13 G rue de l'Ill - 67116 Reichstett
- France
Tel. 00 33 388 20 5822 - Fax. 00 33 388 20 13 34
e-mail: Ptgdvn@aol.com
Ðại học Hè Khóa II - Tháng 8. 1997
Tin từ Thụy Sĩ: Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ đã tổ chức khóa II Ðại Học Hè từ ngày 03.8.97 đến ngày 10.8.97 tại Tu viện xitô Notre Dame de Fatima, Orsonnens, Fribourg, Thụy Sĩ.
Khóa II Ðại Học Hè năm nay quy tụ 156 người Việt ở hải ngoại từ nhiều quốc gia, gồm 110 học viên và 46 nhân viên giảng huấn và tổ chức. Số tuổi của các học viên từ 18 đến 50, tuổi trung bình là 27. Ða số các học viên đã tham dự Ðại Học Hè Khóa I. 1996. Trong một tuần lễ học hỏi và sinh hoạt, các học viên đã tham dự các giáo trình căn bản về các bộ môn: Văn hóa và Văn minh Việt Nam, Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, Lịch sử và Ðịa lý Việt Nam, Phát triển Tâm linh và Phát triển Nhân cách.
Toàn bộ giáo trình của Ðại Học Hè được chia làm bốn khóa trong bốn năm liên tục theo tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Chủ đề của Ðại Học Hè Khóa II năm nay là: Hoàng kim Ðại Việt, gồm các giảng khóa:
Sau diễn văn khai khóa của Ðức ông Trần Văn Hoài nói về "Vai trò văn hóa trong cuộc sống con người," có hai giáo trình:
1 - Tự do trong lịch sử triết học, do Linh mục giáo sư Phan Ðình Cho, nguyên khoa trưởng Phân khoa Tôn giáo học của The Catholic University of America, Hoa Kỳ hướng dẫn.
Tham luận:
- Giáo sư Trần Văn Ðoàn,
Ðại học Quốc gia Ðài Loan.
- Linh mục tiến sĩ Hồng Kim Linh, Pháp.
- Giáo sư Võ Văn Aùi, Pháp.
- Giáo sư Nguyễn Ðăng Trúc,
Pháp.
- Tu sĩ Nguyễn Thế Quang, Anh Quốc.
2 - Tư tưởng của Nguyễn Trải, do giáo sư Võ Văn Ái hướng dẫn.
Tham luận:
- Linh mục tiến sĩ Hồng Kim Linh.
- Giáo sư Trần Văn Ðoàn.
Lịch sử Văn học Việt Nam thời nhà Lý, do Giáo sư Lê Hữu Mục hướng dẫn.
1 - Lịch sử
điện ảnh Việt Nam và Kỹ thuật
điện ảnh, do Ðạo diễn
Thân Trọng Kỳ, Hoa Kỳ hướng
dẫn.
2 - Nghệ thuật ngâm thơ
Việt Nam, do Nghệ sĩ Bích Thuận,
Pháp hướng dẫn.
1 - Tổng quát
về các thời đại Ðinh,
Lê, Lý, Trần và hậu Lê,
do Sư huynh Trần Công Lao, Pháp hướng
dẫn.
2 - Ðịa lý miền
Trung Việt Nam + vấn đề môi sinh,
do Giáo sư Thái Công Tụng, Canada hướng
dẫn.
Tham luận:
- Vai trò phát triển nông nghiệp,
do Kỹ sư Nguyễn Bá Lệ, Anh quốc
hướng dẫn.
1 - Phản ứng
và đối ứng, do Giáo
sư Nguyễn Văn Thành và Ông Trần
Ngọc Báu, Thụy Sĩ hướng dẫn.
2 - Tự tin, do Giáo
sư Nguyễn Hữu Doãn, Anh quốc
hướng dẫn.
Tham luận:
- Ð.ô. Trần Văn Hoài, Roma.
- Kỹ sư Trần Quang Toàn, Anh quốc.
- Học viên Nguyễn Thị Mỹ Lâm
và Nguyễn Gia Quốc.
3 - Tinh thần nhóm đội và kỹ thuật hội họp, do Ông Phạm Hồng Lam, Ðức quốc hướng dẫn.
1 - Ðức
tin Kitô giáo, do Linh mục giáo
sư Phan Ðình Cho hướng dẫn.
2 - Tổng quan về giáo lý
Phật giáo, do Giáo sư Nguyễn
Hữu Doãn hướng dẫn.
Tham luận:
- Giáo sư Nguyễn Ðăng Trúc.
- Ông Nguyễn Văn Năm, Hoa Kỳ.
- Các học viên Tu sĩ Nguyễn Thế
Quang và Trần Sĩ Lộc.
Ngoài các giáo trình và các bài tham luận, hội thảo, vào buổi tối các học viên còn tham dự các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, và được giải thích tổng quát về tiến trình phát triển âm nhạc Việt Nam như:
- Âm nhạc dân gian Việt
Nam,
- Từ cổ nhạc đến tân nhạc,
- Âm nhạc Việt Nam thời tiền chiến.
Ðể thắt chặt tình thân và tạo được sự trao đổi liên tục, các học viên đã quyết định thiết lập mạng lưới thông tin điện toán. Hơn 20 học viên đã tình nguyện tham gia Ban Tổ Chức Ðại Học Hè thường trực. Thành quả của Ðại Học Hè như thế đã vượt ra ngoài những kiến thức thu nhận được qua các giảng khóa, mà thực sự đã được biểu lộ qua thái độ dấn thân tích cực của những người trẻ muốn tiếp tục cổ súy và phát triễn văn hóa Việt Nam trong thế hệ tương lai.