Trung
tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ
Association
CONVERGENCE
Inscription
No 1701 Vol XXXII
/
Tribunal de Schiltigheim, France
13
g rue de l'ILL,
F- 67116 REICHSTETT, France
Tél
00 33 - 3 88 20 58 22
Email
Trucdang@evc.net
Dự Án Ðại Học Hè khóa VII
và
Tuần Lễ Xã Hội kỳ V
Từ 03 đến 10 tháng 08 năm 2003
tại
Trung Tâm Violau, Ausgbourg, Ðức quốc
I-
Tổng quát
Hằng năm ngoài
những sinh hoạt thường xuyên như liên lạc với các hội đoàn
Văn hóa Việt-Nam và các nước, phổ biến các tài liệu văn
hóa qua Ðịnh Hướng Tùng Thư, Tập San Ðịnh Hướng và Bản
Tin Nhân Văn, Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ tổ chức
vào đầu tháng 8 mỗi năm một tuần lễ gặp gỡ văn hóa lấy
tên Ðại Học Hè VNHN và Tuần Lễ Xã Hội.
Trong tuần lễ
ấy, Ðại Học Hè kéo dài bảy ngày trọn, nghĩa là suốt tuần,
nhằm tạo sự gặp gỡ cho những ai tha thiết với Văn Hóa VN,
nhất là các bạn trẻ: các giáo sư và những người nghiên
cứu, chuyên môn hợp tác
với Ban Tổ Chức để trình bày và trao đổi với các người
tham dự nhiều mục sinh hoạt như tư tưởng, văn minh, lịch sử,
văn chương, ngôn ngữ Việt nam, tôn giáo... trong một thời kỳ
lịch sử Việt-Nam nhất định; hoặc khai triển một chủ đề như
gia đình, hội nhập.
Ðến nay Ðại
Học Hè đã tổ chức được sáu khóa (1996+1997 ở Orsonnens,
Thụy Sĩ; 1998+1999+2001 ở Nancy, Pháp; 2002 ở Oslo, Na-Uy). Mỗi khóa
qui tụ khoảng 70 đến 90 học viên đến từ 15, 16 quốc gia khác
nhau.
Tuần Lễ Xã
Hội lại nhằm mục tiêu khác hơn: vào hai ngày cuối của cùng
tuần lễ ấy, TT Nguyễn Trường Tộ đề nghị một chủ đề
được đánh giá là cần cổ súy để cộng đồng người Việt,
đặc biệt các giới hữu trách lãnh đạo cùng góp ý và
thảo luận. Kỳ I năm 1997 tại Orsonnens Thụy Sĩ với chủ đề:
Ðạo lý, nền tảng công cuộc xây dựng và canh tân đất nước.
Kỳ II năm 1999 tại Nancy với chủ đề Nhân quyền, ánh sáng
văn minh cho thế kỷ 21. Kỳ III năm 2001 tại Nancy, khóa IV tại
Oslo với chủ đề: thăng tiến gia đình và văn hóa. Mỗi khóa
qui tụ khoảng 50 đến 60 tham dự viên gồm những bậc phụ
huynh cũng như các bạn trẻ, các vị đại diện các tôn giáo
và các đoàn thể khác nhau.
Tiếp nối truyền
thống sinh hoạt đó, TT Nguyễn-Trường-Tộ sẽ tổ chức khóa
VII Ðại Học Hè từ 3 đến 10 tháng 8 năm 2003 tại trung tâm
văn hóa Violau, Augsbourg, Ðức (gần thành phố Munich) với chủ
đề tuổi trẻ VNHN và sinh hoạt cộng đồng. Tuần Lễ Xã Hội
kỳ V từ chiều thứ năm 07/08 đến tối thứ bảy 09/08 năm
2003 với chủ đề song song: Thực trạng và tương lai của Cộng
đồng Việt Nam Hải Ngoại.
II-
Nội dung các chủ đề
a/
Ðại Học Hè: ÐHH năm 2003 đặc biệt lưu ý đến sụ
tham gia của các bạn trẻ vào các giáo trình, và giúp các bạn
trẻ thu thập một cách thiết thực những kiến thức và kỷ
thuật sinh hoạt trong hoàn cảnh riêng của cộng đồng hải ngoại:
- Có một cái
nhìn tổng quát nhưng cần thiết về lịch sử Việt Nam: nhấn mạnh
từng giai đoạn phát triển, các biến cố chính, một số tên
tuổi cần ghi nhận.
- Tiếng Việt
căn bản, nói và viết cho một số học viên
- Các yếu tố
cần cho bất cứ một sinh hoạt nào trong cuộc sống (định hướng
công việc, nhân sự, phương tiện vật chất, kỷ thuật tổ chức
điều hành)
- Tinh thần phục
vụ cộng đồng, sinh hoạt nhóm và phát triển nhân cách
- Kỷ thuật nói
trước công chúng, làm một dự án nhỏ, viết một bài diễn
văn
b/ Tuần Lễ Xã
Hội: Nhận định khách quan thực trạng của cộng đồng người
Việt hải ngoại và định hướng tương lai:
- Sau giai đoạn
định cư, đã đến lúc cần suy nghĩ đến giai đoạn phát triển
hay chưa?
- Thực trạng:
nhu cầu nhận định khách quan, thiết thực và trách nhiệm; nhu
cầu trao đổi và hợp tác tích cực với xã hội và các cộng
đồng địa phương... để hội nhập với trào lưu dân chủ của
xãhội chung quanh và các thế hệ trẻ.
- Những vấn
đề liên quan đến mối căng thẳng giữa nếp sống văn hóa
đạo đức truyền thống, tình nghĩa và bổn phận trong gia đình
Việt-Nam, và nếp sống văn minh cá nhân Tây Phương mà giới
trẻ đã tiếp nhận.
- Những lý do
nào biện minh cho sự tồn tại của các sinh hoạt cộng đồng
VNHN? Nếu các sinh hoạt cộng đồng ấy cần tồn tại, thì cần
có những canh tân cải cách nào: tinh thần, nhân sự, đường
hướng và kỷ thuật tổ chức?
III-
Nhân sự tổ chức và ban giảng huấn, thuyết trình
a/ Tổ chức và sinh hoạt: Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ còn tiếp tục sinh hoạt là nhờ tinh thần phục vụ tích cực của một Ban Tổ Chức và một Ban Giảng Huấn thường trực. Mỗi năm, sau mỗi khóa ÐHH và TLXH, TT NTT luôn có thêm những thành viên mới vào hai Ban nầy, nhất là các bạn trẻ.
Ngoài các thành viên của TT NTT, các khóa ÐHH và TLXH luôn được sự yểm trợ của cộng đoàn đạo cũng như đời ở các quốc gia địa phương (một cách thiết thực nhất là Văn Phòng Phối Kết Trung Ương Tông Ðồ Mục Vụ ở Roma, Phong Trào Giáo Dân VNHN, nhà Dòng Orsonnens, Cộng Ðoàn La-Vang tiếp đó là các cộng đoàn công giáo Thụy Sĩ, Nancy, Hội Vietnor và các Hội Ðoàn sinh viên VN tại Oslo...).
Ðể vân động
nhân sự và phương tiện vật chất cho Khóa VII ÐHH ở Violau
năm 2003, TT NTT đã kêu gọi sự hỗ trợ của các Tuyên Úy
và Liên Ðoàn Công Giáo VN tại Ðức, nhất là cộng đoàn
Munich và Ðịa Phận Augsbourg.
b/ Ban giảng huấn, thuyết trình:
Ban Tổ Chức đang chuẩn bị mời các vị một số nhân vật trong và ngoài TT NTT để giúp đặc trách các giảng khóa, các buổi thực tập, các chương trình sinh hoạt cho Ðại Học Hè khóa VII và thuyết trình, tham luận trong kỳ V của TLXH.
Ðặc biệt cho TLXH kỳ nầy, Ban Tổ Chức ao ước mời được những vị đại diện cho các sinh hoạt đạo đời khác nhau, ở những quốc gia khác nhau: gia đình, văn chương, cộng đồng, truyền thông báo chí, tôn giáo, giới trẻ, văn hóa xã hội, tổ chức quốc gia và quốc tế... Nếu mời được một ca sĩ có sức lôi cuốn đồng bào đến tham gia thì việc tổ chức và vận động nhân sự sẽ dễ dàng hơn.
IV- Ðịa điểm
và điều kiện ghi danh
Ðại Học Hè
và TLXH sẽ tổ chức tại Trung Tâm Violau, một địa điểm sinh
hoạt đào tạo văn hóa của giáo phận Augsbourg. Các phòng ốc
ăn ở vàsinh hoạt cũng như khung cảnh chung quanh rất lý tưởng.
Xin xem website nầy để co một ý niệm.
Vùng nầy có
nhiều chỗ để tham quan du ngoạn nỗi tiếng ơ ûÐức (Nhà thờ
Baroque "Wies" đẹp nhất Âu Châu, lâu đài Thiên Nga
Neuschwanstein, một kì công, thành phố cổ 2000 năm Augsburg, lũy
Wartburg và Nordlingen thời Trung Cổ..... Trung tâm giải trí Lego lớn
nhất Âu châu cũng vừa khánh thành năm ngoái cách đó 15
km, rất hợp cho trẻ nhỏ. Ngoài ra có sân để đá banh, bóng
bàn để thi đấu, hồ bơi để tắm, hồ để bơi thuyền...
Giá cả ăn
ở mỗi người do Trung Tâm ấn định như sau:
phòng 1 người: 37 euro (ngày/ với 4 bữa ăn)
phòng 2 người: 32 euro
phòng ba người
trở lên 29 euro.
Vì hoàn cảnh học viên sinh viên, nên khó lòng quyết định lệ phí toàn bộ cho ÐHH trên 200 EURO.
Còn lệ phí
TLXH từ chiều tối thứ năm đến sáng chủ nhật cho tham dự
viên chắc phải tính là 100 EURO ( ăn ở ba đêm hai ngày)
Chúng tôi đã đặt phòng cho 100 người. Ðể có thêm người tham dự chúng ta có thể kêu gọi các gia đình lớn vui theo lớn, trẻ có nguồn vui gặp gỡ của người trẻ, để tham gia trọn khóa như la nghĩ hè luôn thể ( cho cả gia đình hay nhóm bạn bè).
V- Ngân sách
tổ chức
Chỉ ăn ở trọn
tuần mỗi người tham dự tối thiểu phải đóng cho Trung Tâm
$30 EURO x 7 ngày = 210 EURO
210 - 200 = 10 EURO
Nghĩa là nếu
có 70 người tham dự ÐHH Ban Tổ Chức phải bù là 700 EURO (=
70 x 10). Chưa tính các chi phí: chuẩn bị, giáo án, liên lạc,
thuê xe, văn phòng phẩm, tài trợ học viên khó khăn, bảo
hiểm (nếu có), chi phí Ban Tổ chức và Ban giảng huấn, đặc
biệt nếu cần phải mời một vài nhân vật ở Hoa Kỳ...
Ðể có thể thắng vượt khó khăn, thông thường Ban Tổ Chức trông cậy vào sự giúp đỡ của đoàn thể địa phương như khóa VI vừa qua ở Oslo. Năm nay BTC cũng đang vận động như thế, nhưng chưa thấy có gì cụ thể.
Trong trường hợp
nếu không có nguồn tài trợ nào, chắc BTC đành kêu gọi sự
hy sinh của các thành viên của Ban Tổ Chức và Ban Giảng Huấn,
Thuyết Trình ... tự túc như các học viên. Tình trạng nầy quá
tế nhị và nguy hiểm, chúng tôi mong sáng kiến
và sự giúp đỡ của mọi người. Vì ai cũng hiểu là
TT Nguyễn Trường Tộ không có được tài trợ của cơ quan
nào, cũng không có cơ sở kinh doanh nào cả. Tất cả chỉ là
thiện chí phục vụ mà thôi.
Chúng tôi xin
gửi đến bạn dự án nầy và tha thiết xin bạn góp ý thêm
để sinh hoạt văn hóa của chúng ta được tồn tại và hy vọng
thăng tiến hơn nữa.
Trân trọng và
mong tin.
Nguyễn Ðăng
Trúc