GOSPELNET
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


CHÚA NHẬT 8 B MÙA THƯƠNG NIÊN

TIN MỪNG: Mc 2, 18 - 22

TRANH LUẬN VỀ VIỆC ĂN CHAY

Bấy giờ các môn đệ ông Gio-an và các người Pha-ri-sêu đang ăn chay; có người đến hỏi Ðức Giê-su: "Tại sao các môn đệ ông Gio-an và các môn đệ người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay ?" Ðức Giê-su trả lời: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? Bao lâu chàng rể còn ở với họ, họ không thể ăn chay được. Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay trong ngày đó. Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới !"

SUY NIỆM 1:

HÃY ÐỔI MỚI

Cách nay chưa lâu, trên đường đi từ Thủ Ðức đến Hố Nai, tỉnh Ðồng Nai, tôi bắt gặp một hình ảnh tệ quá: hai vợ chồng đang đánh nhau. Có lẽ họ mới vừa ẩu đả nhau rất dữ dội. Bởi vì tôi thấy người vợ tay cầm đá, áo quần xốc xếch, đầu tóc rối bù, vừa khóc, vừa phun ra những lời quá sức tục tĩu, độc địa. Còn người chồng cũng giận dữ không kém, chửi thề liên tục. Người ta cố sức can ngăn anh ta, càng can ngăn, anh ta càng giận dữ, càng muốn bứt ra khỏi vòng tay can ngăn để sấn tới người vợ. Và càng tệ hại hơn nữa, khi tôi thấy vô số người đi đường túm lại xem như xem một vở kịch. Ðúng như vậy. Hai vợ chồng kia như hai diễn viên hài đang đóng kịch ngay trên đường phố để mọi người cười. Nhưng cái cười này không phải cười cho vui, cười giải trí, mà ẩn trong đó là sự chua xót, đáng thương cho hai anh chị. Nó còn là sự chê bai, ngạo ngễ nữa.

Dù vậy, tôi vẫn cứ tin rằng hai anh chị vừa kể trên không là người Công Giáo. Chắc người có Ðạo như chúng ta, được Lời Chúa huấn dạy thường xuyên, có lẽ không đến nỗi mang nhau ra đường đóng một "vở kịch hài" dỡ như thế. Nhưng chúng ta vẫn phải can đảm để nhìn nhận mà nói thẳng với nhau: mâu thuẫn, hay ít là rạn nứt trong gia đình, dù là có Ðạo hay không, vẫn có thể xảy ra, có khi xảy ra như cơm bữa. Nhìn thẳng thực tại như thế để thấy rằng, lắm lúc chúng ta chẳng những không sống Lời Chúa mà còn đi ngược với Lời Chúa nữa.

Năm nay, năm 2003, Giáo Hội chú trọng đến ơn thánh hóa gia đình. Vì thế, dựa trên Lời Chúa dạy Chúa Nhật hôm nay ( Chúa Nhật thứ 8 Thường Niên năm B ), bạn hãy cùng tôi suy nghĩ một chút về sự cần thiết của tinh thần đổi mới trong Tình Yêu Gia Ðình.

Hôm nay, bài đọc một, bài trích sách Ngôn Sứ Ô-sê nói thế này: "Ta sẽ đính hôn với ngươi trong công bình và chính trực, trong tình yêu và thương xót. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong sự trung tín và ngươi sẽ biết Ta là Chúa" ( Os 2, 19 - 20 ). Thiên Chúa coi tình yêu thương của Người đối với loài người nói chung, và Giáo Hội nói riêng, như một cuộc đính hôn, gắn chặt bản thân Người với vận mạng, với đời sống của con người. Bởi cuộc đính hôn bất hữu này, Thiên Chúa mãi mãi là Thiên Chúa của lòng trung thành. Dù con người có phản bội Thiên Chúa, phạm tội, thậm chí chối bỏ Người, Người vẫn một lòng thương xót. Sự trung tín này chứng minh một điều mà chính Thiên Chúa đã phán rất nhiều lần: "Ta là Chúa". "Ta là Chúa" là như thế: Bất biến, không bất nhất. Vẫn chỉ một đường lối, vẫn chỉ một thánh ý, mãi mãi là Chúa của Lòng Trung Thành, mãi mãi là Chúa của Tình Yêu.

Tình yêu của Thiên Chúa là kiểu mẫu cho mọi tình yêu của con người. Ðặc biệt, đời sống gia đình, tình yêu vợ chồng là phản ảnh đích thực và cụ thể của Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, hôn nhân đòi hai người, vợ và chồng, phải trung tín với nhau suốt đời. Nếu cuộc đính hôn của Thiên Chúa với loài người đã gắn chặt Người với nhân loại, thì Bí Tích Hôn Phối, một cuộc đính hôn bền vững, gắn chặt hai vợ chồng y như vậy. Không ai được quyền xúc phạm đến Bí Tích này bằng sự chia rẽ vợ - chồng, hay bằng sự hành hung, đánh đập nhau.

Gia đình còn có những người con. Con cái hòa thuận với nhau, thảo kính cha mẹ, đó là dấu của hoa trái thánh thiện. Mọi người trong gia đình, dù là ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, mỗi người đều phải là một dụng cụ tạo nên bầu khí hòa bình.

Trong năm mới này, nhất là những ngày Mùa Chay đang cận kề, chúng ta hãy đổi mới tâm hồn, mỗi tâm hồn trong gia đình đều được đổi mới, sẽ là sức mạnh kéo Ơn Chúa đến trên gia đình mình. Bài Tin Mừng hôm nay cũng mời gọi đổi mới tâm hồn qua lời dạy của Chúa Giê-su: "Không nên đổ rượu mới vào bầu da cũ, rượu sẽ làm vỡ bầu da". Ơn Chúa trong Năm Thánh Hóa Gia Ðình chính là rượu mới. Còn con người của ta, đời sống của ta, tâm hồn của ta chính là bầu da. Không thể đem cái bầu da đầy những đố kỵ, hờn oán, ghét ghen... của con người cũ này để đón nhận Ơn Chúa được, nhưng phải đổi mới tâm hồn mình, đổi mới cách sống của mình.

Sự đổi mới cụ thể nhất, gần gũi nhất, thích hợp nhất đó là đổi mới bản thân mỗi ngày ngay trong tương quan của tình yêu, của sự sống gia đình, trong các quan hệ: Vợ - chồng, con cái - cha mẹ, cháu chắt - ông bà, anh chị em với nhau... vì nếu gia đình là những người thân thuộc, ruột thịt mà còn không yêu thương nhau, làm sao nói đến các tương quan khác rộng lớn hơn như tình bạn, tình đồng hương, tình làng nghĩa xóm...

Ýù thức năm nay là năm Giáo Hội chú ý đến sự Thánh Hóa Gia Ðình, trong bầu khí đổi mới, mỗi thành viên trong gia đình hãy cố gắng nhường nhịn nhau, đừng nổi nóng, đừng có những lời miệt thị nhau. Những người cha, những đứa con trai hãy bớt đi hay bỏ đi thói nhậu nhẹt, say xỉn. Bởi trong chừng mục, rượu là niềm vui, nhưng lạm dụng nó, nó sẽ nhanh chóng phá hủy hạnh phúc của mình...

Cuộc sống đã phải vất vả nhọc nhằn lắm rồi, xin đừng làm khổ nhau thêm. Nếu không trầm trọng đến nỗi đem nhau ra đường để hành hung, đánh đập nhau, thì cũng đừng làm cho những xáo trộn, những mầm mống của đổ vỡ hạnh phúc xảy ra. Hãy đổi mới tâm hồn mình để gầy dựng Hạnh Phúc Gia Ðình.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG, Giáo Phận Phú Cường

SUY NIỆM 2:

LUẬT TÌNH NGƯỜI

1.   Ðối với Ðức Giê-su, tình người là lề luật quan trọng nhất

Ăn chay là một nghi thức mang tính tôn giáo, có mục đích: biểu lộ sự tự hạ, lòng ăn năn thống hối tội lỗi, và tạo cho tâm trí tỉnh thức, sáng suốt. Các kinh sư, luật sĩ và Pha-ri-sêu đặt rất nặng việc ăn chay, và coi đó là một việc làm đạo đức. Và họ căn cứ vào đó để đánh giá ai là người đạo đức, ai không đạo đức. Các môn đệ của Gio-an Tẩy Giả cũng ăn chay để tỏ lòng sám hối và đón chờ Ðấng Cứu Tinh đến. Họ cũng đặt rất nặng việc ăn chay.

Nhưng quan niệm và thái độ của Ðức Giê-su đối với việc ăn chay khiến ta phải suy nghĩ và sửa đổi lại cách quan niệm của mình về bậc thang giá trị của những việc đạo đức. Người vẫn luôn coi trọng việc ăn chay như một giá trị thiêng liêng cao quý, nhưng Người coi việc đối xử cho có tình có nghĩa, cho hợp với cung cách "làm người" còn quan trọng và cao quý hơn nhiều: "Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ?" Ðành rằng việc ăn chay là quý, nhưng khi có khách tới nhà, khi còn là thời gian mừng cho hạnh phúc của đôi tân hôn, thì việc ăn chay quả là không thích hợp, nếu không muốn nói là kỳ cục, ngược đời, lập dị. Chắc hẳn đối với Người, ăn chay trong những trường hợp ấy chẳng những không đáng khen mà còn đáng trách nữa.

Trong cuộc đời Ðức Giê-su, ta thấy Người luôn luôn đặt nặng tình người hơn cả việc giữ những tập tục hay luật lệ tôn giáo. Thật vậy, Người sẵn sàng lỗi luật sa-bát để làm theo sự thúc đẩy của tình yêu ( x. Mt 12, 1 - 8; 9 - 14; Lc 13, 10 - 17; 14, 1 - 6; Ga 5, 1 - 18; 9, 1 - 41 ), đang khi đó là một luật quan trọng do Thiên Chúa lập nên qua Mô-sê ( x. Xh 20, 8 - 11 ) mà ai vi phạm có thể bị xử tội chết hoặc bị loại trừ ra khỏi dân ( x. Xh 31, 14; 35, 2 ). Như vậy, rõ ràng Người coi việc thực hiện tình người là quan trọng hơn cả việc tuân giữ các lề luật, dù là những luật được Kinh Thánh coi là rất quan trọng. Người đã làm một cuộc cách mạng tôn giáo, đảo lộn các bậc thang giá trị của quan niệm đạo đức cổ điển vốn thích thượng tôn lễ nghi, ưa chuộng những hình thức bên ngoài. Và Người đã lập nên một tôn giáo mới, với một tinh thần mới, luật lệ mới, lấy tình thương hay tình người làm nền tảng, làm giá trị cao quý nhất.

Và Người đã tuyên bố một cách thật rõ ràng luật mới của Người, chỉ gồm một khoản luật duy nhất, đó là luật yêu thương, là việc thực hiện tình người với nhau: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» ( Ga 13, 35 ). Chỉ một luật duy nhất này là đủ tóm gọn toàn bộ mọi lề luật khác, chỉ cần giữ một luật này thôi là giữ được toàn bộ mọi luật lệ: "Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật (...) Yêu thương là chu toàn Lề Luật" ( Rm 13, 8.10 ). Luật căn bản này mà không giữ thì dù có giữ trọn vẹn những lề luật khác thì cũng kể như chẳng giữ luật gì cả ( x. Ga 7, 19; Cv 7, 53 ), và công phu giữ những luật khác ấy chẳng có một giá trị nào trước mặt Người.

Cứ nghiêm túc xem xét cách Người phán xét vào ngày chung thẩm, ta ắt thấy trong số những người bị kết án, chắc chắn có những người thường xuyên ăn chay, trung thành giữ những nghi thức hay tập tục tôn giáo, thậm chí làm được rất nhiều việc tốt đẹp lớn lao. Nhưng những việc tốt đẹp ấy ích lợi gì cho họ khi Người chỉ xét có một điều: "Mỗi lần các ngươi làm / không làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm/không làm cho chính Ta vậy" ( Mt 25, 40.45 ).

Chính Thánh Phao-lô cũng xác nhận rằng những việc làm tốt đẹp ấy chẳng có giá trị gì trước mặt Thiên Chúa nếu không phát xuất từ tình yêu: "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi" ( 1 Cr 13, 3 ).

Ðiều ấy càng trở nên rõ ràng với câu nói của Ðức Giê-su: "Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao ?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác !" ( Mt 7, 22 - 23 ). Họ bị kết án dù đã làm đủ mọi điều tốt đẹp, trừ một điều tốt đẹp nhất và nền tảng nhất, là tình thương, là cư xử với tha nhân bằng tình người đích thực.

Thiết tưởng, qua bài Tin Mừng này, chúng ta cần phải nghiêm túc đặt lại vấn đề: chúng ta đã quan niệm và hành xử như Ðức Giê-su chưa, hay chúng ta vẫn quan niệm giống như các kinh sư, luật sĩ và Pha-ri-sêu? Những người này coi việc ăn chay, việc giữ những nghi thức luật lệ, kể cả những luật nhỏ nhặt nhất, quan trọng hơn tình yêu, tình người, hơn những điều mà tình yêu đòi hỏi phải thực hiện. Mặc dù Ðức Giê-su đến đã hơn 2000 năm nay để lập nên một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Tân Ước, đã đem đến cho thế giới một tinh thần mới, luật lệ mới, nhưng cho đến hôm nay, tiếc thay còn rất nhiều Ki-tô hữu - trong đó rất có thể có bạn và tôi - vẫn đang sống theo quan niệm của nhiều người thời Cựu Ước: coi trọng những tập tục và luật lệ tôn giáo hơn tình thương.

2.   Thời mới, phải giữ luật mới, phải theo tinh thần mới

Về sự không hợp thời này, Ðức Giê-su đã khuyên chúng ta bằng những hình ảnh rất cụ thể: "Chẳng ai lấy vải mới mà vá áo cũ, vì như vậy, miếng vá mới đã vá vào sẽ kéo vải cũ, khiến chỗ rách lại càng rách thêm. Cũng không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu sẽ làm nứt bầu, thế là rượu cũng mất mà bầu cũng hư. Nhưng rượu mới, bầu cũng phải mới !" Ðiều đó có nghĩa là đã bước sang thời mới mà chúng ta vẫn sống theo luật cũ, theo tinh thần cũ thì sẽ gây nên nhiều tai hại: chẳng những không đạt được điều mong muốn mà còn bị phản tác dụng. Chẳng những không làm cho chiếc áo đã rách được lành lặn, mà còn làm cho nó rách thêm. Chẳng những không chứa đựng hay bảo vệ được rượu, mà làm cho rượu bị chảy mất.

Thật vậy, nếu vào cuối thời Cựu Ước mà Ðức Giê-su đã khiển trách và kết án bọn kinh sư, luật sĩ và Pha-ri-sêu không tiếc lời, thậm chí có thể nói là "cạn tàu ráo máng" ( x. Mt 23, 13 - 36 ), thì Người sẽ khiển trách và kết án chúng ta tới mức độ nào một khi Người đem tinh thần mới đến thế gian đã 2000 năm nay, mà chúng ta vẫn sống theo tinh thần cũ của bọn kinh sư, luật sĩ và Pha-ri-sêu thời đó ? Chúng ta quả là những người ngoan cố không chịu sửa sai !

Thật vậy, biết bao Ki-tô hữu hiện nay - thuộc thiên niên kỷ thứ 3 rồi - mà vẫn coi những tập tục tôn giáo, những luật lệ chủ yếu do con người lập nên, quan trọng hơn cả luật yêu thương, điều luật duy nhất của Ðức Giê-su ? Có lẽ chúng ta nên tự xưng mình là "Mô-sê hữu" hay môn đệ của Mô-sê, thì đúng hơn là "Ki-tô hữu" hay môn đệ của Ðức Ki-tô ! Quả thật, có biết bao Ki-tô hữu coi việc lãnh nhận các Bí Tích, những tập tục tôn giáo như đọc kinh, lần chuỗi, ăn chay, kiêng thịt, v.v... còn quan trọng hơn việc đối xử cho có tình có nghĩa với người chung quanh mình ! Họ tưởng làm những việc ấy cho nhiều thì sẽ trở nên công chính.

Thánh Phao-lô đã khuyên họ: "Anh em mà tìm sự công chính trong Lề Luật, là anh em đoạn tuyệt với Ðức Ki-tô và mất hết ân sủng" ( Gl 5, 4 ). Chúng ta cần đọc lại Tân Ước cho kỹ để biết Ðức Giê-su coi việc nào quan trọng hơn việc nào. Tôi không có ý đả kích việc lãnh nhận các Bí Tích hay những tập tục tôn giáo, vì tất cả những việc đó đều là những việc tốt đẹp, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải ý thức việc nào là quan trọng nhất cho việc sống đạo của chúng ta. Lấy cái chính làm cái phụ, rồi ngược lại lấy cái phụ làm cái chính thì quả thật là điên rồ!

Ðức Giê-su đã cảnh cáo các kinh sư về điều ấy, vì họ không biết cái nào chính cái nào phụ, cái nào là quan trọng cái nào nên coi nhẹ: "Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng ! Các người bảo: "Ai chỉ Ðền Thờ mà thề, thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Ðền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc" Ðồ ngu si mù quáng ! Thế thì vàng hay Ðền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn ?" ( Mt 23, 16 - 17 ). Người còn nói thật rõ: "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình ! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và sự thành thật" ( Mt 23, 23 ).

Áp dụng những câu nói đó vào việc giữ đạo ngày nay, Người sẽ nói thế nào về những người coi việc tham dự các Bí Tích, các nghi thức và tập tục tôn giáo còn quan trọng hơn cả việc sống yêu thương ? Bí Tích và các nghi lễ chỉ là những dấu chỉ của những thực tại hết sức cao quý, mà trong đó cao quý nhất là tình thương, vốn là bản chất của Thiên Chúa ( x.1 Ga 4, 8.16 ). Giữa thực tại cao quý và dấu chỉ của thực tại cao quý ấy, cái nào cao quý hơn, quan trọng hơn ? Coi trọng dấu chỉ hơn cả thực tại mà dấu chỉ ấy ám chỉ, thì chẳng khác gì quý trọng hình ảnh của một người hơn chính bản thân người ấy ! Như thế chẳng phải là nực cười sao ?

Nếu Ðức Giê-su coi các Bí Tích như là cốt yếu của tôn giáo, chắc chắn Người đã dành rất nhiều quan tâm về vấn đề này. Thực tế, trong Tân Ước - trong 4 Tin Mừng, sách Công Vụ Tông Ðồ, và trong các thư tín - chưa bao giờ Bí Tích được đề cập như một vấn đề trọng yếu. ( Về vấn đề này, xin đừng hiểu lầm ý của tôi: khi tôi nói cha mẹ tôi không đáng kính trọng bằng Thiên Chúa, điều đó không có nghĩa là tôi không kính trọng cha mẹ tôi, mà trái lại tôi đã quan niệm hết sức đúng đắn về chỗ đứng của cha mẹ tôi trước Thiên Chúa ).

Lạy Cha, xin Cha giúp con chịu khó tìm hiểu tư tưởng và lập trường của Ðức Giê-su để biết trong đời sống đạo, điều nào là điều cốt yếu nhất, quan trọng nhất, và điều nào là điều phụ thuộc. Xin đừng để việc giữ đạo rất thành tâm của con trở nên vô giá trị trước mặt Cha chỉ vì con đã không quan niệm, suy nghĩ và hành xử giống như Ðức Giê-su đã dạy.           

Gs. NGUYỄN CHÍNH KẾT

SUY NIỆM 3:

BÌNH MỚI - RƯỠU MỚI

Có nhiều người cho rằng Ðức Giê-su là một nhà cách mạng. Ðiều này đúng nếu hiểu cách mạng là xoá bỏ những gì xưa cũ không giúp thăng tiến số phận con người, đổi mới thế giới nên tốt đẹp xứng đáng hơn. Cuộc đổi mới của Ðức Giê-su không nhắm đến hình thức bên ngoài, nhưng nhắm đến nội dung bên trong. Cuộc đổi mới ấy khởi đi từ cuộc đổi mới tôn giáo. Người mang đến một thứ tôn giáo hoàn toàn mới lạ so với tôn giáo cũ.

Ðức Giê-su mang đến một tôn giáo đậm đà tình nghĩa gia đình. Trước đó, đạo cũ mang nặng mầu sắc nô lệ. Thiên Chúa được hình dung như một vị hung thần chuyên tác oai tác quái. Con người đến với Thiên Chúa trong nỗi sợ sệt. Người ta giữ nghiêm nhặt những điều cấm kỵ vì sợ bị trừng phạt. Nhưng Ðức Giê-su đã mang đến một thứ tôn giáo mới. Người mặc khải cho ta biết Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con. Ðạo là mối tình thân mật cha con giữa Thiên Chúa và loài người. Thiên Chúa yêu thương ta và Người mong ta đáp lại bằng tâm tình hiếu thảo của con cái.

Ðức Giê-su mang đến một tôn giáo chan hoà tình yêu thương. Trước đó, đạo cũ đề cao luật lệ. Có đạo có nghĩa là phải biết luật lệ. Giữ đạo có nghĩa là giữ luật một cách nghiêm chỉnh. Luật lệ trở thành chủ nhân của con người. Tôn giáo trở thành một gánh nặng đối với con người. Ðức Giê-su mang đến cho đạo một khuôn mặt mới. Người tóm tắt đạo trong một điều luật duy nhất mà Người gọi là luật mới : đó là mến Chúa, yêu người. Yêu mến là luật duy nhất và cao nhất của tôn giáo.Yêu mến là chu toàn mọi lề luật trong đạo. Ðức Giê-su còn đi xa hơn nữa khi dạy rằng: Yêu người chính là yêu Chúa, giúp đỡ người bé nhỏ nghèo hèn là giúp đỡ chính Chúa. Ngày tận thế, Chúa chỉ phán xét ta về những việc lành ta làm cho những anh em bé nhỏ nghèo hèn mà thôi.

Ðức Giê-su mang đến một tôn giáo có chiều sâu nội tâm. Trước đó, đạo cũ chú trọng tới hình thức bên ngoài. Những luật lệ ràng buộc con người ở bên ngoài. Ví dụ như phải rửa tay trước khi dùng bữa. Khi ăn chay phải xức tro trên đầu, mặc quần áo rách rưới, để tóc tai bù xù. Trái lại, Ðức Giê-su dạy: Khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng kín cửa lại. Khi ăn chay, hãy xức dầu thơm, mặc quần áo đẹp, đầu tóc chải chuốt. Khi giúp người nghèo thì tay phải đừng cho tay trái biết. Ðạo không phải là một thứ trang sức làm đẹp cuộc đời. Ðạo không phải để làm vui lòng dư luận. Ðạo là mối liên lạc thâm sâu với Chúa. Ta làm mọi việc cho Chúa và vì Chúa. Chúa nhìn bên trong hơn bên ngoài. Chúa chú trọng tới nội tâm hơn hình thức bên ngoài. Chúa coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Với tất cả những đổi mới như thế, Ðức Giê-su đem đến một luồng gió mới cho sinh hoạt tôn giáo. Tôn giáo không còn là một mớ giáo điều cứng nhắc chết chóc, nhưng đã trở nên địa chỉ của tình thương yêu, tràn đầy sức sống. Tôn giáo không còn là những luật lệ lạnh lùng vô cảm, nhưng đã trở nên sợi dây tình thương ấm áp nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Tôn giáo không còn là toà án xét xử và kết án, nhưng đã trở thành mái ấm gia đình chan chứa tình yêu thương. Tôn giáo không còn là những cấm kỵ nặng hình thức, nhưng đã trở nên sức sống nội tâm khơi nguồn từ sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Với những đổi mới như thế, Ðức Giê-su đã biến tôn giáo thành một thứ rượu mới thơm ngon, làm say ngất lòng người. Rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ. Chất men rất mạnh của rượu mới sẽ khiến bầu da cũ nổ tung. Giáo Lý mới không thể chứa trong tâm hồn cũ. Con người cũ không đủ sức đón nhận Giáo Lý mới. Cần phải có con người mới để đón nhận Giáo Lý mới.

Ðể sống tình cha con thân mật với Thiên Chúa, con người mới phải có tâm tình hiếu thảo thật sự, gần gũi Cha, yêu mến Cha, luôn tìm ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Ðể sống tình anh em với mọi người, con người mới phải có một trái tim rộng mở để đón nhận mọi người. Thực sự coi mọi người là anh em trong một gia đình. Quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là đối với những anh em bé nhỏ, nghèo khổ. Sẵn sàng tha thứ cho nhau, làm hoà với nhau. Ðể sống đạo nội tâm thật sự, con người mới phải tránh những hình thức phô trương bên ngoài, sống khiêm nhường phục vụ. Thường xuyên thanh tẩy tâm hồn khỏi những khuynh hướng trần tục, để tiến đến gặp gỡ và kết hiệp trọn vẹn với Thiên Chúa. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể chấp nhận được Giáo Lý mới của Ðức Giê-su. Phải đổi mới không ngừng, ta mới có thể trình bày được Giáo Lý mới này cho mọi anh em bằng chính đời sống của ta.

Gm. NGÔ QUANG KIỆT, Giáo Phận Lạng Sơn

TRUYỆN KỂ:

KẺ ĂN CẮP MỘT Ổ BÁNH MÌ

Người ta thường kể về một trong những ông thị trưởng đầu tiên của thành phố New York bên Hoa Kỳ giai thoại như sau: một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: "Gia đình tôi đang chết đói".

Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biẹn bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: "Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô-la". Vừa công bố bản án, ông thị trưởng vừa rút trong túi của mình ra 10 đô-la và trao cho người đàn ông khốn khổ. Quay xuống cử tọa ông nói tiếp: "Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp". Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền và trao tất cả cho ông lão. Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô-la 50 xu.

Sách LẼ SỐNG, Ðài Chân Lý Á Châu

CHIA SẺ:

NGƯỜI CHĂM Ở TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là một nơi nắng gió nhất nước ta. Người dân ở đây rất vất vả với nghề nông và chăn nuôi. Anh em dân tộc Chăm cũng sống bằng nghề nông là chủ yếu. Nhưng điều kiện thiên nhiên lại quá khắc nghiệt, cho nên họ làm ruộng còn thất thu, chăn nuôi và buôn bán nhỏ là một ngành phụ.

Người Chăm ở Ninh Thuận theo hai giáo phái Bà La Môn và Bà Ni, thờ cúng thần linh như nhau, nhưng Bà La Môn có khác hơn một chút. Ðời sống kinh tế khó khăn, nhưng họ lại đổ hết tiền bạc vào chuyện cúng thần linh. Họ rất mê tín dị đoan. Nếu gia đình nào gặp chuyện không may, bệnh tật chẳng hạn, thì họ lập tức cúng tà thần. Cúng nơi này không khỏi, thì cúng chỗ khác, dù vẫn đi bệnh viện chữa; mà tiền cúng cho các tà thần không phải ít. Nếu không còn tiền thì họ phải đi vay để cúng.

Gia đình tôi có bảy anh em. Năm tôi lên mười tuổi, mẹ tôi bệnh nặng. Lúc này gia đình tôi đang khá giả so với các gia đình khác trong làng, nhưng lúc mẹ tôi bệnh cũng là lúc ba tôi bỏ đi biệt tăm cho tới nay. Mẹ định để lại tài sản cho anh em chúng tôi, nhưng các bác không chịu mà bắt phải đem cúng cho lành bệnh; nhưng tiến mất mà bệnh mẹ tôi vẫn không giảm chút nào. Cuối cùng mẹ tôi đã chết. Từ đó, tôi sống trong khổ cực. Tôi phải bỏ học đi chăn bò thuê để có miếng cơm ăn. Mỗi khi thấy người ta được đi học, tôi thích quá và quyết tâm đi học cho bằng được. Từ đấy, tôi tự làm hồ sơ để đi học tiếp và theo học đại học cho đến bây giờ.

Số người Chăm ở Ninh Thuận đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy tính đến nay được khoảng 300 người trên tổng số 60.000 người Chăm ở đây. Ðây là một vấn đề đặt ra cho Giáo Hội: Tại sao trước kia các cha người Pháp đã truyền đạo cho họ rồi, mà bây giờ số người theo đạo ít quá vậy ? Vấn đề là các giáo phái cũ và truyền thống tập quán của người Chăm đã cản trở họ. Họ học Ðạo nơi các cha đó, song họ không dám xin Rửa Tội, ngoại trừ một số rất ít.

Các cha người Pháp lập Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Chăm, nuôi những trẻ em nghèo ăn học, giảng về Chúa Giê-su cho họ, nhưng nói đến Rửa Tội là họ từ chối, vì sợ. Bởi nếu có gia đình nào theo Ðạo, lập tức người trong làng sẽ xa cách, đối xử tệ bạc với họ liền... Cho đến nay, tình trạng đó vẫn còn. Vì thế, nhiều thanh niên khi cưới vợ lấy chồng là bỏ đi Lễ luôn. Ðức Tin của họ có đó nhưng không vững chắc. Chỉ vì sợ những người không có Ðạo mà họ bỏ Ðạo luôn.

Chính tôi cũng đang ở trong hoàn cảnh gay go đó. Tôi đã theo Ðạo và đi tu trong Dòng Chúa Cứu Thế, nhưng không dám cho ai biết, kể cả anh chị em tôi. Tôi luôn nuôi khát vọng giúp cho đồng bào tôi theo Chúa, tin vào Chúa một cách vững chắc. Vì thế, tôi thấy cần phải có các cha, các thầy người Chăm để truyền Ðạo cho họ và cũng để củng cố Ðức Tin cho họ luôn vững chắc qua mọi thử thách. Tôi có được nghe tâm sự của một cha đang truyền giáo cho người Chăm ở Bình Thuận, là có rất nhiều người Chăm đến học Giáo Lý, nhưng không chịu Rửa Tội, chỉ vì họ sợ khi chết không được một Linh Mục người dân tộc Chăm làm phép.

Khi tôi viết những dòng này, tôi ước mong mình sẽ được thấm nhuần Tin Mừng, sẽ trở thành Linh mục của Chúa, để rao giảng Ðạo Yêu Thương của Chúa cho họ bằng chính ngôn ngữ Chăm của mình.

Một Dự Tu của DCCT

THÔNG TIN:

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ VẬT PHẨM ÂN NHÂN MỚI CHIA SẺ

- Một Linh Mục ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp người nghèo............................................................................................. 200.000 VND

- Bác sĩ Vũ Bích Ðào ( Paris, Pháp ) giúp người nghèo ..........................................................................................  1.500.000 VND

- Một Dòng Nữ Tu xin ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp học bổng trẻ em nghèo .........................................................  1.000.000 VND

- Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) giúp người nghèo ..................................................................................................  50.000 VND

- Hai cháu bé Trực và Nhật ( Sài-gòn ) chia sẻ với người nghèo ............................................................................  300.000 VND

- Một ân nhân ẩn danh ( Sài-gòn ) tặng người khuyết tật nghèo ...............................................................  Một xe lăn còn mới

NHỮNG KHOẢN TIỀN VÀ QUÀ TRỠ GIÚP ÐỘT XUẤT

- Ông bà Nguyễn Thoại ( Toulouse, Pháp ), qua cô Bích Thủy, gửi tặng "Bé Gái Miền Biển" .................. 1.000.000 VND

- Bác Nguyễn Văn Nghi ( Na Uy ) giúp học bổng các em nghèo ở Giáo Phận Bắc Ninh ..........................................  250 USD

- Giúp một em bé nghèo ( Sài-gòn ) đóng học phí học kỳ 2 còn nợ .....................................................................  100.000 VND

- Giúp tiền xe cho một người về quê ở Vĩnh Long ......................................................................................................  20.000 VND

- Giúp tiền xét nghiệm cho một bệnh nhân nghèo ở Sài-gòn ..................................................................................  80.000 VND

- Nhóm Tông Ðồ Thánh Kinh tặng 200 sách Tân Ước cho người dân tộc ở Buôn Mê Thuột .....................  3.000.000 VND

- Bác sĩ Chi Lan giúp bà Huỳnh Thị Sáu ( Quận 6 ) một phần tiền mổ mắt ......................................................  1.000.000 VND

- Quỹ Gospelnet giúp thêm bà Huỳnh Thị Sáu ( Quận 6 ) tiền mổ mắt ................................................................  500.000 VND

- Quỹ Gospelnet giúp tiền xe cho một bệnh nhân lao phổi về quê ở Ðồng Tháp điều trị ................................  50.000 VND

CHƯƠNG TRÌNH "TRỠ GIÚP GẬY CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ"

Chị Bùi thị Hồng Nga, Hội Người Khuyết Tật Cần Thơ, giới thiệu danh sách 20 người khiếm thị ở Cần Thơ cần có gậy chuyên dụng của người mù để đi lại và mưu sinh thuận lợi hơn. Gospelnet đã liên hệ với cơ sở sản xuất gậy Thiên Ân của những anh em khiếm thị do thầy Phong, một thầy giáo khiếm thị phụ trách, địa chỉ 40 / 34 đường Tân Hương, hẻm 84, tổ 59, phường 16, quận Tân Bình, Sài-gòn ( điện thoại: 8.472.406, E-mail: pthienan@hcm.vnn.vn ) để đặt mua với giá 60.000 VND, tổng cộng: 1.200.000 VND.

Ðây là loại gậy hết sức đặc biệt, có thể xếp gọn lại bỏ trong túi, kích thước khoảng 20cm - 30cm, khi mở ra chỉ cần một tay vẩy mạnh là gậy sẽ thẳng dài ra khoảng 1m10 - 1m20, rất cứng cáp, có cán cầm và có chất phản quang ở đầu gậy giúp đi lại ban đêm. Rất mong quý độc giả và ân nhân gần xa hưởng ứng chương trình TRỠ GIÚP GẬY CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ, cứ để dành và gửi về cho Gospelnet được 60.000 VND là có thêm một người mù được hưởng niềm vui đón nhận món quà quý giá và thiết thực cho cuộc sống của họ, đồng thời lại giúp cho công việc sản xuất của Mái Ấm Thiên Ân thêm phát triển.

Sau đây là 20 anh chị em khiếm thị ở Cần Thơ nhận được đợt trợ giúp đầu tiên của Gospelnet số 101:

01. ÐỖ MINH HIỆP, sinh 1982, ngụ tại số 4 / 9 phường Bình Thủy, Cần Thơ.

02. PHẠM VĂN GIÚ, sinh 1982, địa chỉ như trên.

03. LÊ THỊ HÀ NY, sinh 1980, địa chỉ như trên.

04. HOÀNG A BẢO, sinh 1975, địa chỉ như trên.

05. ÐÀO ÁNH NGUYỆT, sinh 1973, địa chỉ như trên.

06. PHAN VĂN ÐÔI, sinh 1972, địa chỉ như trên.

07. TRẦN THỊ BÉ, sinh 1984, địa chỉ như trên.

08. HUỲNH NHẬT OANH, sinh 1974, địa chỉ như trên.

09. HUỲNH KIM LOAN, sinh 1973, địa chỉ như trên.

10. HUỲNH HANH VÂN, sinh 1974, địa chỉ như trên.

11. NGUYỄN VĂN SÁU, sinh 1970, địa chỉ như trên.

12. NGÔ HỒNG THUẬN, sinh 1982, địa chỉ như trên.

13. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN, sinh 1983, địa chỉ như trên.

14. NGUYỄN VĂN ÐIỂU, sinh 1972, địa chỉ như trên.

15. LƯU XI RẾT, sinh 1944, ngụ tại ấp 5 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

16. TRƯƠNG THỊ NHÀN, sinh 1957, ngụ tại ấp 5 xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

17. NGUYỄN VĂN SUÔI, sinh 1975, ngụ tại ấp 2 xã Long Tri, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

18. NGUYỄN VĂN NHU, sinh 1979, ngụ tại ấp 2 xã Long Tri, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

19. NGUYỄN VĂN TIẾN, sinh 1985, ngụ tại ấp 2 xã Long Tri, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

20. LÊ THỊ SÁU, sinh 1923, ngụ tại ấp 2 xã Long Tri, huyện Long Mỹ, Cần Thơ.

TRỠ GIÚP ÐẶC BIỆT CHO MỘT GIA ÐÌNH NGHÈO Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Thầy Nguyễn Xuân Ðường, DCCT, giới thiệu trường hợp gia đình ông Trần Văn Ngự, sinh 1951 và bà Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1956, ngụ tại Giáo Họ Phê-rô, Giáo Xứ Cù Mi, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Gia đình làm nghề nông, chỉ biết trông vào thu nhập hết sức thấp của 3 sào ruộng, có tất cả 7 người con, con trai cả hiện đang bị bệnh tâm thần, con gái kế đang tìm hiểu Ơn Gọi Dòng Mến Thánh Giá, hai con út còn quá nhỏ. Gospelnet xin trợ giúp đặc biệt cho em bị bệnh và 4 em đang đi học, mỗi tháng 50.000 VND, trong liên tiếp 3 tháng, kể từ tháng 3 đến hết tháng 5.2003 ( cuối năm học ), tổng cộng: 5 em x 3 tháng x 50.000 VND = 750.000 VND.

01. Giu-se TRẦN VĂN THƯ, sinh 1980, bị bệnh tâm thần.

02. Ma-ri-a TRẦN THỊ NHUNG, sinh 1984, đang học lớp 12.

03. An-tôn TRẦN ANH QUỐC, sinh 1987, đang học lớp 5.

04. Giu-se TRẦN VĂN CƯỜNG, sinh 1990, đang học lớp 5.

05. An-na TRẦN THỊ LINH, sinh 1992, đang học lớp 4.

TRỠ GIÚP MỘT BỆNH NHÂN NGHÈO Ở SÀI-GÒN

Các bạn Nhóm Mai Khôi giới thiệu trường hợp bà LÝ NGỌC MAI, ngụ tại tổ dân phố 22, khu phố 2, phường Tân Quy, quận 7. Bà Mai gia cảnh nghèo lại neo đơn, bị bệnh thận từ năm 2001, phải chạy thận một tuần 3 lần, ngoài ra còn kéo theo bệnh tim và đường ruột, khiến cơ thể hoàn toàn yếu nhược, phải thường xuyên đưa vào cấp cứu bệnh viện An Bình và điều trị tại khoa Thận bệnh viện 115. Rất may là bà Mai có bảo hiểm y tế nên mọi khoản chi phí thuốc men và chạy thận đều được miễn phí, chỉ phải thanh toán tiền ăn hàng ngày và tiền xét nghiệm các mặt ở các nơi khác. Các bạn Uyên và Tâm đã thường xuyên đến thăm, mang thức ăn bổ dưỡng cho bà. Gospelnet đã gửi các bạn tiền trợ giúp làm hai đợt tổng cộng: 300.000 VND.

TRỠ GIÚP 3 ANH EM BỊ NHIỄM CHẤT ÐỘC MÀU DA CAM

Như Gospelnet các số 76, 84 và 93 đã thông tin, gia đình ông PHẠM VUI và bà TRẦN THỊ VY, hiện ngụ tại số 97 / 5 E ấp Tân Thới 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Sài-gòn, có 3 người con đều bị nhiễm chất độc màu da cam trong thời gian chiến tranh ông Vui còn ở Khe Sanh, Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị, nay tuy đã ở tuổi trưởng thành, nhưng tình trạng phát triển chỉ dừng lại ở tuổi thiếu niên, không học hành, không phát âm được bình thường, gia đình lại đang lâm vào cảnh khó khăn. Nay Gospelnet số 101 xin tiếp tục trợ giúp hai tháng 3 và 4.2003, tổng cộng: 300.000 VND.

TRỠ GIÚP MỘT NGƯỜI BẠI LIỆT Ở CẦN THƠ

Cha Hồng Anh Kiệt, Giáo Xứ Vị Tín, Giáo Phận Cần Thơ, giới thiệu trường hợp anh PHAN QUYẾT TÂM, sinh năm 1976, con bà Trần Thanh Mai, hiện ngụ tại khu vực 1, phường 4, thị xã Vị Thanh, tỉnh Cần Thơ, nằm trong Khu 4, Giáo Xứ Vị Tín. Anh sinh ra đã bị dị tật, người cha đã bỏ cả gia đình ra đi, người mẹ phải bán đất và đi làm mướn để lo cho con suốt 27 năm qua. Cách đây 4 năm, mẹ anh đi làm thuê ở xa, khóa cửa để anh nằm trên giường một mình, một con mèo nhảy lên bàn thờ làm đổ lư hương xuống, lửa bắt cháy vào gối nằm làm anh bị phỏng nặng. Tuy là người bên lương, mẹ anh sợ anh không qua khỏi, muốn anh được chôn trong Ðất Thánh nên đã xin cho anh được Rửa Tội, nhưng sau đó anh lại qua khỏi. Hiện tại mẹ anh phải xin nhận chằm nón lá ở nhà để gần gũi săn sóc cho anh vì vết phỏng vẫn còn di chứng rất nặng nề. Gospelnet trợ giúp cho anh mỗi tháng 100.000 VND trong 3 tháng liền, kể từ tháng 3 đến hết tháng 5.2003, tổng cộng: 300.000 VND, số tiền này do hai cháu bé Trực và Nhật quyết định không tổ chức tiệc mừng sinh nhật, để dành tiền chia sẻ với người nghèo.

HỌC BỔNG CHO 10 EM HỌC SINH Ở HÀ TĨNH

Thầy Nguyễn Văn Tâm, DCCT, giới thiệu một danh sách 10 em học sinh nghèo, ngụ tại thôn 15, ấp Vĩnh Thành, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Giáo Phận Vinh. Gospelnet đã bắt đầu trợ giúp cho mỗi em 50.000 VND một tháng, từ tháng 9.2002 đến hết tháng 11.2002. Nay Gospelnet số 102 xin tiếp tục trợ giúp liên tiếp trong ba tháng: 12.2002, 1 và 2.2003, tổng cộng: 1.500.000 VND.

01. Phê-rô NGUYỄN VĂN NĂNG, sinh 1990, lên lớp 6, trường PTTH Hà Linh.

02. Phê-rô NGUYỄN VĂN NHẬT, sinh 1988, lên lớp 8, trường PTTH Hà Linh.

03. Ma-ri-a TRẦN THỊ HUYỀN, sinh 1990, lên lớp 7, trường PTTH Hà Linh.

04. Phê-rô LÊ VIỆT ÐỨC, sinh 1992, lên lớp 5, trường PTCS Hương Thu.

05. Tê-rê-xa NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1993, lên lớp 4, trường PTCS Hương Thu.

06. Ma-ri-a PHAN THỊ NHO, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

07. Ma-ri-a NGUYỄN THỊ BÍCH HIÊN, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

08. Gia-cô-bê NGUYỄN NGỌC HẠNH, sinh 1985, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

09. Phê-rô NGUYỄN VĂN QUYỀN, sinh 1987, lên lớp 10, trường PTTH Hương Khê.

10. Phê-rô NGUYỄN VĂN KHA, sinh 1984, lên lớp 11, trường PTTH Hương Khê.

TRỠ GIÚP 2 XE LĂN CHO 2 NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở GIÁO PHẬN VINH

Cha Lê Hữu Phước, Giáo Xứ Vạn Phần, Giáo Phận Vinh, giới thiệu trường hợp bà Ma-ri-a VŨ THU TRI, chồng là ông Giu-se Cao Thanh Minh, 72 tuổi, có 9 người con đều nghèo. Bà Tri bị bại liệt đã gần 10 năm nay, chỉ ngồi và nằm một chỗ trên giường, rất ao ước được đến Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ và Chầu Thánh Thể mà đành chịu. Gospelnet xin trợ giúp cho bà một chiếc xe lăn còn khá mới trị giá 800.000 VND.

Cha Nguyễn Minh Trí, Giáo Xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, giới thiệu trường hợp anh Giu-se NGUYỄN VĂN NGHĨA, ngụ tại Quỳnh Giang Thuận, thuộc Giáo Họ Yên Lưu, Giáo Xứ Thuận Nghĩa, Giáo Phận Vinh, anh Nghĩa bị cụt cả hai chân cho tới trên đầu gối, rất ao ước có được xe lăn để đi lại mưu sinh và tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ. Gospelnet xin trợ giúp cho anh một chiếc xe lăn còn mới, trị giá 1.100.000 VND, do một ân nhân ẩn danh ở Sài-gòn mới trao tặng.

HỌC BỔNG CHO 17 EM Ở GIÁO XỨ ÐỒNG XOÀI, BUÔN MÊ THUỘT

Cha Lê Trấn Bảo, chính xứ Ðồng Xoài Sr. Ê-li-da-bét Vũ Thị Bài, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, cộng đoàn phục vụ tại Giáo Xứ Ðồng Xoài, Giáo Phận Buôn Mê Thuột, thuộc phường Tân Ðồng, thị xã Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước, giới thiệu một danh sách gồm 17 em học sinh nghèo trong Giáo Xứ Ðồng Xoài, xin được trợ giúp học bổng như sau:

01.    LƯU THỊ MINH HIẾU, con ông Lưu Ngọc Vinh ( làm thuê ), lớp 6A trường THCS Ðồng Xoài.

02.    NGUYỄN THỊ THANH HÀ, con ông Nguyễn Phi Khanh, lớp 7A trường THCS Tân Xuân.

03.    NGÔ THỊ HUYỀN, con ông Ngô Văn Tâm ( làm nông ), lớp 6A trường THCS Tân Phú.

04.    TRỊNH VĂN HẢO, con ông Trịnh Văn Toan, lớp 5 trường Tiểu Học Tân Ðồng.

05.    LÊ THỊ ÁI NHI, con ông Lê Viết Xuân ( làm nông ), lớp 6 trường THCS Tân Xuân.

06.    NGUYỄN THỊ PHƯỠNG, con ông Nguyễn Xuân Hoài, lớp 5 trường Tiểu Học Tân Phú.

07.    TRẦN MINH QUẢNG, con ông Trần Văn Cuộc, lớp 7 trường THCS Tân Xuân.

08.    NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG, con ông Nguyễn Ngọc Lâm ( mua ve chai ), lớp 6 trường Tân Phú.

09.    ÐIỂU VON, con ông Ðiểu Mon ( dân tộc Stiêng ), lớp 2 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

10.    THỊ ÐÔM, con ông Ðiểu Lúc ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 2 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

11.    LÂM THỊ VỸ, con ông Lâm Phúc ( làm rẫy ), lớp 3 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

12.    THỊ LE, con bà Thị Ung ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 4 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

13.    THỊ PHƯƠNG, con ông Ðiểu Bang ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 4 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

14.    THỊ THỦY, con ông Ðiểu Xuân ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 4 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

15.    THỊ NHO, con ông Ðiểu Thành ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 1 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

16.    ÐIỂU NANG, con ông Ðiểu Tân ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 2 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

17.    ÐIỂU SÁNG, con ông Ðiểu Hà ( dân tộc Stiêng, làm rẫy ), lớp 2 trường Tiểu Học Ðồng Tâm.

Gospelnet đã trợ giúp cho các em bắt đầu từ tháng 5.2002 cho đến hết tháng 11.2002 ( Xin xem lại Gospelnet số 62, 68, và 81 ). Sau một thời gian bị gián đoạn, nay Gospelnet số 101 xin tiếp tục trợ giúp cho tháng 3.2003, tổng cộng: 17 em x 50.000 VND = 850.000 VND ( không có cho 3 tháng hè ).

HỌC BỔNG CHO 20 EM DÂN TỘC Ở BUÔN MÊ THUỘT

Sr. Phạm Thị Tuyết Mai, Dòng Nữ Vương Hòa Bình, giới thiệu một danh sách 20 em học sinh nghèo, đa số là người dân tộc H’Mông di dân từ Yên Bái vào, hiện ở tại xã Tam Giang, huyện Krông Năng ( kèm theo là ảnh chụp các em H'Mông và cha mẹ đứng trước Nhà Nguyện tại Krông Năng ), các em còn lại là người Kinh và Ê-đê, ngụ tại xã Ðức Minh, huyện Ðăkmil, Buôn U, huyện Cư Jút, tỉnh Ðăklak, thuộc Giáo Phận Buôn Mê Thuột. Gospelnet số 101 xin bắt đầu trợ giúp cho mỗi em 50.000 VND kể từ tháng 3.2003, tổng cộng: 1.000.000 VND ( không có cho 3 tháng hè ).


01. SÙNG A CHANH, sinh 1988, lớp 3.

02. SÙNG A MÀNG, sinh 1990, lớp 1.

03. VÀNG A SÊNH, sinh 1991, lớp 1.

04. HỜ A THÔNG, sinh 1992, lớp 1.

05. HỜ A LỪ, sinh 1994,l ớp 1.

06. SÙNG THỊ ÐỦ, sinh 1994, lớp 1.

07. SÙNG MAI CHI, sinh 1996, mẫu giáo.

08. VỪ A THÁI, sinh 1991, lớp 2.

09. VỪ A DUNG, sinh 1990, lớp 1.

10. SÙNG A SUA, sinh 1992, lớp 1.

11. SÙNG THỊ TỐNG, sinh 1995, lớp 1.

12. HỜ THỊ SÚA, sinh 1990, lớp 3.

13. SÙNG A Ư, sinh 1990, lớp 1.

14. SÙNG A TÙNG, sinh 1995, lớp 1.

15. BÙI VĂN TRƯỜNG, sinh 1992, lớp 1.

16. PHẠM HOÀNG QUÝ, sinh 1992, lớp 5.

17. Y NGHIÊM-KNUL, sinh 1986, lớp 12.

18. Y THOP-YA, sinh 1986, lớp 10.

19. Y UÊ-YA, sinh 1986, lớp 10.

20. H' POK KNUL, sinh 1986, lớp 10.


TRỠ GIÚP LỠP MÁI TÔLE NHÀ Ở GIÁO XỨ CỜ ÐỎ, Ô MÔN, CẦN THƠ

Gospelnet vừa nhận được thư của cha NGUYỄN PHƯỚC TRINH trình bày về dự án trợ giúp lợp lại mái tôle cho các gia đình nghèo trong khu vực ngài phụ trách. Xin giới thiệu nội dung lá thư của ngài đến quý độc giả và ân nhân gần xa để mỗi người một ít có thể chia sẻ để bà con sớm có nhà ở trước mùa mưa năm nay.

"Chúng tôi xin trình bày về Giáo Xứ Cờ Ðỏ, thuộc thị trấn Cờ Ðỏ, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Xứ Ðạo giáp ranh các tỉnh An Giang và Rạch Giá, nằm phía sau các kinh Cái Sắn... Giáo Xứ được thành lập năm 1962, cha sở đầu tiên là cha bác sĩ người Pháp, Maurice Longet, trên đường đi nhận nhiệm sở thì mắc bạo bệnh, qua đời... Bản thân chúng tôi về nhận Xứ Ðạo năm 1997 với 970 Giáo Dân, nay đã tăng lên thành 2085, hầu hết đều là người nghèo. Xứ Ðạo có 8 Ðiểm Truyền Giáo:

1. Nhà Nguyện Ba Vàm: xa 8 Km.

2. Nông Trường Cờ Ðỏ: Giáo Dân Bùi Chu di cư sau 1975, trên dưới 400 người, xa 4 Km.

3. Nhà Thờ Cờ Ðỏ: ở ngay trung tâm, nhiều người đang muốn theo Chúa, xa từ 4 đến 5 Km.

4. Nhà Nguyện Kinh Tế Mới: xa 7 Km.

5. Khu 8 ( Chợ số 8 ): ban đầu chỉ có 30 Giáo Dân, nay tăng lên 500 và còn đang phát triển, xa 8 Km.

6. Thị Ðội: đã được mấy trăm Giáo Dân, xa 15 Km.

7. Ðìa Sậy: xa khoảng 20 Km.

8. Sình Ðen: các thầy Dòng Tiểu Ðệ đã hiện diện như chứng nhân Tin Mừng, từ không có ai nay đã được hơn 200 Giáo Dân và còn đang phát triển, xa từ 4 đến 6 Km.

Trong các dịp hè, Ðức Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ ưu tiên cho các nơi này nên gửi các Nữ Tu và các Thầy Ðại Chủng Viện về giúp. Cơ sở vật chất nơi đây còn hết sức nghèo nàn: Nhà Xứ để lại từ thời Pháp, có nguy cơ sụp đổ, không ở được, cha sở phải ở tạm một phần bên Nhà Thờ. Trong khi đó, Nhà Thờ thì mái tôle đã quá cũ, cột kèo bị mối ăn, diện tích lại nhỏ, không đủ chỗ cho Giáo Dân về tham dự Thánh Lễ, đang có dự định sẽ xây dựng lại trong thời gian tới, tuy nhiên chúng tôi có chủ trương lo xây ngôi Nhà Thờ Tâm Hồn trước, lo cho con người là trọng tâm, nhất là những người nghèo bị bỏ rơi, không phân biệt lương giáo.

Chúng tôi đã cùng với Hội Ðồng Giáo Xứ quyết định sẽ sử dụng tiền ân nhân chia sẻ để tặng cho mỗi gia đình 20 tấm tôle đơn giá 28.000 VND để lợp lại được một mái nhà, cây và đinh... do các khu, các xóm tự giúp nhau. Có tất cả 50 mái nhà cần lợp lại, như vậy, mỗi gia đình cần được trợ giúp tổng cộng: 560.000 VND. Với 50 mái nhà, con số chi phí thật khổng lồ: 28.000.000 VND, vượt quá khả năng nhỏ bé của chúng tôi..."

Trước mắt, Gospelnet xin trích quỹ trợ giúp ngay số tiền 1.120.000 VND, đủ cho 2 mái nhà. Rất mong, qua địa chỉ Gospelnet, Lm. Lê Quang Uy, DCCT, 38 Kỳ Ðồng, quận 3, Sài-gòn, ÐT: 08.9.319.835, quý độc giả và ân nhân xa gần sẽ chia sẻ trợ giúp, mỗi người một ít, lần lượt đủ cho từng mái nhà, hy vọng mọi sự được hoàn tất kịp trước mùa mưa năm nay.

TRỠ GIÚP MỘT BỆNH NHÂN NGHÈO Ở HUẾ

Cha Ngô Thanh Sơn, Giáo Xứ Kim Ðôi, Giáo Phận Huế, giới thiệu anh TRẦN ÐĂNG HƯỜNG, 36 tuổi, một vợ và 3 đứa con. Hoàn cảnh gia đình rất nghèo. Trong suốt thời gian dài vừa qua, anh Hường bị sỏi thận trầm trọng gây đau nhức thường xuyên, nhưng vẫn phải hằng ngày đạp xe đạp đi từ sáng tới chiều để hành nghề bơm gas hộp quẹt cũ, mỗi ngày bình quân thu nhập được 7.000 VND. Hiện nay bệnh quá nặng, phải nằm bệnh viện và bác sĩ bảo phải giải phẫu càng sớm càng tốt, chi phí phải đóng là 5.000.000 VND. Gia đình anh không thể vay mượn đâu được. Gospelnet xin trợ giúp ngay số tiền 1.000.000 VND. Rất mong quý độc giả và ân nhân xa gần chia sẻ thêm, qua Gospelnet: Lm. Lê Quang Uy, DCCT, 38 Kỳ Ðồng, ÐT: 08.9.319.835, hoặc trực tiếp qua Lm. Ngô Thanh Sơn, 69 Phan Ðình Phùng, Huế, ÐT: 054.556 227.

XIN THÔNG BÁO: Ngay sau Gospelnet số 101 này, chúng tôi sẽ lại xin gửi tiếp Gospelnet số 102, một số báo ngoại lệ ( hors série ) phục vụ cho Phụng Vụ Mùa Chay sắp đến, mở đầu bằng ngày Thứ Tư Lễ Tro 5.3.2003. Kế đó, Gospelnet số 103 cũng sẽ tiếp nối cho Chúa Nhật thứ 1 Mùa Chay ngày 9.3.2003. Vậy kính xin quý độc giả sử dụng các account của Yahoo, Hotmail,..., sau khi nhận mỗi số báo xin chuyển sang lưu vào ổ dĩa cứng, delete trong Inbox, rồi bấm thêm empty trash, để Inbox có chỗ nhận tiếp các số báo sau. Nếu không, sẽ bị tình trạng over quota, báo sẽ bị trả lại cho chúng tôi, thiệt hại cả đôi đường.