Tự Sắc Của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô

Chúa Giêsu Thẩm Phán Nhân Từ

Mitis Iudex Dominus Iesus

Về việc cải tổ thủ tục pháp lý

đối với các vụ án tuyên bố sự vô hiệu của hôn nhân trong bộ Giáo Luật

Bản dịch việt ngữ của:

Linh Mục John Baptist Lê Ngọc Dũng, Giáo Phận Nha Trang

và Linh Mục Joseph Hoàng Văn Sỹ, Giáo Phận Quy Nhơn


Phần Thứ Nhất

 

Chúa Giêsu, vị Thẩm Phán nhân từ, Mục tử tâm hồn chúng ta, đã ủy thác cho tông đồ Phêrô và các Ðấng Kế Vị quyền chìa khóa để thực thi trong Giáo Hội công lý và sự thật. Quyền tối thượng và phổ quát này, để cầm buộc và tháo gỡ trên trần gian, đã khẳng định, củng cố và minh chứng quyền của các mục tử nơi các Giáo Hội địa phương. Do điều này các ngài có quyền thánh thiêng và trước mặt Chúa quyền xét xử những người thuộc về mình.

Trong nhiều thế kỷ qua, đối với vấn đề hôn nhân, nhờ nhận thức rõ ràng hơn về lời của Chúa Kitô, Giáo Hội đã hiểu và giải thích sâu sắc hơn đạo lý bất khả phân ly của dây hôn phối thánh thiêng. Giáo Hội đã nghiên cứu cơ cấu vô hiệu của sự ưng thuận hôn nhân và đã quy định thích hợp hơn trong vấn đề thủ tục xét xử sao cho luật lệ trong Giáo Hội được nhất quán hơn với chân lý đức tin được tuyên xưng.

Những điều này được thực hiện như một hướng dẫn của quy luật tối thượng là cứu rỗi các linh hồn, bởi vì, như lời dạy khôn ngoan của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI, Giáo Hội là chương trình thánh của Chúa Ba Ngôi, nhờ đó các cơ cấu của Giáo Hội, dù luôn có thể hoàn thiện phải hướng đến mục đích thông truyền ơn thánh; tùy theo khả năng và sứ vụ mỗi cơ cấu mà không ngừng đem lại thiện ích cho các tín hữu, vì đó là mục đích căn bản của Giáo Hội.

Ý thức về điều đó, chúng tôi quyết định bắt tay vào việc cải tổ thủ tục xét sự vô hiệu của hôn nhân, và vì mục đích này, tôi đã lập một Nhóm các vị nổi tiếng về học thuyết pháp lý, khôn ngoan mục vụ và có kinh nghiệm về tòa án dưới sự chủ trì của vị niên trưởng Tòa Thượng Thẩm Rôma. Các vị này đã biên soạn dự thảo việc cải tổ, miễn là phải giữ nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân. Nhờ làm việc nghiêm túc, Nhóm (Coetus) này đã chuẩn bị một lược đồ cải tổ và sau khi đã cân nhắc cẩn trọng cùng với sự trợ giúp của các chuyên viên khác, nó trở thành nội dung chính cho Tự sắc (Motu proprio) này.

Vậy thì, điều mà hôm nay cũng như hôm qua, mục tiêu tối cao của các định chế và luật lệ, chính là mối bận tâm lo cho phần rỗi các linh hồn, đã thúc đẩy Giám Mục Rôma phải đưa ra cho các Giám Mục văn kiện cải tổ này, xét vì các vị cùng chia sẻ với ngài trách vụ của Giáo Hội là bảo vệ sự hiệp nhất trong đức tin và trong kỷ luật liên quan tới hôn nhân, vốn là nền tảng và nguồn gốc của gia đình Kitô hữu. Việc cải tổ này càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn vì có rất đông các tín hữu, dù vẫn muốn làm theo lương tâm lại thường bị tách biệt với các cơ cấu pháp lý của Giáo Hội do sự xa cách về thể lý hay luân lý. Do đó, đức ái và lòng thương xót đòi hỏi chính Giáo Hội như người mẹ phải gần gũi với những người con thấy mình bị tách biệt như vậy.

Theo đường hướng này, đa số các Hiền Huynh của tôi trong hàng Giám Mục, họp nhau trong Thượng Hội Ðồng bất thường mới đây cũng vậy, là mong muốn làm sao các thủ tục nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn. Ðồng cảm với các mong ước nói trên, bằng Tự sắc này, tôi quyết định đưa ra các quy định nhằm khuyến khích, không phải sự vô hiệu của hôn nhân, nhưng là sự nhanh chóng của thủ tục, cũng không kém phần đơn giản thích đáng, ngõ hầu tâm hồn các tín hữu đang chờ đợi được biết rõ tình trạng của mình sẽ không bị đè nén lâu dài trong bóng tối ngờ vực do phán quyết tòa án bị chậm trễ.

Chúng tôi đã làm như vậy là theo chân các vị tiền nhiệm của tôi; các ngài đã muốn các nố vô hiệu của hôn nhân phải được giải quyết bằng con đường tư pháp, chứ không phải con đường hành chánh. Ðiều này không vì do bản chất của sự việc đặt ra cho bằng là do nhu cầu phải bảo vệ tối đa sự thật của dây hôn phối thánh thiêng: và nó nhất thiết phải được bảo đảm nhờ trật tự pháp lý.

 

Một số tiêu chuẩn nền tảng hướng dẫn việc cải tổ:

I. Chỉ một phán quyết xác nhận sự bất thành có hiệu lực thi hành

Trước hết, thật thích đáng khi không còn đòi buộc phải có hai phán quyết xác nhận vô hiệu của hôn nhân để cho các bên có thể tiến đến hôn nhân khác theo giáo luật; thay vào đó, chỉ cần đạt được sự chắc chắn luân lý của thẩm phán thứ nhất chiếu theo quy tắc luật là đủ.

II. Một thẩm phán duy nhất dưới trách nhiệm của Giám Mục

Việc đặt vị thẩm phán duy nhất, dù là giáo sĩ, cho tòa án cấp một, cũng phải dưới trách nhiệm của Giám Mục; để trong khi thi hành mục vụ phải luôn bảo đảm rằng quyền tư pháp của mình không hề bị lơi lỏng.

III. Chính Giám Mục là thẩm phán

Ðể áp dụng lời dạy của Công Ðồng Vaticanô II vào thực tế ở một lĩnh vực rất quan trọng, cần xác định rõ ràng rằng, trong giáo phận của mình, Giám Mục được đặt làm mục tử và người đứng đầu, nên chính ngài cũng là thẩm phán của các tín hữu đã được ủy thác cho mình. Do đó, ước mong rằng trong các giáo phận dù lớn hay nhỏ, Giám Mục là dấu chỉ của việc cải cách cơ cấu Giáo Hội và ngài không ủy thác hoàn toàn nhiệm vụ tư pháp về vấn đề hôn nhân cho các văn phòng giáo phủ. Ðiều này đặc biệt đúng trong thủ tục ngắn gọn, được thiết lập, để giải quyết những vụ án rất rõ là vô hiệu.

IV. Thủ tục ngắn gọn hơn

Thực vậy, bên cạnh việc xúc tiến thủ tục thông thường còn có tục ngắn gọn hơn được quy định - bổ sung cho thủ tục xử theo tài liệu hiện hành - áp dụng cho những vụ án khiếu tố sự vô hiệu của hôn nhân mà có được những luận chứng đặc biệt rõ ràng.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng thủ tục ngắn gọn có thể gây nguy hại cho nguyên tắc bất khả phân ly của hôn nhân. Vì lý do này, chúng tôi muốn trong thủ tục xét xử đó, thẩm phán phải chính là Giám Mục, đấng do chức vụ mục tử của mình, cùng với thánh Phêrô, là người bảo đảm hơn hết sự hiệp nhất công giáo về đức tin và kỷ luật.

V. Kháng án lên tòa giáo tỉnh

Ðiều thích hợp là việc kháng án lên tòa giáo tỉnh vẫn được duy trì, vì tòa này có chức vụ đứng đầu giáo tỉnh, vững bền trong nhiều thế kỷ qua, là dấu chỉ đặc trưng cho tính công nghị trong Giáo Hội.

VI. Nhiệm vụ của các Hội đồng Giám mục

Các Hội đồng Giám mục, được thúc bách bởi lòng nhiệt thành tông đồ muốn đến với các tín hữu bị phân tán, phải ý thức mạnh mẽ trách nhiệm chia sẻ với nhau trong việc cải tổ nói trên, và cần tôn trọng tuyệt đối quyền của các Giám Mục về việc sắp đặt quyền tư pháp trong Giáo Hội địa phương.

Việc phục hồi sự gần gũi giữa thẩm phán và các tín hữu, sẽ không thể nào thành công nếu Hội Ðồng Giám mục không khuyến khích từng vị Giám Mục và cùng nhau giúp đỡ để tiến hành việc cải tổ thủ tố tụng hôn nhân.

Cùng với việc gần gũi của thẩm phán, các Hội đồng Giám mục, ngoài việc trả thù lao đúng đắn và xứng đáng cho các nhân viên cho tòa án, còn phải cố gắng hết sức có thể bảo đảm cho các thủ tục này được miễn phí, vì Giáo Hội, tỏ lộ mình như người mẹ rộng lượng, mà trong việc gắn liền tới phần rỗi các linh hồn, phải biểu lộ tình yêu nhưng không của Chúa Kitô, mà nhờ đó, tất cả chúng ta được cứu độ.

VII. Kháng án lên Tòa Thánh

Dù thế nào đi nữa, vẫn tôn trọng nguyên tắc pháp lý cổ thời, cần duy trì việc kháng án lên Tòa án Tông Tòa thông thường, tức Tòa Thượng thẩm Rôma (Rota Romana), nhờ đó mối liên kết giữa Tòa Phêrô với các Giáo Hội địa phương được củng cố. Tuy nhiên, trong quy định kháng cáo này, cần tránh mọi sự lạm dụng luật để không gây thiệt hại đến phần rỗi các linh hồn.

Luật riêng của Tòa Thưởng Thẩm Rôma sẽ được thích ứng sớm hết sức với quy tắc cải tổ thủ tục này.

VIII. Dự kiến đối với các Giáo Hội Ðông Phương

Cuối cùng, xét vì đặc tính riêng về tổ chức và kỉ luật của các Giáo Hội Ðông phương, nên chúng tôi đã quyết định, cũng trong ngày này, ban hành riêng các quy tắc cải tổ luật tố tụng hôn nhân trong Bộ Giáo Luật của các Giáo Hội Ðông Phương.

Tất cả điều nói trên cho thấy thật thích hợp để chúng tôi quyết định và ấn định rằng Cuốn VI của Bộ Giáo Luật, phần III, đề mục I, chương I về những vụ án tuyên bố sự vô hiệu của hôn nhân (các điều từ 1671 đến 1691), kể từ ngày 8.12.2015, sẽ được thay thế hoàn toàn bởi các điều luật sau đây:

Những Vụ Án Tuyên Bố Hôn Nhân Bất Thành (1671-1691)

Những Nguyên Tắc Hướng Dẫn về thủ tục tiến hành các vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành

 

(Bản dịch Việt ngữ do Lm. Jos. Huỳnh Văn Sỹ,

Gp Quy Nhơn)

 

Apostolic Letter Motu Proprio

Of The Supreme Pontiff Francis

Mitis Iudex Dominus Iesus

By Which The Canons Of The Code Of Canon Law

Pertaining To Cases Regarding The Nullity Of Marriage

Are Reformed

 

The Gentle Judge, our Lord Jesus, the Shepherd of our Souls, entrusted to the Apostle Peter and to his successors the power of the keys to carry out the work of truth and justice in the Church; this supreme and universal power of binding and loosing here on earth asserts, strengthens and protects the power of Pastors of particular Churches, by virtue of which they have the sacred right and duty before the Lord to enact judgment toward those entrusted to their care.[1]

Through the centuries, the Church, having attained a clearer awareness of the words of Christ, came to and set forth a deeper understanding of the doctrine of the indissolubility of the sacred bond of marriage, developed a system of nullities of matrimonial consent, and put together a judicial process more fitting to the matter so that ecclesiastical discipline might conform more and more to the truth of the faith she was professing.

All these things were done following the supreme law of the salvation of souls[2] insofar as the Church, as Blessed Paul VI wisely taught, is the divine plan of the Trinity, and therefore all her institutions, constantly subject to improvement, work, each according to its respective duty and mission, toward the goal of transmitting divine grace and constantly promoting the good of the Christian faithful as the Church's essential end.[3]

It is with this awareness that we decided to undertake a reform of the processes regarding the nullity of marriage, and we accordingly assembled a Committee for this purpose comprised of men renowned for their knowledge of the law, their pastoral prudence, and their practical experience. This Committee, under the guidance of the Dean of the Roman Rota, drew up a plan for reform with due regard for the need to protect the principle of the indissolubility of the marital bound. Working quickly, this Committee devised within a short period of time a framework for the new procedural law that, after careful examination with the help of other experts, is now presented in this motu proprio.

Therefore, the zeal for the salvation of souls that, today like yesterday, always remains the supreme end of the Church's institutions, rules, and law, compels the Bishop of Rome to promulgate this reform to all bishops who share in his ecclesial duty of safeguarding the unity of the faith and teaching regarding marriage, the source and center of the Christian family. The desire for this reform is fed by the great number of Christian faithful who, as they seek to assuage their consciences, are often kept back from the juridical structures of the Church because of physical or moral distance. Thus charity and mercy demand that the Church, like a good mother, be near her children who feel themselves estranged from her.

All of this also reflects the wishes of the majority of our brother bishops gathered at the recent extraordinary synod who were asking for a more streamlined and readily accessible judicial process.[4] Agreeing wholeheartedly with their wishes, we have decided to publish these provisions that favor not the nullity of marriages, but the speed of processes as well as the simplicity due them, lest the clouds of doubt overshadow the hearts of the faithful awaiting a decision regarding their state because of a delayed sentence.

We have done this following in the footsteps of our predecessors who wished cases of nullity to be handled in a judicial rather than an administrative way, not because the nature of the matter demands it, but rather due to the unparalleled need to safeguard the truth of the sacred bond: something ensured by the judicial order.

A few fundamental criteria stand out that have guided the work of reform

I. - A single executive sentence in favor of nullity is effective. - First of all, it seemed that a double conforming decision in favor of the nullity of a marriage was no longer necessary to enable the parties to enter into a new canonical marriage. Rather, moral certainty on the part of the first judge in accord with the norm of law is sufficient.

II. - A sole judge under the responsibility of the bishop. - In the first instance, the responsibility of appointing a sole judge, who must be a cleric, is entrusted to the bishop, who in the pastoral exercise of his judicial power must guard against all laxism.

III. - The bishop himself as judge. - In order that a teaching of the Second Vatican Council regarding a certain area of great importance finally be put into practice, it has been decided to declare openly that the bishop himself, in the church over which he has been appointed shepherd and head, is by that very fact the judge of those faithful entrusted to his care. It is thus hoped that the bishop himself, be it of a large or small diocese, stand as a sign of the conversion of ecclesiastical structures,[5] and that he does not delegate completely the duty of deciding marriage cases to the offices of his curia. This is especially true in the streamlined process for handling cases of clear nullity being established in the present document.

IV. - Briefer process. - For indeed, in simplifying the ordinary process for handling marriage cases, a sort of briefer process was devised - besides the current documentary procedure - to be applied in those cases where the alleged nullity of marriage is supported by particularly clear arguments.

Nevertheless, we are not unaware of the extent to which the principle of the indissolubility of marriage might be endangered by the briefer process; for this very reason we desire that the bishop himself be established as the judge in this process, who, due to his duty as pastor, has the greatest care for catholic unity with Peter in faith and discipline.

V. - Appeal to the metropolitan see. - It is necessary that the appeal process be restored to the metropolitan see, especially since that duty, insofar as the metropolitan see is the head of the ecclesiastical province, stands out through time as a stable and distinctive sign of synodality in the Church.

VI. The duty proper to episcopal conferences. - Conferences of bishops, which above all should be driven by apostolic zeal to reach out to the dispersed faithful, should especially feel the duty of participating in the aforementioned "conversion" and they should respect the restored and defended right of organizing judicial power in their own particular churches.

The restoration of the proximity between the judge and the faithful will never reach its desired result unless episcopal conferences offer encouragement and assistance to individual bishops so that they may carry out the reform of the matrimonial process.

Episcopal conferences, in close collaboration with judges, should ensure, to the best of their ability and with due regard for the just compensation of tribunal employees, that processes remain free of charge, and that the Church, showing herself a generous mother to the faithful, manifest, in a matter so intimately tied to the salvation of souls, the gratuitous love of Christ by which we have all been saved.

VII. - Appeal to the Apostolic See. - In accord with a revered and ancient right, it is still necessary to retain the appeal to the ordinary tribunal of the Holy See, namely the Roman Rota, so as to strengthen the bond between the See of Peter and the particular churches, with due care, however, to keep in check any abuse of the practice of this appeal, lest the salvation of souls should be jeopardized.

Nevertheless, insofar as necessary, the respective law of the Roman Rota will be adapted as soon as possible to the rules of the reformed process.

VIII. - Provisions for Eastern Churches. - Finally, given the particular ecclesial and disciplinary arrangement of Eastern Churches, we have decided to publish, separately and on this very day, revised norms for updating the handling of matrimonial processes as presented in the Code of Canons of Eastern Churches.

Therefore, having taken all of this into consideration, we have determined and established the following changes to the Code of Canon Law, Book VII, Part III, Title I, Chapter I, "Cases to Declare the Nullity of Marriage" (cann. 1671-1691), which will take effect beginning December 8th, 2015:

- - - - - - - - - - - - - - - - -

[1] Cf. Second Vatican Council, the Dogmatic Constitution Lumen Gentium, n. 27.

[2] Cf. Code of Canon Law, can. 1752.

[3] Cf. Paulus VI, Allocutio iis qui II Conventui Internationali Iuris Canonici interfuerunt, September 17th, 1973.

[4] Cf. Relatio Synodi, n. 48.

[5] Cf. Pope Francis, Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, n. 27, in the Acta Apostolicae Sedis 105 (2013), p. 1031.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page