giê-su xuống dòng sông mà là những việc xảy ra khi Ðứùc Giê-su bước ra khỏi nước. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô viết: "Vừa lên khỏi nước, Người ( Ðức Giê-su ) liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 10 - 11 ). Ở đây Mác-cô dùng cách diễn tả của người Do-thái xưa để tường thuật những gì mới xảy ra cho Ðức Giê-su.

Các kiểu nói "tầng trời xé ra" hoặc "có tiếng nói từ trời phán" đều có nghĩa là Thiên Chúa từ cõi siêu hình, cao xa đã đi vào thế giới con người, hiện diện trong biến cố. Trong Thần Học người ta gọi đó là cuộc Thần Hiện, tức cuộc xuất hiện của Thần Linh, của Thiên Chúa.

Như thế việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan cho chúng ta thấy Ðức Giê-su là Ðấng xuất phát từ thế giới thần linh của Thiên Chúa, có mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, là Con yêu dấu của Thiên Chúa ( Con là Con yêu dấu của Cha ), đang thi hành Chương Trình của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ở cùng ( bồ câu ngự xuống trên Người ) và rất đẹp lòng Thiên Chúa ( Cha hài lòng về Con ).

Sau này Thần Học mới triển khai rộng ra và giải thích rằng: tiếng nói từ trời phán là tiếng nói của Chúa Cha, Thần Khí có hình bồ câu ngự xuống trên Người là Chúa Thánh Thần, Còn Ðức Giê-su là Con Một Thiên Chúa, là Ngôi Hai hay Ngôi Lời. Vậy trong biến cố Ðức Giê-su Na-da-rét chịu phép rửa chúng ta thấy xuất hiện Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, thông hiệp mật thiết với nhau trong thế giới siêu việt của Thiên Chúa và trong công trình Cứu Chuộc loài người của Ðức Giê-su.

1.2 Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan còn có một ý nghĩa khác, cũng là cho thấy rõ Ðức Giê-su: Chắc chắn khi để cho Gio-an Tẩy Giả dìm mình xuống dòng sông, Ðức Giê-su không đóng kịch. Người biết rõ rằng phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi thức tỏ lòng sám hối chứ không có khả năng tha tội. Ðấng có quyền tha tội là Thiên Chúa và chỉ có một mình Người mới có quyền tha tội. Cũng chắc chắn Ðức Giê-su biết mình là Ðấng Vô Tội ( vì là Thiên Chúa cực Thánh ) nên không cần phải sám hối cũng như không cần phải tỏ lòng sám hối.

Thế tại sao Ðức Giê-su lại hành động như thế ? Chỉ có một cách giải thích sự việc là như thế này: Vì Ðức Giê-su đã muốn sống hòa nhịp với dân tộc mình và muốn thể hiện tình liên đới chặt chẽ với họ cũng như với loài người tội lỗi chúng ta. Vì là một người Do-thái đích thực, Ðức Giê-su sống niềm trông đợi, chờ mong, hy vọng của toàn dân đang hướng về Ðấng Cứu Tinh mà các ngôn sứ đã loan báo từ bao thế hệ trước. Mà muốn cho ngày Ðấng Cứu Tinh ấy mau tới và muốn cho mình không bị Thiên Chúa loại bỏ trong ngày quan trọng ấy thì chỉ có một cách là sám hối ăn năn về những tội lỗi thiếu sót của bản thân và của dân tộc mình. Vì thế các người Do-thái đạo đức đã hưởng ứng lời "rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội" của Gio-an. Và Ðức Giê-su đã làm y như họ: Người đã đứng vào hàng những người sám hối để chờ được Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho.

2. TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA KHÁC XA VÀ VUỠT CAO HƠN NGÀN TRÙNG TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA CON NGƯỜI

"Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy" ( Is 55, 8 - 9 ).

 Ðó là nhận định rất chính xác và sâu sắc của ngôn sứ I-sai-a về cả quá trình lịch sử Cứu Ðộ mà Thiên Chúa đã thể hiện. Chúng ta cứ nhìn vào hai sự kiện Ðức Giê-su sinh ra ở Bê-lem ( Lễ Giáng Sinh ) và chịu phép rửa ở dòng sông Gio-đan ( Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa ) để thấy rõ điều ấy.

Trong sự kiện Ðức Giê-su Ngôi Lời nhập thể sinh ra làm Hài Nhi nhỏ bé, yếu ớt được bọc tã nằm trong máng cỏ nơi hang bò lừa Bê Lem chẳng những cho ta thấy sự khiêm hạ của Ðức Giê-su mà còn cho ta thấy Ðấng Cứu Ðộ không chỉ dành cho những người sống ở trong Do-thái giáo tức những người đạo đức tuân giữ Luật mà còn dành cho những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ là những người chăn chiên, không chỉ dành riêng cho dân Ít-ra-en mà còn dành cho Dân Ngoại được biểu trưng bằng ba nhà chiêm tinh phương Ðông.

Còn trong sự kiện Ðức Giê-su chịu phép rửa, chúng ta khám phá ra mối tương quan Thần Linh của Người với Thiên Chúa và tình liên đới chặt chẽ của Người với dân tộc Ít-ra-en, nhất là với các tội nhân và hối nhân, khao lhát Ơn Cứu Ðộ, ngóng chờ Ngày Giải Thoát của Thiên Chúa.

Cũng như sau này, viên đại đội trưởng chỉ nhận ra Ðức Giê-su: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" ( Mt 15, 39 ) khi đứng đối diện với Người trên cây thập giá và nhìn Người tắt thở trên cây gỗ ấy.

Kết luận: Mầu nhiệm cao siêu của Thiên Chúa đã được bộc lộ và ( có thể nói ) chỉ được bộc lộ qua những cảnh đơn sơ, khiêm cung, tự hạ và tự hủy của Ðức Giê-su Ki-tô, Con Yêu Dấu của Cha, đẹp lòng Cha mọi bề.

3. CHÚNG TA HÃY HỌC CÙNG ÐỨC GIÊ-SU

Nếu chúng ta muốn sống đẹp lòng Cha, chúng ta không còn cách nào khác là học cùng Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha. Người đã để lại cho chúng ta hai bài học tối quan trọng:

a. Bài học khiêm nhường, tự hạ và tự hủy:

Về Ðức Giê-su, Gio-an Tẩy Giả đã tuyên bố: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" ( Mc 1, 7 - 8 ). Thế mà Ðức Giê-su đã tự mình tìm đến với Gio-an, xin Gio-an làm phép rửa cho mình. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức, có quyền và có tiền, chắc chúng ta sẽ ngồi chờ những ai cần chúng ta đến với chúng ta, cầu cạnh, xin xỏ chúng ta, vì chúng ta cho rằng như thế mới phù hợp hơn chức vị của chúng ta.

b. Bài học liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân, với con người:

Ðức Giê-su là Ðấng vô tội, là Con yêu dấu của Chúa Cha, là Ðấng đầy Thánh Thần mà đã tự xếp vào hàng các tội nhân và các hối nhân để được Gio-an dìm xuống dòng sông. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức vụ trong cộng đoàn hay được coi là người đạo đức, chắc chúng ta sẽ đứng tách ra một bên, ngồi riêng ra một bàn, xếp riêng vào một dẫy, để mọi người thấy chúng ta là hạng người khác và không "lẫn lộn" chúng ta với những người thấp kém, tầm thường, tội lỗi.

4. CHÚNG TA CÙNG SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA:

Trong tuần mỗi ngày tôi đọc đi đọc lại đoạn Kinh Thánh sau đây, để cảm nghiệm được lòng Chúa Giê-su Ki-tô và tập sống theo Người:

"Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn lại hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự." ( Pl 2, 5 - 8 ).

Lạy Cha, trong biến cố phép rửa của Chúa Giê-su Ki-tô, Cha đã công bố: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con". Bản thân con cũng rất muốn được Cha nói lời ấy với con.

Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã khiêm nhường, tự hạ, tự hủy, liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân và hối nhân để Mầu Nhiệm cao siêu và đời đời của Thiên Chúa được tỏ bày cho nhân loại, nhất là cho những kẻ tin. Xin Chúa giúp con cảm nhận được hạnh phúc ngọt ngào khi chọn sống khiêm cung, tự hạ, tự hủy, liên đới với con người như Chúa.

Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh trong tâm hồn và hành động của Chúa Giê-su, Xin Chúa là sức mạnh trong tâm hồn và cuộc sống của con.

Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

SUY NIỆM 3:

 

SUY NIỆM 4:

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI ÐÃ CHỊU PHÉP RỬA TỘI

Cả ba bài đọc hôm nay đều qui chiếu về Ðức Giê su. Tất cả ba bài đều trình bày cho ta những hình ảnh đẹp về cuộc đời và sứ mạng của Người.

1. HÌNH ẢNH VỀ MỘT ÐẤNG CỨU THẾ KHIÊM NHƯỜNG TỰ HẠ

Trong khi dân Do-thái mong chờ một Ðấng Cứu thế oai phong lẫm liệt, thì Ðức Giê-su xuất hiện công khai lần đầu tiên trong sự khiêm nhường thống hối. Lúc ấy, Gio-an rao giảng sự ăn năn sám hối. Ðoàn lũ dân chúng đông đảo kéo đến với ông để xin chịu phép rửa thống hối. Hoà mình vào đoàn lũ những con người tự nhận mình tội lỗi ấy, Ðức Giê-su âm thầm khiêm tốn xếp hàng chờ được rửa tội. Thật là lạ lùng. Chính Ðấng đã thánh hoá Gio-an khi ông còn trong trong bụng mẹ giờ đây lại đến xin ông làm phép rửa cho. Chính Ðấng đến để chuộc tội loài người giờ đây lại xin người khác rửa tội cho mình. Thật là khiêm nhường thẳm sâu.

Trong khi loài người tội lỗi luôn kiêu ngạo tìm nâng mình lên thì Thiên Chúa thánh thiện lại tìm hạ mình xuống. Trong khi loài người tội lỗi luôn che dấu, chối không nhận tội thì Thiên Chúa vô tội lại công khai nhận mình tội lỗi. Trong khi loài người tội lỗi tìm tránh hình phạt do tội lỗi họ gây nên thì Thiên Chúa lại ghé vai gánh lấy hết tội lỗi và mọi hình phạt mà loài người đáng phải chịu. Sự khiêm nhường ấy phát xuất từ lòng Thiên Chúa yêu thương con người, muốn chia sẻ kiếp người, muốn cứu chuộc tội đời, muốn thăng tiến nhân loại.

2. HÌNH ẢNH VỀ CUỘC GIAO HOÀ ÐẤT TRỜI

Chính lúc Ðức Giê-su tự nguyện gánh lấy tội lỗi nhân loại, tầng trời bị xé ra. Khi loài người phạm tội, cửa trời đóng lại, đất trời phân ly, ân phúc thôi tuôn đổ. Khi phạm tội, loài người tự giam mình trong bóng tối. Bóng tối tội lỗi giam kín con người trong thân phận bụi đất, không còn hy vọng vươn lên. Hôm nay, tầng trời xé ra có nghĩa là từ nay con người đã có lối thoát. Thân phận con người thay đổi, địa vị con người được nâng lên, vì có ơn Thiên Chúa đổ xuống, có Thiên Chúa đến gieo mầm trường sinh vào kiếp người phàm hèn. Trời đất giao hoà. Thiên giới cúi xuống hạ giới. Thiên Chúa đến ở với con người. Ân phúc tuôn đổ xuống cõi đời nhơ uế.

3. HÌNH ẢNH VỀ SỰ KẾT HIỆP MẬT THIẾT GIỮA BA NGÔI THIÊN CHÚA

Trong giây phút cảm động ấy, cả Ba Ngôi Thiên Chúa cùng xuất hiện. Chúa Thánh Thần như chim bồ câu đáp xuống. Chúa Thánh Thần là Tình Yêu. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ai là dấu chỉ Thiên Chúa ưu ái người ấy. Ðức Chúa Cha công khai xác nhận sự ưu ái ấy với Ðức Giê-su khi lên tiếng: "Ðây là Con Ta yêu dấu". Ðức Giê su là Con Thiên Chúa. Ðây không phải là một danh xưng, một tước vị, nhưng là một liên hệ sâu xa mật thiết: Ba Ngôi liên kết trong một tình yêu hiệp thông. Ðức Giê-su hoạt động dưới tác động của Chúa Thánh Thần để thi hành Thánh Ý Chúa Cha. Có thể nói cả Ba Ngôi đều hoạt động trong Ðức Giê-su Ki-tô. Cả Ba Ngôi đều tham gia vào công trình cứu chuộc con người.

4. HÌNH ẢNH VỀ SỨ MỆNH NGƯỜI ÐƯỠC SAI ÐI

Từ xưa trong Cựu Ước, Chúa Thánh Thần ngự xuống là để trao ban một sứ mệnh. Hôm nay, Ðức Giê-su cũng đã nhận lãnh một sứ mệnh, đó là cứu nhân độ thế. Là "mở mắt cho người mù","đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ", là "dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong bóng tối tăm". Người không đến trong thái độ phô trương quyền lực, nhưng đến trong sự hiền lành khiêm nhường. Người đến không phải để lên án nhưng để tha thứ. Người đến không phải để giết chết nhưng để cứu sồng như lời Ngôn Sứ I-sai-a: "Cây lau bị dập, Người không bẻ gẫy. Tim đèn leo lét, Người chẳng nỡ tắt đi".

Phép Rửa của Ðức Giê-su mời gọi ta nhớ lại Ơn Phép Rửa Tội của mình. Ngày ta được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, màn đêm tội lỗi vây phủ ta bị xé ra, Ba Ngôi Thiên Chúa đã đến với ta, ban cho ta cuộc sống thần linh, cho ta được vinh dự làm con Thiên Chúa, cho ta được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Ngày ta được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, Chúa Thánh Thần cũng đã trao cho ta một sứ mệnh, đó là sống xứng đáng một người con hiếu thảo của Chúa, là tiếp tục công việc của Ðức Giê-su trong công cuộc cứu nhân độ thế.

Ðức Giê-su là gương mẫu một người con hiếu thảo, vì Người luôn sống thân mật với Chúa Cha, luôn kết hiệp với Chúa Cha trong kinh nguyện hằng ngày, và nhất là Người luôn tìm thi hành thánh ý Chúa Cha, Người đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Ta hãy noi gương Ðức Giê-su, luôn kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn tìm thi hành Thánh Ý Thiên Chúa, luôn sống một cuộc sống tốt đẹp, luôn tích cực góp phần xây dựng xã hội, tạo hạnh phúc cho những anh em sống chung quanh ta.

Lạy Ðức Giê-su Ki-tô, xin dạy con biết sống ơn Bí Tích Rửa Tội như Chúa, để con xứng đáng được làm con yêu dấu của Ðức Chúa Cha.

Gm. NGÔ QUANG KIỆT, Giáo Phận Lạng Sơn

SUY NIỆM 5:

MẦU NHIỆM HIỂN LINH - TỰ HẠ

Giáo Hội Ðông Phương ( Giáo Hội Constantinopoli, nay là Giáo Hội Chính Thống Giáo ) mừng Lễ Hiển Linh bao gồm cả 3 ý Lễ: Lễ Ba Vua, Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa và Chúa Giê-su làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Ca-na, biến nước lã thành rượu ngon, và gọi Lễ này là Lễ "Epiphania". Theo nguyên ngữ Hy-lạp, động từ "Epiphania" có nghĩa: là sự chiếu tỏa ánh sáng một cách rực rỡ, là việc tỏ mình ra một cách sáng láng, tiếng Việt diễn ý là "Hiển Linh".

Ngày xưa, từ ngữ "Epiphania - Hiển Linh" được dùng để nói về việc một Ðức Vua lên ngôi, đăng quang giữa niềm vui dân muôn dân trăm họ trong một đất nước thái bình thịnh trị; hoặc khi Ðức Vua vi hành công khai, đi kinh lược đến một thành, một miền nào đó, cũng có khi ngài đăng đường xét xử một vụ án lớn tại địa phương, ngài sẽ tỏ ra là một vị minh quân khôn ngoan đảm lược, đầy oai quyền, luôn luôn công bình và cũng giàu lòng nhân ái bao dung, thì coi như là ngài đã "hiển linh" đối với mọi người là con dân của ngài ở nơi đó. Theo Phụng Vụ, khái niệm "Hiển Linh" chỉ có thể được dùng để chỉ về một việc của Thiên Chúa làm ( Hiển là tỏ mình ra một cách sáng láng - Linh là thuộc về Thần Linh, về Thiên Chúa ).

Trong tinh thần ấy, chúng ta cũng có thể nối kết Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa vào chuỗi Phụng Vụ của Lễ Hiển Linh, và qua đó, cùng nhau suy niệm bài Tin Mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa theo ý nghĩa Hiển Linh, nghĩa là Ðức Giê-su tỏ mình ra cho nhân loại.

Vậy, Ðức Giê-su đã hiển linh, đã tỏ mình ra như thế nào trong sự kiện Người lãnh nhận phép rửa của ông Gio-an Tẩy Giả tại sông Gio-đan. Xin kính mời cộng đoàn dừng lại ở một điểm Tín Lý quan trọng về căn tính của Ðức Giê-su: Ðức Giê-su là Con Thiên Chúa thật, và cũng là Con Người thật.

Ðức Giê-su là Ngôi Hai, là Con Thiên Chúa, là Ðấng hoàn toàn vô tội, không vương bất cứ một tỳ tích nào của loài người, thế nhưng Ngài đã muốn sống hòa nhịp với dân tộc Do-thái mình, với toàn thể nhân loại chúng ta. Ngài đã muốn thể hiện tình liên đới chặt chẽ với thân phận loài người tội lỗi như chúng ta.

Vì là một người xuất thân từ dòng tộc Do-thái, Ðức Giê-su cũng có chung một niềm hy vọng, một niềm khao khát trông đợi của toàn dân hướng về một Ðấng Cứu Tinh, Ðấng Thiên Sai, Ðấng Mê-si-a mà các ngôn sứ Cựu Ước, đặc biệt là ngôn sứ I-sai-a đã loan báo ít là 500 năm trước. Ðể dọn lòng chuẩn bị đón Ngài, rất đông những người Do-thái đạo đức đã tìm đến với ông Gio-an Tẩy Giả, đã đáp lại lời mời gọi "hãy sám hối để được ơn tha tội".

Ðức Giê-su chính là Ðấng ấy, không thể là Ai khác nữa, nhưng Ngài đã muốn chọn một cách thế tự giới thiệu hết sức khiêm hạ: đó là âm thầm không kèn không trống, không tiền hô hậu ủng, không rước xách linh đinh, Ngài âm thầm lặng lẽ tìm đến, đứng vào hàng những người sám hối để chờ đến phiên được Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa tại sông Gio-đan.

Ðức Giê-su muốn chứng tỏ mình là người thật, chứ không phải cậy mình là một ngôi vị Thiên Chúa để ở tận trên cao, để ở bên ngoài thân phận làm người. Ðiều này thật ra đã bắt đầu từ khi Ngài nhập thể, đầu thai trong lòng Mẹ Ma-ri-a để được sinh ra làm một em bé như mọi em bé, một người như mọi người.

Trong những ngày mừng Ðại Lễ Giáng Sinh vừa qua, chúng ta đã nghe nhiều lần, và cũng thường gặp thấy được gắn trên các hang đá, các máng cỏ Giáng Sinh, một câu trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an Tông Ðồ: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" ( Ga 1, 14 ). Thay vì dùng động từ "cư ngụ" hay "lưu trú", có bản dịch còn dùng đến một hình ảnh biểu tượng của người Do-thái hết sức cụ thể là: "Ngài cắm lều ở giữa chúng ta".

Ðó chính là khởi đầu cho cả một chương trình vĩ đại, một kế đồ cứu rỗi lớn lao dành cho nhân loại, xuất phát từ Chúa Cha, được Chúa Thánh Thần tác động phối hợp, và Ðức Giê-su đã tự nguyện dấn thân thực hiện trong niềm vâng phục tuyệt đối.

Vì thế, để đóng dấu ấn xác nhận một cách long trọng, tương tự như một nghi thức đăng quang, xức dầu tấn phong làm vua, làm Ðấng Mê-si-a, một cuộc Thần Hiện đã diễn ra với cả Ba Ngôi Thiên Chúa: "...các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con".

Ngay từ thời điểm Ðức Giê-su chịu phép rửa tại sông Gio-đan này, Thiên Chúa đã muốn báo trước một thời điểm vinh quang khác sẽ đến sau này, khi Ðức Giê-su đã chịu chết trên thập giá ở đồi Can-vê, nghĩa là sau khi Ngài chịu phép rửa bằng máu của chính Ngài, Ngài sẽ lại được "siêu tôn" trong một lần tỏ mình tột đỉnh, đó là cuộc Phục Sinh của Ngài, hoàn tất công trình Cứu Ðộ nhân loại chúng ta.

Thánh Phao-lô gửi tín hữu Phi-líp-phê ( Pl 2, 6 - 11 ) giúp chúng ta cảm nhận được sâu xa hơn mầu nhiệm tự hạ này:

"Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa,

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người

và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,

cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ;

và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Ðức Giê-su Ki-tô là Chúa".

Vâng, Ðức Giê-su đã tỏ mình ra cho muôn dân, cho tất cả chúng ta biết: Ngài là Thiên Chúa nhưng Ngài đã nhập thể để làm người thật sự như mọi người. Ðức Giê-su không đóng kịch, không giả vờ, không đội lốt con người cho ra vẻ, nhưng Ngài đã chân thành tự nguyện xếp mình vào hàng ngũ con cái loài người, mà lại còn hạ mình đến mức giống như kẻ tội lỗi, gánh hết tội lỗi của thiên hạ vào nơi mình để rồi đây Ngài sẽ còn chịu chết ô nhục trên cây thập giá vốn là hình phạt dành cho hạng nô lệ trọng phạm.

Chúng ta có thể tự hỏi vì sao Ðức Giê-su lại chọn một cung cách hội nhập với nhân loại ngược đời đến mức điên rồ như thế ? Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Chỉ vì Yêu ! Yêu, mà là Yêu đến cùng, thì mới dấn thân tự hạ, tự hủy mình, tự hy sinh, tự trao ban đến chết như thế...

Ðức Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa mà đã tự hạ mình đồng phận với con người, còn chúng ta cũng là con người với nhau, thì cớ sao lại nhiều lúc tỏ ra kiêu căng hợm mình với những anh em có địa vị xã hội thấp kém ?

Ðức Giê-su là Ðấng Vô Tội mà đã tự đặt mình đồng hàng với con người tội lỗi, còn chúng ta cũng là con người với nhau, thì cớ sao lại nhiều lúc lên mặt xét đoán kết tội những anh em trót sa ngã lỗi phạm ?

Ðức Giê-su là Ðấng Hằng Sống mà đã yêu thương đến mức chịu chết vì con người, còn chúng ta cũng là con người với nhau, thì cớ sao lại nhiều lúc lãnh đạm thờ ơ với những anh em nghèo khó bất hạnh ?

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT

CHỨNG TÁ:

NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ

Khí hậu vùng Bắc Tây Nguyên những ngày cuối năm rất khắc nghiệt. Chiếc xe ca nhận chở tất cả tặng phẩm của các ân nhân trong chương trình "ÐỞ ÐẦU GIÁO LÝ VIÊN NGHÈO", vượt qua trên 500 cây số, tới thị xã vùng núi khi sương giá còn bao phủ khắp nơi: không một ánh đèn, không một bóng người. Xe ngừng lại ở cơ sở Dòng Thánh Phao-lô nằm cách trung tâm phố trên sáu cây số và xuống hàng ở đó. Ngày mai đã là cuối năm cũ 2002 rồi ! Chúng tôi lỡ hẹn với những anh em Giáo Lý Viên nghèo, vì món quà Noel này, do nhiều nguyên nhân, đã không đến kịp, đúng như ý của các ân nhân đã quảng đại tặng quà. Ðành xin là món quà đầu năm mới 2003 vậy.

Rất mau chóng, với sự phối hợp của Soeur Marguerite Hường và vị niên trưởng của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nho, tất cả những thùng gói, bao bịch, mau lẹ được phân chia và chuyển tới các vị Linh Mục phụ trách: 59 bao quần áo giày dép; 55 thùng mì tôm các loại; đường, sữa và rất nhiều món khác. Ðó là hai con cá ! Năm chiếc bánh là số tiền 12.480.000 đồng và 250 đô-la được dùng để mua 5.020 ký gạo, gồm 4.320 ký-lô tặng các Giáo Lý Viên và 700 ký-lô cho hai cô nhi viện.

Ðến gần trưa, thì việc phân phối hoàn tất và chúng tôi tin tưởng những món quà sẽ lần lượt tới tay mỗi Giáo Lý Viên nghèo, để bày tỏ sự biết ơn đối với những anh em, mà dù bản thân và gia đình anh em còn vô vàn khó khăn, đã luôn kiên trì hy sinh phục vụ. 

Chúa Giê-su đã làm phép lạ ! Phép Lạ "NĂM CHIẾC BÁNH và HAI CON CÁ" lần nữa được thực hiện ở đây ! Chúa Giê-su đã không làm phép lạ, nếu như vị Tông Ðồ Chúa gửi đến cho chúng tôi, một cha Dòng Chúa Cứu Thế, đã không quản ngại vất vả, hô hào, vận động khắp nơi giúp chúng tôi. Ngài mong cho giỏ chúng tôi được đầy "bánh và cá" khi đến với các Giáo Lý Viên nghèo.

Thế nhưng, có lẽ Chúa Giê-su sẽ chưa làm phép lạ, khi chưa có "NHỮNG CHIẾC BÁNH VÀ NHỮNG CON CÁ", mà các ân nhân đã quảng đại chia sẻ. Tin vui từ Sài-gòn đến với chúng tôi gần như hằng ngày, mặc dù thời gian vận động quá ngắn ngủi, lại trùng với những ngày tháng bận rộn nhất trong năm: sáng nay Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho quà, rất nhiều quà; buổi chiều đã nghe những thùng, gói quà Cha quản xứ và bà con Giáo xứ Tân Việt gửi tặng các giáo lý viên nghèo; hôm sau là Giáo Xứ Chợ Ðũi, Giáo Xứ Mẫu Tâm, Giáo Xứ Bàn Cờ...; kế đến, các ân nhân đọc thư mời gọi gửi qua lớp Giáo Lý Ðức Tin, qua lớp bồi dưỡng Linh Hoạt Viên đang theo học tại Dòng Chúa Cứu Thế, đã hưởng ứng với những thùng, bao hàng quà, mà Trung Tâm Mục Vụ đã vất vả tiếp nhận không ngừng. Bản thân các anh chị Lớp Giáo Lý vừa giúp vận động, lại vừa góp tặng rất nhiều quà để chia sẻ với các các "đồng nghiệp" nghèo khó của họ trên Tây Nguyên.

Khi chúng tôi đang còn viết những giòng tâm tình tri ân này, thì lại có tin từ Sài-gòn cho biết vừa có thêm một đợt quà mới: những chiếc áo do các em ở Lớp Hướng Nghiệp điểm Truyền Giáo An Thới Ðông ở Cần Giờ nhận cắt may từ số vải tặng của một ân nhân giáo xứ Tân Việt.

Chúng tôi cảm động nhìn vợ chồng anh chị Kiêm Thủy và các Bà Mẹ Công Giáo Giáo xứ Thanh Ða bỏ nhiều công sức ngày giờ, thu xếp bao gói gọn gàng cả núi hàng bừa bộn cả kho của giáo xứ, để sau đó có thể kịp chuyển đi. Cha quản xứ Thanh Ða đã cảm thông, đã nhiệt thành hỗ trợ không chỉ một lần này !

Chúng tôi là những người may mắn: chưa bao giờ chúng tôi thấy lẻ loi và cũng chưa khi nào thấy thiếu những tâm hồn quảng đại, sẵn sàng chia sẻ với chúng tôi, để giúp đỡ những người nghèo, những bệnh nhân. Họ đã trao "bánh và cá", có khi là phần ăn của chính họ, để Chúa Giê-su làm phép lạ cho anh em khác được hưởng. Chúng tôi là những người hạnh phúc, vì "đã thấy, đã hiểu và đã tin", khi chứng kiến những tâm tình, hành vi bác ái từ vô số những tín hữu sống đạo.

Trong phép lạ "NHỮNG CHIẾC BÁNH VÀ NHỮNG CON CÁ" này, phần việc của chúng tôi chỉ là bỏ bánh vào giỏ. Thậm chí việc nặng nhọc là mang giỏ đi phát, cũng chẳng phải đụng tay. Chỉ một việc làm nho nhỏ, để tỏ lòng biết ơn các ân nhân, là in và gửi tặng một cuốn Gương Sống Mỗi Ngày, thì cũng vì gặp khó khăn kỹ thuật, mà lại lỗi hẹn. Nhưng chúng tôi tin chắc quý ân nhân sẵn sàng cảm thông bỏ qua, và cho chúng tôi chuộc lại phần nào thiếu sót ấy bằng một hình thức khác, những món quà rất nhỏ bé sẽ thay chúng tôi nói lên lòng biết ơn chân thành.

Xin tạ ơn Chúa. Xin cám ơn mọi người. Chúng tôi luôn nhớ cha Dòng Chúa Cứu Thế vẫn thường xuyên lập lại câu ấy trong mỗi lần báo tin vui cho chúng tôi. Chắc chắn đó cũng là trọn vẹn tâm tình của chúng tôi, khi ngày ngày được chứng kiến phép lạ TÌNH YÊU THƯƠNG và LIÊN ÐỚI trong Chúa Ki-tô, của những người con cùng một Cha: phép lạ "NHỮNG CHIẾC BÁNH VÀ NHỮNG CON CÁ". Chúng tôi không chỉ cám ơn nhân danh các Giáo Lý Viên nghèo nhận những món quà nặng ân tình, bác ái, mà chúng tôi còn cám ơn cho chính chúng tôi, cho niềm vui và hạnh phúc mà chúng tôi được hưởng.

  Giu-se NGUYỄN THẾ BÀI, thay mặt Nhóm Công Tác Tông Ðồ Cựu Chủng Sinh Kontum. 

CHIA SẺ:

CẢM NHẬN VỀ DI LINH

Sau khoảng 6 giờ đi xe đường trường từ Sài-gòn hướng về Di Linh thuộc tỉnh Lâm Ðồng, bao nhiêu chờ đợi và lo âu đã được giải tỏa, nỗi mừng vui phấn khởi được thể hiện trong từng nét mặt của các bạn Sinh Viên khi bắt đầu đặt những bước chân đầu tiên của mình trên vùng núi đồi hẻo lánh, một vùng đất nằm len lỏi giữa các thân đồi nối tiếp nhau tưởng như xa xôi lắm !

Nhưng không biết từ bao giờ, tất cả đã trở nên rất gần gũi với tôi. Các Soeurs và những người dân ở đây đã trao cho tôi những tình cảm hết sức thân thiết. Càng xúc động hơn khi các bà các ông địu con thơ trên mình, các cụ già, trẻ con rất hăng hái phấn khởi hiệp thông gắn bó với nhau trong Ngôi Nhà của Chúa. Hôm nay, họ họp nhau để đón mừng Chúa Giáng Sinh và mời Ngài ngự vào máng cỏ tâm hồn họ, vào gia đình nhỏ bé nghèo hèn của họ.

Không cầm được xúc động, một người bạn trong nhóm của tôi đã trao luôn chiếc áo khoác cho một chị phụ nữ đang địu con thơ trên mình giữa đêm trời gió rét. Bạn ấy đã đem đến nơi đây cái ấm áp của tình người đến từ thành phố Sài-gòn, cái ấm áp mà Chúa đã ban cho bạn, đồng thời bạn cũng đón lấy cái rét lạnh nơi đây như một món quà chia sẻ cảm thông.

Thánh Lễ kết thúc. Lửa Trại tiếp nối... Và rồi sau buổi giao lưu sinh hoạt, tôi cũng đã nhận được những món quà quý báu, từ những bài hát đến những chiếc kẹp xinh xắn mà các em nữ sinh người dân tộc đã tặng cho tôi. Tuy tôi không hiểu hết ý nghĩa riêng tư từ những món quà này, nhưng nó sẽ luôn đi bên tôi như nhắc nhở tôi: "Hãy đến với các em, các em rất cần những bàn tay nhân ái đến giúp đỡ các em".

Thế rồi đêm Giáng Sinh đã qua, bình minh lại ló dạng, từ trẻ con đến cụ già đã lại đến quây quần đoàn tụ bên nhau trong Ngôi Nhà của Chúa từ bao giờ rất sớm để hiệp dâng Thánh Lễ ban mai. Tự nhiên, tôi chạnh lòng, không khỏi nghĩ lại mình, tại sao bao lâu nay mình không làm được điều đó cho Chúa nhỉ ?

Chuyến đi đã hoàn tất, giờ đây tôi hồi tưởng và cảm nhận ra rằng: có những con người tuy ở rất xa mình nhưng lại gần gũi mình, yêu mến mình và rất cần đến mình như những người dân tộc làng phong Ðồng Lạc. Có những người nhìn rất đơn sơ mộc mạc nhưng trong lòng lại chan chứa một tình yêu thương sâu sắc, làm việc trong âm thầm lặng lẽ như các Soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh-sơn, các y tá bác sĩ ở bệnh xá Di Linh... Và còn đó biết bao nỗi quyến luyến vấn vương khi nhớ lại những cánh tay vẫy chào tạm biệt...

Tôi trở về lại môi trường sống và học ở Sài-gòn mà lòng vẫn cứ luôn ngậm ngùi thương nhớ. Nhớ lúc một em bé gái mời quen đã dẫn tôi về tận nhà, nhớ lúc em tặng cho tôi chiếc kẹp, nhớ lúc dắt cụ già đi trong đêm tối dự Thánh Lễ và được cụ gọi chúng tôi là thiên thần mặc dù tôi chỉ mới biết Chúa trong những ngày gần đây, nhớ và nhớ nhiều lắm ! Và tôi thành thật cảm ơn Chúa, cảm ơn cha Uy, các thầy Dòng Chúa Cứu Thế và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện cho tôi hưởng một mùa Noel tràn đầy hạnh phúc.

Sv. MINH QUYỀN, Nhóm Hiệp Thông

THÔNG TIN:

NHỮNG KHOẢN TIỀN ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Ông Nguyễn Thanh Quỳnh ( Hoa Kỳ ) giúp trẻ mồ côi và xe lăn cho người khuyết tật ....................................  1.000 USD

- Một Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo .......................................................................  200.000 VND

- Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm ( bsgon ) giúp người nghèo ..........................................................................  500.000 VND

- Bác sĩ Bích Ðào ( Pháp ) giúp một thùng thuốc Tây cho một xứ nghèo ở Quảng Nam .............................  1.000.000 VND

- Tiền CD Lẽ Sống giúp quỹ Gospelnet: 120 CD x 3.000 VND .............................................................................  360.000 VND

- Bạn Nguyễn Thúy Lan và các Giáo Lý Viên Gx. Thị Nghè ( Sài-gòn ) giúp người nghèo .........................  500.000 VND

- Giáo Dân Xóm 7 Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Sài-gòn ), giúp người nghèo ......................................  400.000 VND

- Giáo Dân Giáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Sài-gòn ) giúp người bệnh phong ở Di Linh ........................  100.000 VND

- Một bạn sinh viên Y Khoa ( Sài-gòn ) giúp người bệnh phong ở Di Linh ....................................................  1.000.000 VND

- Các bạn thanh tuyển MTGTT ở Bảo Lộc tặng cho các em mẫu giáo Miền Bắc ........................................  1 thùng đồ chơi

- Một ân nhân Giáo Xứ Tân Việt ( Sài-gòn ) tặng quà các GLV dân tộc ở Kontum ...........................  12 áo nam và 5 áo nữ

- Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) tặng quà các GLV dân tộc ở Kontum ............................................  10 Kg đường cát trắng

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ TRỠ GIÚP ÐỘT XUẤT

- Giúp một gia đình nghèo đóng tiền học cho con ...................................................................................................  300.000 VND

- Tặng quà người nghèo ở Giáo Xứ Hữu Phước, Giáo Phận Xuân Lộc ...............................................................  500.000 VND

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG ÐỊNH QUÁN" CHO 4 EM

Anh Phạm Văn Lượng, Huynh Ðoàn Ki-tô Bệnh Nhân và Người Khuyết Tật, giới thiệu trường hợp gia đình anh Phao-lô HOÀNG VĂN THÚY ( 36 tuổi ) và chị TRẦN THỊ THU HƯƠNG ( 36 tuổi ), nguyên quán tại khu 9, ấp Hiệp Ðồng, thị trấn Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai, tạm trú tại 4 / 14 tổ 4, ấp 9, xã Bình Hưng Hòa, quận Bình Chánh, Sài-gòn. Trước đây anh chị vừa làm ruộng vừa đi làm thuê. Ðến năm 1998, khi đang xịt thuốc trừ sâu, anh Thúy bị thuốc bay phà vào hai mắt, chạy chữa không khỏi, chuyển thành mù. Anh đành đi bán vé số để mưu sinh cho các con được đi học, nhưng anh thường xuyên bị lừa gạt cướp giựt, chưa lời đã mất vốn, hoàn cảnh gia đình rơi vào tình trạng bấp bênh ngặt nghèo. Danh sách 4 người con:

- HOÀNG VĂN THANH, sinh 1980, đang học lớp 6.

- HOÀNG THANH TÂN, sinh 1993, đang học lớp 2.

- HOÀNG THỊ MỸ DUNG, sinh 1996, đang học lớp 1.

- HOÀNG THANH TÂM, sinh 1998, chưa được vào mẫu giáo.

Gospelnet đã trợ giúp mỗi cháu 50.000 VND mỗi tháng, từ tháng 3 đến hết tháng 9.2002, nay Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp 5 tháng, gồm tháng 10.11.12.2002 và tháng 1.2.2003, tổng cộng: 4 em x 50.000 VND x 5 tháng = 1.000.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG KIM CHÂU" CHO 4 EM Ở BUÔN-MÊ-THUẬT

Cha Nguyễn Quốc Loan, Giáo Xứ Kim Châu, Giáo Phận Buôn-mê-thuật, giới thiệu gia đình anh giu-se Nguyễn Văn Huyên và chị Ma-ri-a Vũ Thị Huệ, hiện ngụ tại khu Thánh Tâm, Giáo Xứ Kim Châu, số 113, thôn Kim Châu, xã Hòa Hiệp, huyện Krông Ana, tỉnh Dăk Lăk. Do hoàn cảnh túng bấn, anh Huyên phải vào Sài-gòn tìm việc làm thuê nhưng vẫn không đủ lo liệu cho 4 đứa con đi học. Danh sách các cháu gồm:

01. Giu-se NGUYỄN CAO NGUYÊN, sinh 1988, lên lớp 9, trường THCS Ðinh Bộ Lĩnh.

02. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ THANH VÂN, sinh 1990, lên lớp 7, trường THCS Ðinh Bộ Lĩnh.

03. Giu-se NGUYỄN KHÁI HƯNG, sinh 1993, lên lớp 4, trường Tiểu Học Kim Châu.

04. Giu-se NGUYỄN ÐÌNH HUY, sinh 1996, lên lớp 2, trường Tiểu Học Kim Châu.

Gospelnet số 76 đã trợ giúp mỗi cháu 50.000 VND một tháng từ tháng 9 đến hết tháng 10.2002. Nay, Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp bốn tháng, kể từ tháng 11.2002 đến hết tháng 2.2003, tổng cộng: 4 em x 50.000 VND x 4 tháng = 800.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG CÁI RẮN" CHO 30 EM

Cha Nguyễn Tấn Ðạt, Họ Ðạo Cái Rắn, thuộc Giáo Phận Cần Thơ, giới thiệu một danh sách 30 em học sinh nghèo. Gospelnet số 73 ra ngày 25.8.2002 đã trợ giúp cho 30 em trong 3 tháng, kể từ tháng 9 đến hết tháng 11.2002, nay Gospelnet 94 xin tiếp tục trợ giúp ba tháng 12.2002, 1 và 2.2003, tổng cộng: 30 em x 50.000 VND x 3 tháng = 4.500.000 VND được trích ra từ khoản chia sẻ của Giáo Dân Giáo Xứ Mẫu TâmGiáo Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong Mùa Vọng vừa qua. Xin thay mặt cha Ðạt và các gia đình tỏ lòng biết ơn đến quý ân nhân. Kính nhờ cha Phan đức Hiệp, DCCT chuyển giúp tiền về Cái Rắn.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG CHO 4 EM MỘT GIA ÐÌNH KHUYẾT TẬT" Ở SÀI-GÒN

Như Gospelnet trước đây đã thông tin về việc trợ giúp cho các em học sinh con của 2 gia đình khuyết tật tại Sài-gòn, nay chúng tôi đặt tên là "HỌC BỔNG CHO CÁC EM GIA ÐÌNH KHUYẾT TẬT SÀI-GÒN":

Gia đình anh VÕ THANH TOÀN ( bị liệt hai chân ) chị TRẦN THỊ NỮ, ngụ tại số 111 / 88 / 8 B Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, Sài-gòn. Anh chị có 3 con nhỏ. Gospelnet 94 xin tiếp tục trợ giúp trong hai tháng 1 và 2.2003, tổng cộng: 300.000 VND.

Gia đình anh NGUYỄN VĂN ÐỐI ( gãy cột sống, liệt cả hai chân ) chị BÙI THỊ TUYẾT, ngụ tại số 1455 / 7 Huỳnh Văn Chính, phường 19, quận Tân Bình. Anh chị có 5 con, trong đó có 3 con nhỏ còn được đi học. Gospelnet 94 xin tiếp tục trợ giúp trong hai tháng 1 và 2.2003, tổng cộng: 300.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG KIM LONG" CHO 4 EM KHUYẾT TẬT Ở XUÂN LỘC

Cha FX. Ðinh Huỳnh Phùng, quản nhiệm Giáo Họ Kim Long, giáo hạt Bình Giả, huyện Châu Ðức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc Giáo Phận Xuân Lộc, giới thiệu trường hợp 4 em học sinh nghèo và khuyết tật. Gospelnet số 74 đã trợ giúp mỗi em 50.000 VND một tháng, trong bốn tháng từ 9 đến 12.2002, nay xin tiếp tục trợ giúp bốn tháng 1, 2, 3 và 4.2003, tổng cộng: 800.000 VND. Xin nhờ bạn Hoàng Văn Thọ chuyển tiền giúp về cho cha Phùng.

            1. TRẦN THỊ TRANG, sinh 1991, lớp 1, suy dinh dưỡng và gù lưng, gia đình rất nghèo.

                2. TRẦN VĂN SƠN, sinh 1991, lớp 5, teo cơ hai chân, gia đình rất nghèo, đi làm mướn.

                3. LÊ THỊ THU SƯƠNG, sinh 1988, lớp 7, bại liệt 1 chân từ lúc 9 tháng tuổi, gia đình rất nghèo.

                4. PHẠM THỊ MINH THẢO, sinh 1984, lớp 7, bại liệt từ lúc 5 tuổi, gia đình rất nghèo.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG CAM RANH - HUẾ" CHO 43 EM

Như Gospelnet số 86, ngày 24.11.2002 đã thông tin, thầy Vũ Tùng Lân, DCCT, giới thiệu danh sách 43 em học sinh nghèo ở Cam Ranh và Huế. Gospelnet đã trợ giúp được đến hết tháng 12.2002, nay Gospelnet số 95 xin tiếp tục trợ giúp tháng 1.2003, tổng cộng: 2.150.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG DĂKLA" CHO 3 EM Ở KONTUM

Sr. Nguyễn Thị Chánh, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, giới thiệu 3 em học sinh có hoàn cảnh gia đình rất nghèo, hiện ngụ tại thôn 6, xã Dăkla, huyện Dăkhá, tỉnh Kontum. Gospelnet số 74 đã trợ giúp cho 3 em số trong bốn tháng 9, 10, 11 và 12.2002. Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp bốn tháng 1, 2, 3 và 4.2003, tổng cộng: 600.000 VND. Xin kính nhờ các Soeurs trong Dòng chuyển giúp về cho Sr. Chánh.

1. NGUYỄN LÊ ANH THẠCH, lớp 5, trường PTCS xã Dăkla.

2. NGUYỄN BẢO LONG, lớp 7, trường PTCS xã Dăkla.

3. NGUYỄN LÊ PHƯƠNG TRINH, lớp 2, trường PTCS xã Dăkla.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG GIA LAI" CHO 2 EM

Thầy Nguyễn Ðình Phước, DCCT, giới thiệu 3 em học sinh học lực giỏi nhưng có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, ngụ tại thôn 5, xã Ia Băng, huyện Dak Doa, tỉnh Gia Lai, Gospelnet đã trợ giúp từ tháng 3 đến hết tháng 12.2002, nay xin tiếp tục trợ giúp liên tiếp trong 5 tháng đầu năm 2003 ( hết năm học ), tổng cộng: 3 em x 5 tháng x 50.000 VND = 750.000 VND.

- VÕ THỊ HỒNG CẨM, sinh 24.6.1987, học lớp 9

- VÕ THỊ THANH HUYỀN, sinh 26.1.1989, học lớp 8

- NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG, sính 1987, học lớp 10.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG DĂKLAK" CHO 13 EM

Như Gospelnet số 58, 68, và 74 đã thông tin, theo sự giới thiệu của Sr. Bùi Thị Huế, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã trợ giúp trong tám từ tháng 5 đến hết tháng 12.2002 cho 13 em học sinh nghèo trong chương trình "HỌC BỔNG DAKLAK". Nay Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp trong hai tháng 1 và 2.2003, tổng cộng: 13 em x 2 tháng x 50.000 VND = 1.300.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG NINH PHÁT" CHO 4 EM

Như Gospelnet số 72 ra ngày 28.7.2002 đã thông tin, cha Ðỗ Văn Ngân, Giáo Xứ Ninh Phát, địa chỉ A1 / 001 Tập Ðoàn 1 Nguyễn Huệ, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai, giới thiệu trường hợp gia đình anh Ðinh Tiến Longchị Nguyễn Thị Kim Anh, hoàn cảnh rất nghèo, ở trong một cái chòi trong khu vực Giáo Xứ của cha Ngân, có 5 con, trong đó có 4 cháu đang độ tuổi đi học, có nguy cơ phải dở dang việc học. Gospelnet đã trợ giúp trong bốn tháng, từ tháng 9 đến tháng 12.2002. Nay Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp hai tháng 1 và 2.2003, tổng cộng: 4 em x 50.000 VND x 2 tháng = 400.000 VND.


1.   ÐINH THỊ THÚY KIỀU, sắp lên lớp 4.

2.   ÐINH THỊ KIM NGÂN, sắp lên lớp 2

3.   ÐINH TIẾN PHONG, sắp lên lớp 1

4.   ÐINH THỊ KIM ÁNH, sắp vào mẫu giáo.


CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG ÐÔNG THÁP, NGHỆ AN" CHO 19 EM

Ðông Tháp là tên một Giáo Xứ nằm trong diện nghèo của Huyện Diện Châu. Tỉnh Nghệ An. Người dân ở đây sống phụ thuộc vào ruộng lúa, mùa màng thất thường, kiến thức lạc hậu, hầu hết các gia đình rất đông con. Từ khó khăn về vật chất, dẫn đến tình trạng các em nhỏ bỏ học dở chừng khá đông. Tính đến nay toàn Giáo Xứ chỉ có khoảng từ 5 - 7 Sinh Viên, một con số thật khiêm tốn. Mấy năm lại đây tình trạng bỏ học dở chừng của học sinh cấp phổ thông đã giảm phần nào. Tuy nhiên còn rất nhiều hộ gia đình vì thiếu thốn, không có cho con ăn học. Nên các em phải bỏ học đi bán kem, đổi ve chai, số khác thì đi làm ăn ở các tỉnh thành để phụ giúp gia đình. Các em này chủ yếu đi vào Sài-gòn, Vinh, Hà Nội... để mưu sinh, tự lo việc học.

Cha Lê Quang Uy, DCCT, giới thiệu một danh sách gồm 19 em học sinh của Giáo Xứ Ðông Tháp, đa số cha các em là Giáo Lý Viên nhiệt thành trong Giáo Xứ, nhưng gia đình quá đông con ( từ 5 đến 9 con ) nên không trang trải nổi các chi phí việc học cho các em. Gospelnet xin trợ giúp mỗi em 50.000 VND, trong hai tháng 1 và 2.2003, tổng cộng: 19 em x 50.000 VND x 2 tháng = 1.900.000 VND.


01. NGUYỄN VĂN HÒA, lớp 11, gia đình có 9 anh em.

02. NGUYỄN VĂN THÁI, lớp 7, gia đình có 9 anh em.

03. NGUYỄN MINH SOA, lớp 9, gia đình có 9 anh em.

04. HÀ THỊ HỒNG, lớp 11, gia đình có 5 anh em.

05. HÀ VĂN SỸ, lớp 7, gia đình có 5 anh em.

06. NGUYỄN THỊ MAI, lớp 7, gia đình có 7 anh em.

07. NGUYỄN VĂN LINH, lớp 6, gia đình có 7 anh em.

08. NGUYỄN THỊ DUYÊN, lớp 9, gia đình có 7 anh em.

09. NGUYỄN MINH DÁM, lớp 5, gia đình có 7 anh em.

10. NGUYỄN THỊ HƯƠNG, lớp 9, gia đình có 7 anh em.

11. NGUYỄN THỊ HOÀI, lớp 7, gia đình có 7 anh em.

12. NGUYỄN THỊ HẰNG, lớp 5, gia đình có 5 anh em.

13. NGUYỄN THỊ HẢI, lớp 4, gia đình có 5 anh em.

14. VƯƠNG THỊ TIÊN, lớp 11, gia đình có 7 anh em.

15. VƯƠNG THỊ NGA, lớp 7, gia đình có 7 anh em.

16. NGUYỄN VIẾT THẮNG, lớp 8, gia đình có 6 anh em.

17. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG, lớp 9, gia đình có 9 anh em.

18. NGUYỄN THỊ SINH, lớp 6, gia đình có 9 anh em.

19. NGUYỄN THỊ NGUYỆT, lớp 9, gia đình có 9 anh em.


CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG TRẠI MỚI" CHO 2 EM

Cha Trần Bình Trọng, Giáo Xứ Trại Mới, Nam Ðịnh, giới thiệu gia đình chị Ma-ri-a Trần Thị Gái, 37 tuổi, có chồng là anh An-tôn Kiều Văn Nhân, 42 tuổi, ngụ tại Mỹ Hưng, Mỹ Lộc, Nam Ðịnh. Anh Nhân bị bệnh tâm thần đã 7 năm nay, chị Gái phải cáng đáng mọi việc nên sức khỏe cũng suy kiệt không đủ dức lao động, gia đình rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, sợ phải dở dang việc học cho 2 con là: Ma-ri-a KIỀU THỊ HỒNG KHUYÊN, học lớp 7 và Giu-se KIỀU TUẤN ÐỨC, học lớp 2. Gospelnet xin trợ giúp trong năm tháng, từ tháng 1 đến tháng 5.2003 ( hết năm học này ), tổng cộng: 2 em x 50.000 VND x 5 tháng = 500.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG PHÚ ỐC" CHO 3 EM Ở NAM ÐỊNH

Anh Phạm Văn Lượng, Huynh Ðoàn Ki-tô Bệnh Nhân và Người Khuyết Tật, giới thiệu gia đình anh Trần Văn Vĩnh, làm nghề chài lưới, ngụ tại xóm 4, thôn Phú Ốc, xã Lộc Hòa, thành phố Nam Ðịnh, thuộc Giáo Xứ Phú Ốc, có vợ là chị Trần Thị Nhàn, bị bệnh đau cột sống, không thể lao động được, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, sợ phải dở dang việc học cho 3 con còn đang học cấp 1 là: TRẦN VĂN PHƯỚC, TRẦNTHỊ THU TRẦN THỊ HIỀN. Gospelnet xin trợ giúp trong năm tháng, từ tháng 1 đến tháng 5.2003 ( hết năm học này ), tổng cộng: 3 em x 50.000 VND x 5 tháng = 750.000 VND.

CHƯƠNG TRÌNH "HỌC BỔNG NAM THIÊN" CHO 26 EM

Sr. Nguyễn Thị Ðức, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, phục vụ tại Giáo Xứ Nam Thiên, Giáo Phận Ban-mê-thuật, giới thiệu danh sách 26 em học sinh nghèo, trong đó có 20 người dân tộc Ê-đê và 6 em người Kinh cũng có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Tất cả là 26 em. Gospelnet đã trợ giúp được đến hết tháng 11.2002, nay Gospelnet số 95 xin tiếp tục trợ giúp tháng 12.2002, tổng cộng: 1.300.000 VND.

TRỠ GIÚP XE LĂN VÀ XE LẮC CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở CẦN THƠ

Chị Bùi Thị Hồng Nga, Câu Lạc Bộ Người Khuyết Tật Cần Thơ, giới thiệu các trường hợp người khuyết tật hiện ngụ tại Cần Thơ, cần được trợ giúp xe lăn và xe lắc như sau:

5 trường hợp nhận 5 xe lăn ( 920.000 VND x 5 chiếc = 4.600.000 VND ):

1. Cụ bà BÙI THỊ ÚT, sinh 1916, liệt do tai biến não, ấp Thọ A, Trường Long, huyện Châu Thành.

2. Cụ bà LÊ THỊ NỞ, sinh 1923, bại não, 216 / 24 Tầm Vu, Hưng Lợi.

3. Cháu bé TRẦN SAM SUNG, sinh 1992, bại não, 43 ấp Thạnh Phú, huyện Phụng Hiệp.

4. Cháu bé NGUYỄN HOÀNG MINH, sinh 1989, bại liệt, ấp 6, Vị Ðông, huyện Vị Thủy.

5. Cháu bé NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG, sinh 1993, bại não, 151 / 5 Lợi Nguyên A, xã An Bình.

5 trường hợp nhận xe lắc ( 1.300.000 VND x 5 chiếc = 6.500.000 VND ):

1. Chị NGUYỄN THỊ HƯƠNG, sinh 1968, 322 ấp Long Hòa A, Long Thành, huyện Phụng Hiệp.

2. Anh TRƯƠNG MINH LỠI, sinh 1969, 22 / 23 / 108 A Mạc Ðĩnh Chi, thành phố Cần Thơ.

3. Ông TRẦN VĂN TÚ, sinh 1935, khu tập thể Trần Khánh Dư, Hưng Lợi, thành phố Cần Thơ.

4. Ông TÔN VĂN BẰNG, sinh 1950, phường 4, khu vực 5, thị xã Vị Thanh.

5. Anh HỒ VĂN ÐẠT, sinh 1972, tổ 10, phường Cái Khế, Trần Văn Kheo, thành phố Cần Thơ.

Tổng cộng: 11.100.000 VND, trích từ số tiền của gia đình ông Nguyễn Thanh Quỳnh ( Hoa Kỳ ) mới gửi về chia sẻ. Gospelnet xin thay mặt các gia đình người khuyết tật ở Cần Thơ tỏ lòng biết ơn quý ân nhân.

TRỠ GIÚP MỘT BỆNH NHÂN BẠI NÃO Ở TỈNH ÐỒNG NAI

Như Gospelnet số 30 ra ngày 14.10.2001 đã thông tin, cha Giu-se Ðỗ Văn Ngân, Giáo Xứ Ninh Phát, hạt Gia Kiệm, Giáo Phận Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai, giới thiệu trường hợp sau đây: Anh ÐINH MINH MẪN, sinh năm 1976, con ông Ðinh Viết Thùy, 62 tuổi, ngụ tại Tập Ðoàn 6, ấp Nguyễn Huệ, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai. Anh Mẫn bị bại não từ khi được 7 tháng tuổi tới nay, không nói, không đi được, thường xuyên bị co quắp, chỉ có thể nằm võng hoặc ngồi xe lăn. Cho đến nay anh Mẫn đã 25 tuổi mà như đứa trẻ thơ không biết gì. Tình trạng kinh tế của gia đình anh Mẫn hiện nay đã gần như kiệt quệ. Gospelnet số 30 đã trợ giúp số tiền 500.000 VND. Nay Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp gia đình anh Mẫn số tiền 500.000 VND.

TRỠ GIÚP GIA ÐÌNH MỘT BỆNH NHÂN TÂM THẦN Ở THỦ ÐỨC

Như Gospelnet số 49 ra ngày 24.2.2002, cha Hi-la-ri-ô Nguyễn Công Minh, Giáo Xứ Nguyễn Duy Khang, Thủ Ðức, giới thiệu hoàn cảnh gia đình anh NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, sinh năm 1961, hiện ngụ tại số 441 khu phố 2, phường Linh Ðông, quận Thủ Ðức, thành phố Sài-gòn. Anh Cường bị bệnh động kinh và tâm thần, vẫn phải một mình nuôi con vì người vợ bỏ nhà đi từ khi đứa con nhỏ mới được 3 tháng, người mẹ già 70 tuổi, vì buồn phiền lo lắng nên đã qua đời trong năm 2001. Hai cháu bé là: NGUYỄN PHẠM QUỐC CƯƠNG, sinh năm 1990, học lớp 6 trường Linh Ðông và NGUYỄN PHẠM MAI THY, sinh năm 1991, học lớp 5 trường Ðặng Văn Bất. Gospelnet đã trợ giúp cho 2 cháu bé trong tám tháng, từ tháng 1 đến hết tháng 8.2002. Nay, Gospelnet số 94 xin tiếp tục trợ giúp liên tiếp sáu tháng, từ tháng 9.2002 đến hết tháng 2.2003, tổng cộng: 2 cháu x 50.000 VND x 6 tháng = 600.000 VND.

TRỠ GIÚP MỘT GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI TỬ NẠN Ở QUẢNG NGÃI

Cha Nguyễn Thọ, DCCT, giới thiệu trường hợp gia đình chị NGUYỄN THỊ NỞ ở Giáo Xứ Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có chồng là anh NGUYỄN HỘ, bị tai nạn giao thông, cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau đó đã qua đời. Hoàn cảnh gia đình đã nghèo, chi phí chạy chữa đã tốn kém, lại còn phải lo đám tang. Gospelnet xin trợ giúp số tiền 1.000.000 VND cho gia đình chị Nở.