ÐẠI LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH

LỜI CHÚA: Ga 20, 1 – 9

NGÔI MỘ TRỐNG

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thìï thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-mon Phê-rô và người môn đệ Ðức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn đó, nhưng không vào. Ông Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh Ðức Giê-su phải chỗi dậy từ cõi chết.

SUY NIỆM:

1. Ai là người đầu tiên đã phát hiện ra dấu tích của Sự Phục sinh ?

2. Sự kiện Phục sinh của Ðức Giê-su được củng cố bằng những chứng cớ nào ?

3. Niềm Tin Phục sinh có những hệ quả gì ?

1. Vai trò của phụ nữ trong việc phát hiện ra dấu tích của Sự Phục sinh và trong sứ mạng loan báo Tin Mừng Phục Sinh:

Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy bà Ma-ri-a Mác-đa-la ( trong Tin Mừng Lu-ca là các phụ nữ ) lại là người đầu tiên được Thiên Chúa dành cho đặc ân nhận ra dấu tích của sự kiệân Chúa Giê-su đã phục sinh. Khi thấy tảng đá lớn đã được lăn ra một bên và ngôi mộ trống, Ma-ri-a cũng chỉ có thể nghĩ ra rằng xác Thầy thân yêu đạ  bị người ta lấy cắp. Trong Tin Mừng Lu-ca thì các phụ nữ được giao trách nhiệm loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho các Tông Ðồ. Lẽ thường thì Nhóm Mười Một phải là những người đầu tiên được chứng kiến dấu tích của sự kiện Phục Sinh và được giao sứ mạng và vinh dự loan báo Tin Mừng Phục Sinh.

Ở đây cách hành động của Thiên Chúa cũng có những bất ngờ làm chúng ta ngạc nhiên, cũng như tại Bê-lem cách biến cố này hơn 30 năm về trước, chúng ta cũng đã gặp một bất ngờ tương tự: Những người đầu tiên được nghe Tin Mừng Thiên Chúa Giáng trần không phải là các tư tế, luật sĩ hay kinh sư là  các giới chức của Ðền Thờ và Do-thái giáo. Cũng không phải là vua quan triều đình Hê-rô-đê ở Giê-ru-sa-lem. Những người đầu tiên được nghe Tin Mừng Thiên Chúa giáng trần lại là những mục đồng nghèo hèn và các vua ngoại giáo phương Ðông mà người Do-thái khinh thường và cho là bất xứng. Cách hành động của Thiên Chúa không giống như cách hành động của chúng ta, vì tư tưởng của Thiên Chúa khác xa tư tưởng của con người.

Vì thế, chúng ta không nên định sẵn cho Thiên Chúa một cách suy nghĩ và hành động, theo như cách suy nghĩ và hành động thường tình và thiển cận của chúng ta. Nếu Thiên Chúa lúc nào cũng hành động y như chúng ta nghĩ, thì còn đâu là quyền năng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta biết hết về Thiên Chúa thì Thiên Chúa đâu còn gì hấp dẫn đối với chúng ta nữa. Tin theo Chúa cũng có nghĩa là lao mình vào một cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ.

Vì thế chúng ta – nhất là những linh mục, tu sĩ và những giáo dân, đặc biệt là các bạn trẻ sinh viên  được coi là người đạo đức – cần xem xét lại những định kiến có sẵn của mình: chúng ta có thói quen hạn chế cách sáng tạo của Thiên Chúa không ? Chúng ta có lấy mình làm mẫu mực, làm tiêu chuẩn cho Thiên Chúa không ?

2. Những chứng cớ của sự kiện Chúa Ki-tô Phục Sinh:

Muốn tìm các chứng cứ của sự kiện Phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta không thể chỉ dựa vào bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta phải đọc thêm những đoạn khác trong 4 Sách Phúc âm, để có đầy đủ các yếu tố. Thật vậy chúng ta có thể liệt kê các chứng cớ sau đây:

a)    Tảng đá chắn cửa mộ lăn ra một bên và ngôi mộ trống,

b)    Lời loan báo của sứ thần Thiên Chúa là hai người đàn ông mặc áo trắng có mặt trong mộ ( trong Tin Mừng Lu-ca ),

c)     Lời tiên báo ( ít nhất là 3 lần ) của chính Ðức Giê-su khi ngài còn sống bên các môn đệ,

d)    Sự kiện Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ nhiều lần,

e)     Lòng tin và lời rao giảng của các Tông đồ và của các tín hữu thời sơ khai và các phép lạ kèm theo,

f)      Chứng của các ngôn sứ trải dài suốt lịch sử ít-ra-en.

Tất cả các chứng cứ kể trên là nền tảng, là chỗ dựa cho Niềm Tin Phục sinh của chúng ta ngày nay. 

3.   Hệ quả của Niềm Tin Phục Sinh:

Tin vào Chúa Ki-tô Phục sinh không chỉ là tin trong tư tưởng mà là trong và bằng toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Như Thánh Phao-lô đã dẫn giải trong chương 6 thư gửi tín hữu Rô-ma, Niềm Tin Phục sinh khiến chúng ta được "nên một" với Chúa Giê-su Ki-tô. Nên một với Chúa Giê-su Ki-tô có nghĩa là chúng ta phải trải qua quá trình Tử nạn - Phục sinh như Người và với Người: tức là chết cho tội lỗi và sống cho Thiên Chúa, nghĩa là chúng ta từ bỏ tội lỗi và chọn lựa Thiên Chúa.

Hay như trong thư gửi tín hữu Cô-lô-xê, Thánh Phao-lô rút ra một hệ luận rất quan trọng cho người tin vào Chúa Ki-tô Phục sinh là việc tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới. Tìm kiếm những gì thuộc về thượng có nghĩa là gì nếu không phải là chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa, chọn lựa sống theo Người? Một hệ quả khác của Niềm Tin Phục Sinh là chúng ta được mời gọi trở thành những "người làm chứng" cho Ðấng Phục Sinh. Làm chứng bằng lời nói và nhất là bằng việc làm, bằng cả cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta cần kiểm điểm đời sống xem thực sự chúng ta đã từ bỏ tội lỗi và "hơi hớm" của Sa-tan chưa? Xem trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã thực sự tìm kiếm những gì thuộc về Thiên Chúa chưa? Và đã làm chứng cho Chúa Ki-tô Phục sinh như thế nào? Chúng ta cần tỉnh thức và khiêm tốn vì chúng ta rất dễ tự dối mình và sống trong ảo tưởng rằng thì là chúng ta đã là người đạo đức, thánh thiện, vì mọi người chung quanh cung kính nể trọng chúng ta và vẫn coi chúng ta là những người thánh thiện hoặc vì chúng ta là người dự lễ, dâng lễ và rước lễ hằng ngày và làm nhiều việc lành phước đức.

Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, chúng con cảm tạ Cha vì hồng ân Niềm Tin Phục sinh mà Cha đã ban cho chúng con. Xin Cha cho chúng con mỗi ngày mỗi hiểu hơn và sống đầy đủ hơn Niềm Tin Phục sinh Ki-tô giáo. Xin Cha cho chúng con biết tìm kiếm Cha và những gì thuộc về Cha và biết làm chứng - bằng lời nói và việc làm – cho Ðấng Phục sinh là Ðức Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. A-men.

 Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI

THÔNG TIN:

GOSPELNET vừa nhận được E-Mail của bạn Hoa Xuân Vinh, cựu thành viên của Nhóm Sinh Viên Sài-gòn, trình bày về các sinh hoạt lâu nay của một nhóm SVCG, về dự án Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm cho SVCG, và cuối cùng là thay mặt 57 bạn sinh viên ở các nơi để ngỏ lời với quý ân nhân đã trợ giúp thông qua GOSPELNET:

GOSPELNET thân mến, trong thời gian qua, khi tôi mở Inbox thì đọc các bài của GOSPELNET. Tôi cảm thấy rất bổ ích cho giới trẻ, đặc biệt là cho giới tri thức SVCG ở khắp nơi, qua các báo ABBA, EPHATA, GOSPELNET. Trong GOSPELNET số 3 của Chúa Nhật Lễ Lá 8.4.2001, có bài Niềm Vui của tác giả Trần Bá chia sẻ. Thiên chúa đã ban cho anh một cái nhìn đích thự nơi người trẻ ngày hôm nay, trong đó anh rất thương cảm với những số phận nghịch cảnh của các bạn sinh viên nữ... Những băn khoăn và những trăn trở, đó là làm sao cho SVCG và cho giới trẻ ngày hôm nay tìm lại được một cái nhìn đích thực trong học tập, trong tình yêu , và các mối tương quan với những anh em xung quanh mình...

Tôi tin chắc GOSPELNET sẽ là nơi cộng tác đắc lực và tin cậy đối với các bạn độc giả khắp nơi qua những bài chia sẻ bổ ích nhằm loan truyền cho anh em sinh viên có được cái nhìn đúng và tìm ra con đường tương lai sau này... Niềm vui mà anh Trần Bá chia sẻ thật là cảm động. Anh rất có tinh thần phục vụ mọi người, nhất là nơi những người anh em chưa biết Chúa. Chúng ta cần học hỏi nơi anh, là một người khiếm thị nhưng anh lại cóø tấm lòngphục vụ những con người bất hạnh. Ðó là một hình ảnh, một tấm gương mà chúng ta đáng trân trọng.

Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻõ một niềm vui lớn trong Mùa Chay năm nay mà nhóm SVCG Luật, Thủ-đức đã làm được. Các bạn lên Sài-gòn học Ðại Học là để rèn luyện nâng cao kiến thức, sau này mới có thể phục vụ cho xã hội, cho Giáo Hội, cho bản thân... Nhưng ngoài giờ học tập, các bạn hàng tuần vẫn gặp gỡ nhau chia sẻ Lời Chúa. Hàng tháng chúng tôi quy tụ lại với nhau gần 40 bạn tĩnh tâm nguyên cả ngày vào Chúa Nhật thứ ba trong tháng nhằm hồi tâm lại về những thiếu sót với Chúa, với anh em chung quanh...

Nhờ vậy, Chúa đã ban cho nhóm chúng tôi thêm đoàn kết và các thành viên ngày một hiểu nhau hơn. Sau những giờ tĩnh tâm buổi sáng ở lại với Chúa, buổi chiều chúng tôi lại ngồi chia sẻ với nhau những kinh nghiệm làm việc tông đồ.

Từ 14g – 16g, chúng tôi lại được giao lưu rất vui nhộn và sống động với một vị tiến sĩ ngoại ngữ đã từng đi dạy 13 năm tại năm quốc gia khác nhau, ông gốc người Ý ( xin được ẩn danh ), hiện đang công tác tại Trường Ðại Học KHXH & NV. Mục đích buổi giao lưu là nhằm nâng cao ngoại ngữ và cũng để hiểu biết hơn về kinh nghiệm đi truyền giáo nơi thầy. Sau buổi giao lưu, chúng tôi lại được hiệp dâng Thánh Lễ với một linh mục để cùng nhau tạ ơn ca tụng Chúa về những ơn lành Người đã ban.

Ngoài ra, chúng tôi cũng thường tổ chức cho các bạn sinh viên đi phục vụ từ thiện nơi trại phong Bến Sắn, trường câm điếc Lái-thiêu, các trại mồ côi, viện dưỡng lão Bình-thạnh... Tất cả những hoạt động trên đều nhờ kinh phí do những nhà hảo tâm trợ giúp. Vào ngày 21.4 tới đây, nhóm chúng tôi sẽ có một chuyến đi thăm trường câm điếc Lái-thiêu. Cha Quang Uy đã ủng hộ cho một số tiền là 300.000 đồng.

Ngoài ra, có một Linh Mục ẩn danh đã dùng toàn bộ số tiền được "bồi dưỡng" khi đi giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay này để chuyển thành một món quà niềm vui, qua nhịp cầu GOSPELNET chuyển đến cho 57 bạn sinh viên có hoàn cảnh quá khó khăn ở các nơi. Khoản tiền là 2.800.000 nên mỗi bạn tính ra được giúp 50.000 đồng. Chúng tôi đã trao số tiền trên cho các nhóm trưởng để gửi tận tay các bạn sinh viên có trong danh sách.

Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những nhà hảo tâm luôn luôn rộng tay giúp đỡ khi có  lời mời gọi của GOSPELNET. Hiện nay chúng tôi đang có một dự án là thành lập một trung tâm giới thiệu việc làm cho những SVCG của các nhóm mới ra trường, chẳng hạn như những việc làm bán thời gian, thông dịch các thứ tiếng, dạy kèm, giữ xe, tư vấn pháp luật, lắp ráp máy vi tính, chạy bàn ở nhà hàng... Ðặc biệt là trung tâm sẽ giới thiệu hoàn toàn miễn phí. Hiện tại nhóm SVCG về nguồn nhân sự rất dồi dào, nhưng để làm được các việc trên thì rất cần đến những tư vấn góp ý của mọi người, của GOSPELNET.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin tha thiết kêu gọi quý ân nhân trợ giúp bằng nhiều cách để anh em chúng tôi sớm có phương tiện làm việc như máy vi tính, điện thoại, bàn làm việc, mặt bằng thêu để đặt văn phòng... Nhân sự làm việc ở trung tâm đa phần là tình nguyện, cộng thêm các bạn sinh viên mới học năm 2 hoặc năm 3 sẽ tự nguyện tiếp thị với các công ty để có nguồn công việc. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ kết hợp vói những anh chị thành viên cũ hiện nay đang công tác ở các nơi, khi biết công ty nào có nhu cầu tuyển dụng thì báo ngay cho trung tâm để kịp thông báo cho các nhóm.

Các bạn GOSPELNET thân mến, hòa với niềm vui chung của Giáo Hội mừng Ðại Lễ Vượt Qua, chúng tôi kính chúc quý ân nhân và các anh chị em sinh viên được tràn đầy ơn Chúa Phục Sinh, xin được đại diện cho các bạn SVCG để chân thành cám ơn mọi người đã gầy dựng nên GOSPELNET, đây chính là nhịp cầu nối vô giá và dễ thương cho chúng tôi. Xin mọi người vui lòng cầu nguyện thật nhiều cho chúng tôi chu toàn được việc Chúa đã giao phó.

Thay mặt cho các bạn sinh viên, Hoa Xuân Vinh.


DANH SÁCH CÁC NHÓM SVCG ÐÃ VÀ CÒN ÐANG CẦN TIẾP TỤC TRỠ GIÚP


NHÓM CẦN-THƠ:

1.                Giu-se Nguyễn Hoàng Thái Sơn, 99/5 Nguyễn Trãi

2.                Tê-rê-sa Phùng Ngọc Phương Thảo, 43 T.H. Ðạo

3.                Giu-se Nguyễn Minh Vương, 278/32/18 Tầm Vu

4.                Tô-ma Hoàng Quốc Sơn, như trên

5.                Giu-se Nguyễn Hoàng Thái Sơn, 99/5 Nguyễn Trãi

6.                Tô-ma Tạ Trung Hải, 12/6 Hẻm 3 Mậu Thân

7.                Ma-ri-a Nguyễn Thị Kỳ Duyên, 43 Trần Hưng Ðạo

8.                Ma-ri-a Nguyễn Ðình Thu Thảo, như trên

NHÓM SVCG QUY-NHƠN:

1.                An-tôn Nguyễn Phước Nam

2.                Giu-se Nguyễn Nha Yên

3.                I-nha-xi-ô Nguễn Văn Hòa

4.                An-na Trần Thị Quế

5.                Ma-ri-a Bùi Thị Hà Ngân

6.                Gio-an Nguyễn Văn Hiền

7.                Gio-an Bao-ti-xi-ta Lê Thanh Hoài

8.                Ma-ri-a Lê Thị Mỹ Sang

9.                Giu-se Trần Ðình Hưỡng

10.          Ma-ri-a Huỳnh Thị Phương Thảo

11.          Tê-rê-xa Huỳnh Thị Phương Khanh

NHÓM BIÊN-HÒA:

1.                Ða-minh Nguyễn Tấn Hoàng, CÐSP

2.                Tê-rê-sa Lê Thị Vân, ntr

3.                Giu-se Nguyễn Minh Ðức, ntr

4.                Ma-ri-a Nguyễn Vũ Minh Nguyệt, ntr

5.                Huỳnh Thị Hài, ntr

6.                Phan Hữu Việt, ntr

7.                Trần Hồng Quân, ntr

8.                Hồ Thị Tâm, ntr

9.                Nguyễn Thị Ngọc Linh, ntr

NHÓM GIAO THÔNG VẬN TẢI ( THỦ-ÐỨC ):

1.                Tô-ma Phạm Kim Long

2.                Gio-a-kim Bạch Kim Phương

3.                Vinh-sơn Nguyễn Minh Tuấn

4.                Tê-rê-sa Nguyễn Thị kim Nhung

5.                Ma-ri-a Nguyễn Thị kim Chi

6.                Ma-ri-a Phạm Châu Kha

7.                Tê-rê-sa Phạm Thị Thanh Trúc

8.                An-na Ðỗ Thị Hồng Vân

9.                Ra-pha-en Nguyễn Quốc Minh

NHÓM SVCG LUẬT:

1.                Giu-se Hoàng Rừng Chiến, Ktx Luật

2.                Ma-ri-a Nguyễn Thị kim Liên, ntr

3.                Tê-rê-xa Nguyễn Thị Hường, ntr

4.                Ma-ri-a Ðinh Thị Thùy Vũ, ntr

5.                Giu-se nguyễn Văn Khâm, ntr

6.                Phê-rô Nguyễn Văn Huy Em, ntr

7.                An-na Trần Thị Trâm Anh, ntr

8.                Ma-ri-a Nguyễn Thị Thiên Hương, ntr

NHÓM BUÔN-MA-THUỘT XIN TRỠ GIÚP LẦN HAI:

1.                Giu-se Vũ Hoàng Phú, lớp Bảo Vệ Thực Vật

2.                Gio-an Trần Hữu Trình, Y Khoa

3.                Giu-se Nguyễn Minh Phúc, Sư Phạm Anh Văn

4.                Gio-an Bao-ti-xi-ta Trần Kim Thạch, Y Khoa

5.                Bnăch Ria Ma Huế, Sư Phạm Tiểu Học

6.                Gio-an Kim Ngọc Hiền, Y Khoa

7.                Giu-se Nguyễn Bá Quang, Y Khoa

8.                Phê-rô Hoàng Ðức Lợi, Ngữ Văn

9.                Âu-tinh Nguyễn Văn Tuyết, Thể Sinh

10.          An-tôn Mai Văn Hùng, Ngữ Văn

11.          Ma-ri-a Trần Thị Hồng Thanh, Y Khoa


 

Sáng ngày thứ bảy 14.4.2001, áp Ðại Lễ Phục Sinh, GOSPELNET lại nhận được một Tin Mừng, đó là bạn Diễm Trang đã mang đến trao tận tay cho chúng tôi số tiền 150 DM ( = 1.000.000 VND ) của anh chị Xuân Vũ + Ðoan Trang hiện đang định cư tại Ðức, muốn trao tặng các bạn sinh viên trong danh sách nói trên như một món quà nho nhỏ của Mùa Phục Sinh để trợ giúp các bạn trong những lúc khó khăn, để nỗ lực hơn nữa trong việc học tập. Thay mặt các bạn, chúng tôi đã có E-Mail gửi sang cám ơn anh chị. Hy vọng sẽ còn được anh chị tiếp tục chia sẻ, không chỉ về vật chất mà cả về các bài viết.

GOSPELNET xin được gửi đến tất cả các bạn sinh viên nói trên một bài viết đã được đăng trên báo Ephata Việt-nam số 6 thay cho một lời dặn dò ước hẹn tế nhị:

 

MÓN NỠ ÂN TÌNH

 

Ðọc trong báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 52.2000 ra ngày 31.12.2000 vừa qua, có một bài viết về anh Lê Nguyễn Minh Quang, tiến sĩ kỹ sư xây dựng du học từ Pháp về, hiện là phó tổng giám đốc Công Ty Liên Doanh Bachy Soletanche, đang đảm nhận khảo sát và đề ra phương án thi công chống thấm cho đập Dầu Tiếng. Hồ Dầu Tiếng, được xây một cách cẩu thả từ hồi còn chế độ bao cấp năm 1983, chứa một khối lượng 1.450 tỉ m3 nước từ thượng lưu đang bị rò rỉ, thấm dần về phía hạ lưu, gây ra một mối hiểm nguy khó lường trước được...

Ngược giòng thời gian về lại năm 1989, anh sinh viên đại học Bách Khoa Lê Nguyễn Minh Quang đã nhận được học bổng "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 2 dưới dạng... vớt ! Vớt ở đây không phải do sức học của anh kém nhưng chỉ vì anh là người thứ 11 so với danh sách chỉ duyệt cho 10 sinh viên ! Thế rồi bất ngờ đã xảy ra, một Việt Kiều ở Thụy-sĩ vừa về nước, biết chuyện éo le nói trên, đã quyết định tặng thêm hai học bổng và Quang đã được nhận một trong hai học bổng ấy.

Ðọc bài báo đến đây, tôi lại sực nhớ trong sổ tay sưu tầm của mình có chép lại một câu chuyện mà tôi nghĩ là có liên quan. Ðó cũng là một bài báo được cắt ra từ báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9.5.1989 có tựa đề "HÃY CHIA SẺ CHO NHỮNG NGƯỜI ÐI SAU". Xin được sao lại nguyên văn dưới đây...

"Chiều ngày 6.5.1989, có 12 bạn sinh viên Ðại Học Bách Khoa và Ðại Học Y Dược Sài-gòn được nhận 12 xuất học bổng toàn năm, mỗi tháng là 30.000 đồng. Hầu hết các bạn đều có gia đình đông anh em, cha mẹ già yếu hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng các bạn đã nỗ lực học hành thật xuất sắc những năm gần đây. Hai vị ân nhân của họ chính là kỹ sư Dương Quang Thiện và vợ là bà Agnès Hofstetter. Năm nay bà Agnès vừa đúng tuổi được nhận lương hưu trí của chính phủ Thụy-sĩ trước khi theo chồng về Việt-nam, trước đây bà là giáo viên dạy môn nữ công ở trường trung học Zurich. Hai ông bà đã quyết định chia sẻ trọn số lương hưu này cho các bạn trẻ Việt-nam hiếu học nhưng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như chính ông bà xưa kia.

Ông bà kể lại quá khứ vất vả cực nhọc kiếm sống, gia đình của bà có đến 6 anh chị em nheo nhóc, còn ông bà thân sinh ra ông thì phải đi chích dạo mỗi ngày từ 5 giờ sáng để nuôi 8 anh em ông ăn học nên người... Ông Dương Quang Thiện còn nhớ, lúc 24 tuổi, ông được nhận học bổng đi du học của một tổ chức tư nhân ở Thụy-sĩ. Những người trao học bổng đã dặn dò nhắn nhủ ông: "Hôm nay anh nhận học bổng này của chúng tôi và anh không nợ gì chúng tôi cả. Thế nhưng, anh lại mắc nợ những người đi sau anh, những thế hệ đàn em và con cháu của anh. Sau này thành tài, làm ăn khá giả, anh đừng bao giờ quên những người đi sau cũng đang cần một sự giúp đỡ khích lệ của anh..."

Tôi lại cố gắng nhớ lại cũng khoảng hơn mười năm về trước, vào các buổi sáng Chúa Nhật, tôi thường đến hát Lễ chung với các bạn ca đoàn Tâm Ca tại ngôi Nguyện Ðường Regina Mundi của các soeurs Dòng Ðức Bà, mà chúng tôi thường quen gọi là Nhà Thờ Couvent nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Dạo ấy, tôi thường trông thấy một đôi vợ chồng đẹp lão đi một chiếc xe hơi nhỏ đến dự Lễ. Hình như bà lái xe vì ông phải chống gậy bước đi rất yếu. Rõ ràng bà là một người ngoại quốc, còn ông là một người Việt, cả hai có lẽ đã vào độ tuổi cổ lai hy, nhưng vẫn cứ quấn quít trìu mến bên nhau như đôi vợ chồng son. Tôi tò mò hỏi thăm Soeur Joseph Lê Thị thơm là cô giáo cũ của tôi thì được biết ông chính là kỹ sư Dương Quang Thiện và bà tên là Agnès Hofstetter.

Kể từ dạo ấy, mỗi khi dạy Giáo Lý hoặc chia sẻ tĩnh tâm với các bạn sinh viên, gặp dịp, tôi thường dẫn ra câu chuyện của ông bà như đã nêu ở trên như một chứng từ về Lòng Mến và sự biết ơn. Thế rồi hôm nay, sau gần 12 năm, đọc được câu chuyện về anh Minh Quang trên báo, tôi tin chắc anh đã là một trong 12 bạn sinh viên nhận học bổng ngày ấy từ tay ông bà Dương Quang Thiện.

Khi báo EPHATA Việt-nam số 6 được phát hành, anh chị Thế Ðịnh và Minh Châu, vốn là thành viên của Nhóm Mai Khôi và ca đoàn Tâm Ca, đã báo ngay cho tôi biết: thỉnh thoảng vẫn thấy ông bà Dương Quang Thiện đến dự Lễ tại Nhà Thờ Couvent. Ông bà hiện còn đang mở một lớp dạy Tin Học cho các bạn sinh viên học sinh nghèo ngay tại Sài-gòn. Tôi có ý muốn nhờ anh Ðịnh trao bài viết này đến tay ông bà, ắt là ông bà sẽ mãn nguyện khi biết được rằng chàng trai năm xưa giờ đây, không những tài giỏi xuất sắc, mà còn là một con người quả cảm trung thực, dám cưỡng lại những trò đời tham nhũng hối lộ đang nhan nhản vây quanh...

Bài báo viết về anh đã kết thúc với những hàng chữ sau: "Trong những công trình Quang làm có một công trình đã làm xúc động lòng người: Quang cùng bè bạn, những người từng được nhận học bổng "Vì Ngày Mai Phát Triển" đã lập nên "Gia Ðình Vì Ngày Mai Phát Triển" để vận động cấp tiếp những học bổng cho lớp đàn em..."

Có lẽ anh Quang đã không bao giờ quên lời nhắn nhủ mà ông Dương Quang Thiện đã chuyển lại: "Hôm nay anh nhận học bổng này của chúng tôi và anh không nợ gì chúng tôi cả. Thế nhưng, anh lại mắc nợ những người đi sau anh, những thế hệ đàn em và con cháu của anh. Sau này thành tài, làm ăn khá giả, anh đừng bao giờ quên những người đi sau cũng đang cần một sự giúp đỡ khích lệ của anh..."

Mắc nợ mà xem ra chẳng nợ nần ai. Chẳng nợ nần ai mà lại cứ mãi canh cánh bên lòng một tâm tình biết ơn. Phải chăng, giống như Thánh Phao-lô nói, "Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" ( Rm 13, 8 )

LÊ QUANG UY 17.1.2001

Ngoài ra, GOSPELNET cũng xin thông tin đến mọi người về những kết quả tốt đẹp trong thời gian qua của MẠNG LƯỚI TIN MỪNG:

§       Bạn MK Phạm Huỳnh Cúc ở Hoa-kỳ vừa gửi về giúp quỹ GOSPELNET cho các sinh viên số tiền là 50 USD. GOSPELNET xin cám ơn bạn Phạm Huỳnh Cúc.

§       Bạn sinh viên Vũ Khánh Tường vừa từ Nhật trở về thăm nhà sau khi bảo vệ Luận Án Master về chất bán dẫn, đã gửi tặng số tiền 20.000 YEN vào quỹ GOSPELNET. Ngoài ra bạn Tường cũng gửi chút quà là số tiền 200.000 VND đến bạn sinh viên Phạm Ngọc Quỳnh ( Giáo Xứ Tử Ðình ). GOSPELNET xin cám ơn bạn Vũ Khánh Tường.

Vì các bạn nói trên để tùy nghi GOSPELNET sử dụng nên chúng tôi sẽ gộp chung hai khoản tiền này với 150 DM của anh chị Xuân Vũ – Ðoan Trang ở Ðức để trợ giúp danh sách 57 bạn sinh viên đã nêu. Xin bạn Hoa Xuân Vinh đại diện đến nhận số tiền này, tiếp tục phân phối ngay đến các bạn.

§       Vợ chồng bác sĩ Hoàng Ðức Quyền cũng vừa trao cho GOSPELNET ngay sau Thánh Lễ Thứ Sáu tuần Thánh tại Nhà Thờ Regina Pacis số tiền 400.000 VND để cha Mai Văn Hiền DCCT trợ giúp 4 tháng liền cho hai em sinh viên Phạm Ðức Phong ( năm 2 trường Cao Ðẳng Công Nghiệp 4 ) vaø Vũ Xuân Trường ( năm 3 trường Ðại Học Luật ), đều ở khu kinh tế mới Lê Minh Xuân Bình-chánh. GOSPELNET xin cám ơn hai bạn Ðức Quyền và Lưu Phương.

§       Một Việt Kiều ( xin tạm giấu tên ) rất giỏi về Ðông Y, từ Canada về giúp chữa bệnh cho người cha ruột của mình, đã có thiện ý muốn giúp chữa trị căn bệnh ung thư máu cho bạn sinh viên Vũ Quang Chính, nhưng sau khi biết tin bạn Chính đã qua đời, ông đã nhiệt thành nhận lời của GOSPELNET để cố gắng xem xét bệnh nhũn tủy của bạn Phạm ngọc Quỳnh cũng như bệnh ung thư vú của chị Nguyễn Thị Ngọc Lan ( Ðã thông tin trên GOSPELNET số 1 và số 2 ). Mặt khác, bác sĩ  Vũ Trí Tiến bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hương ở Hà-nội cũng đang tiếp nhận hồ sơ bệnh án của bạn Phạm Ngọc Quỳnh để tìm phương án tiếp tục chạy chữa. Chúng ta hy vọng và tin tưởng vào Thánh Ý Thiên Chúa để các bệnh nhân này được "gặp thầy gặp thuốc".

§       GOSPELNET cũng nhờ bạn Diệu Vân chuyển một số tiền, quần áo và bánh kéo đến chị Trần Thị Mơ, một điều dưỡng viên, nhà ở Quận 6, Sài-gòn, sinh tư gồm 1 trai và 3 gái. Tin tức về chị Mơ đã được bạn Diệu Vân thông tin trên GOSPELNET số 1, nay chúng ta có thể đọc đầy đủ chi tiết hơn về gia đình của chị trên trang 30 và 31, báo Thế Giới Phụ Nữ số 9/01 ra ngày 1.4.2001.

§       Cuối cùng, GOSPELNET xin nhắn đến tất cả mọi người thiện chí một thông tin quan trọng: Nếu biết có người phụ nữ nào, hoặc một "bà-mẹ-trẻ-con" ( fille-mère ) KHÔNG MUỐN PHÁ THAI nhưng ao ước được giữ lại em bé để cưu mang và sinh ra trong những điều kiện chăm sóc về tinh thần và y khoa tốt nhất, xin liên hệ ngay với Linh Mục Lê Quang Uy DCCT theo số 090.34.09.14 hoặc tại số 38 Kỳ Ðồng, Quận 3, Sài-gòn, để có được những số điện thoại và địa chỉ của TÌNH THƯƠNG sẵn sàng giúp đỡ vô vị lợi.

 

 

Mọi ý nguyện sẵn sàng "tham gia Truyền Tin" hoặc đang "cần được Truyền Tin", xin quý vị và các anh chị em bạn trẻ sinh viên gửi về cho uy1959@yahoo.com và sẽ được thông tin chung đầy đủ trên GOSPELNET cho từng người vào mỗi Chúa Nhật hàng tuần.