Thời Ðiểm Hồng Ân

Tiến Vào
NGÀN NĂM THỨ BA

Bài Dẫn Nhập Mở Ðầu
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Ngàn năm thứ ba đang đến ("Tertio Millennio Adveniente") với chung lịch sử loài người và với riêng Kitô giáo. Vâng, không còn bao lâu nữa chúng ta sẽ bước vào một thời điểm mới, hoàn toàn mới, đó là một Thời Ðiểm Hồng Ân, thời điểm sau đúng 2000 năm Thiên Chúa mạc khải tình yêu thần linh vô cùng toàn hảo của Ngài ra cho loài người, hay nói một cách vắn gọn song có vẻ romantic hơn, tức là Thiên Chúa tỏ tình với loài người, qua Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc của Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài.

 Thế nhưng, đối với "Thiên Chúa là tình yêu" (1Jn.4:8,16) "làm việc cho tới nay" (Jn.5:17) thì lúc nào cũng là Thời Ðiểm Hồng Ân, vì lúc nào Ngài cũng yêu thương, lúc nào Ngài cũng muốn ban ơn, cũng "muốn mọi người nhận biết chân lý và được cứu rỗi" (1Tim.2:4). Do đó, chỉ có loài người chúng ta vốn "yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Jn.3:19) có nhận ra tình Ngài yêu thương và có "yêu mến Thiên Chúa vì Ngài là Ðấng yêu chúng ta trước" (1Jn.4:19) hay chăng, thì thời điểm đúng 2000 năm cứu chuộc này mới thực sự là một Thời Ðiểm Hồng Ân cho loài người trần tục chúng ta và của Kitô hữu tin tưởng chúng ta, bằng không nó cũng sẽ qua đi giống hai ngàn năm trước như đối với 97% dân số Á Châu ngoài Kitô giáo hiện nay.

 Như thế, bất cứ lúc nào trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, dù chúng ta là dân ngoại hay Kitô hữu, nhận ra tình yêu Thiên Chúa và trở về với Ngài thì đó là Thời Ðiểm Hồng Ân. Tuy nhiên, Năm 2000 là một Thời Ðiểm Hồng Ân hết sức đặc biệt và hơn bao giờ hết, bởi vì đó là một Năm Thánh (bắt đầu có từ thời Ðức Bônifaciô VIII năm 1300), một biến cố chung của Kitô giáo, một cuộc mừng kỷ niệm đại thể (the great jubilee) của toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II khởi xướng ngay từ khi ngài mới bắt đầu chăn dắt Giáo Hội hoàn vũ (qua Thông Ðiệp "Ðấng Cứu Chuộc Nhân Trần" ngày 4-3-1979) và phác họa chương trình dọn mừng (qua Tông Thư "Ngàn Năm Thứ Ba Ðang Ðến", 10-11-1994), với mục đích là để giúp con cái mình có dịp lãnh nhận tối đa Hồng Ân Thiên Chúa:
 
 

Chính vì "Năm 2000 là một Thời Ðiểm Hồng Ân hết sức đặc biệt và hơn bao giờ hết" để Giáo Hội có thể "giúp cho con cái mình có dịp lãnh nhận tối đa Hồng Ân Thiên Chúa" như vừa nhận định phản ánh đúng lời Ðức Thánh Cha trên đây, mà qua Sắc Dụ "Mầu Nhiệm Nhập Thể" (SD/MNNT) ngày 29/11/1998, Ðức Thánh Cha đã long trọng công bố và truyền dạy về việc mở đóng Thời Ðiểm Hồng Ân và cách thức khai mạc Thời Ðiểm Hồng Ân vô tiền khoáng hậu có một không hai trong lịch sử Giáo Hội này như sau:
 
  Ngài còn cẩn thận cắt nghĩa rõ ràng ý nghĩa của việc mở cửa năm thánh (mà lần đầu tiên đã được thực hiện tại Vương Cung Thánh Ðường Chúa Cứu Thế Rất Thánh ở Lateranô năm 1423) này đúng như mục đích của Thời Ðiểm Hồng Aân cho một cuộc mừng kỷ niệm cứu chuộc như sau:
 
  Vì "việc mở cửa thánh này gợi lên cho thấy một cuộc vượt từ tội lỗi đến ân sủng" mà bên trong cửa thánh này là cả một kho tàng của lòng xót thương, một lòng xót thương của một người "Cha giầu lòng thương xót" (2Cor.1:3) chẳng những thứ tha tội lỗi mà còn thứ tha cả tai vạ đáng bị trừng phạt bởi tội lỗi nữa, một kho tàng xót thương được mở ra cho những ai tin tưởng tìm về với "Ðấng trọn lành trên trời" (Mt.5:48) trong những lúc như Thời Ðiểm Hồng Ân là Ðại Năm Thánh 2000 này:
 
  Như thế, ý nghĩa đích thực của Thời Ðiểm Hồng Ân đối với chung con người trần gian chúng ta cũng như đối với riêng thành phần Kitô hữu tin tưởng chúng ta là con cái Thiên Chúa trong lòng Giáo Hội Chúa Kitô, như đầu bài đã nhận định, ở tại việc chúng ta cần phải nhận biết và yêu mến Thiên Chúa là Ðấng đã yêu chúng ta trước, thì Năm Thánh 2000 mới thực sự trở nên Thời Ðiểm Hồng Ân cho chúng ta và của chúng ta, đúng như lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã xác quyết:
 
  Chính vì thế, trong giai đoạn dọn mừng Năm Thánh 2000 xa (1994-1996) cũng như gần (1997-1999), Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn nhắc nhở và nhấn mạnh với con cái mình ý nghĩa cải thiện thiết yếu và cấp bách này, chẳng hạn qua những lần tiêu biểu sau đây:
 
  Tuy nhiên, để có thể cải thiện một cách hoàn toàn, rõ ràng và chính xác hơn, Ðức Thánh Cha đã nêu lên những câu hỏi giúp con cái mình tự vấn như sau:
 
  Lý do tại sao con người phải kỹ lưỡng vấn tâm để có thể thực hiện một cuộc cải thiện hoàn toàn, rõ ràng và chính xác như được Ðức Thánh Cha gợi ý trên đây đó là vì tình trạng sống đạo của thành phần con cái Giáo Hội mà ngài đã nhận thấy một cách đau lòng thế này:
 
  Vậy, để có thể phục hồi cơn khủng hoảng đức tin này nơi con cái của mình, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kêu gọi thực hiện đặc biệt một trong những phương thế thực tế và hết sức khẩn thiết hiện nay đó là việc học hỏi giáo lý, như sau:
 
  Chính Ðức Thánh Cha đã làm gương trong việc đích thân giảng dạy giáo lý cho con cái mình vào các ngày thứ tư hằng tuần tại Ðại Thính Ðường Phaolô, kể từ ngày 5-9-1979, ngay trước khi ngài ban bố Tông Huấn Catechesi Tradendae về Giáo Lý trong Thời Ðại của Chúng Ta ngày 16-10-1979, để ôn lại cho con cái tất cả những gì thuộc về đức tin chân chính và tông truyền của Kitô giáo đang trở nên thách đố khủng khiếp cho trí óc con người văn minh tân tiến về khoa học thực nghiệm và kỹ thuật tiện nghi, nhất là phần giáo lý về chính Năm Thánh 2000 để dọn lòng cho họ.
 
  Như thế, từ phương diện tiêu cực là việc cải thiện đời sống để có thể tối đa lãnh hưởng tình thương của Thiên Chúa trong Thời Ðiểm Hồng Ân, Kitô hữu đã tiến thẳng vào chính trọng tâm của Thời Ðiểm Hồng Ân:
 
  Ðúng thế, để củng cố đức tin cho con cái của mình, nhất là vào trước Thời Ðiểm Hồng Ân Năm Thánh 2000 này, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khai triển loạt bài giáo lý chủ đề rất sâu xa bao rộng. Ngài đã đi từ lãnh vực nhân loại học siêu nhiên, sang lãnh vực thần học đức tin, đến lãnh vực vũ trụ học siêu việt.

 Về lãnh vực nhân loại học siêu nhiên, Ðức Thánh Cha đã dùng 5 năm trời (1979-1984) để khai triển đề tài "tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa". Ðề tài này có thể được chia ra làm ba phần, phần nhất được bắt đầu bằng một loạt 23 bài giáo lý về sự hiệp nhất nguyên thủy giữa người nam và người nữ theo sách Khởi Nguyên, vào các ngày thứ tư hằng tuần trong khoảng thời gian từ ngày 5-9-1979 đến ngày 2-4-1980. Sau đó chuyển sang phần hai với 41 bài giáo lý về phúc cho ai có lòng trong sạch theo bài giảng trên núi và thư thánh Phaolô, thời khoảng từ ngày 16-4-1980 đến ngày 6-5-1981. Trước khi sang phần ba, loạt bài giáo lý bị gián đoạn vì sức khỏe của Ðức Thánh Cha sau khi ngài bị ám sát hụt từ ngày 13-5-1981, và đã được xen kẽ bằng 3 bài chia sẻ của ngài, thời khoảng từ ngày 14-10-1981 đến 28-10-1981, liên quan đến việc ngài bị ám sát và lòng thứ tha. Cuối cùng phần ba đã được bắt đầu với 50 bài về thần học hôn nhân và độc thân theo ý nghĩa phục sinh của thân xác, thời khoảng từ ngày 11-11-1981 đến ngày 4-7-1984. Loạt bài giáo lý về tài "tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa" cuối cùng được kết thúc bằng 12 bài, thời khoảng từ ngày 11-7 đến 21-11-1984, về việc ôn lại Thông Ðiệp "Sự Sống Con Người" của Ðức Thánh Phaolô VI.

 Về lãnh vực thần học đức tin, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã diễn giải toàn bộ giáo lý theo Kinh Tin Kính, trong đó có phần về Thiên Chúa Ba Ngôi, về Giáo Hội và Ðức Maria. Riêng phần về Thiên Chúa Ba Ngôi là đối tượng cho 3 năm cuối cùng của riêng thế kỷ 20 và của chung thiên niên thứ hai, Ðức Thánh Cha đã hướng dẫn về Chúa Cha với 58 bài, vào các ngày thứ tư hằng tuần trong thời khoảng từ ngày 20-3-1985 đến ngày 20-8-1986, Chúa Con với 99 bài, thời khoảng từ ngày 27-8-1986 tới ngày 19-4-1989, và Chúa Thánh Thần với 80 bài, thời khoảng từ ngày 26-4-1989 đến ngày 3-7-1991. Tuy nhiên, trước khi đi thẳng vào chủ đề Chúa Ba Ngôi, Ðức Thánh Cha đã dẫn nhập bộ Giáo Lý Kinh Tin Kính này bằng 8 bài, từ ngày 5-12-1984 đến 13-3-1985, về những chân lý đức tin và luân lý Kitô giáo trong toàn bộ giáo lý.

 Về lãnh vực vũ trụ học siêu việt, theo Ðức Thánh Cha, vấn đề thật ra đã nằm ngay ở phần kết của kinh Tin Kính, liên quan đến việc phục sinh của thân xác cũng như đến sự sống đời đời. Căn cứ vào đó, cũng có thể nói phần về nhân loại học siêu nhiên đã được nằm ngay ở đầu kinh Tin Kính, liên quan đến việc Thiên Chúa tạo dựng, trong đó có con người, một con người cần phải được tân tạo trong Giáo Hội mà mô phạm tuyệt hảo là Mẹ Maria. Bởi thế, sau loạt bài Giáo Lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Thánh Cha đã bắt đầu bằng loạt bài Giáo Lý về Giáo Hội và về Mẹ Maria. Về Giáo Hội, có 137 bài giáo lý vào các ngày thứ tư hằng tuần kéo dài trong thời khoảng từ ngày 10-7-1991 đến ngày 3û0-8-1995, và về Mẹ Maria, có 70 bài giáo lý kéo dài trong thời khoảng từ ngày 6-9-1995 tới ngày 12-11-1997. Vừa chấm dứt loạt bài về Mẹ Maria, Ðức Thánh Cha đã khéo rẽ ngang sang loạt bài Giáo Lý Năm Thánh 2000, bắt đầu từ thứ tư 19-11-1997.

 Loạt bài Giáo Lý Năm Thánh 2000 (19/11/1997-15/12/1999) này (đã được nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu và nguyệt san Hiệp Nhất của Cộng Ðồng CG/VN Giáo Phận Orange phổ biến từ tháng 1-1998) có ba phần: phần về Chúa Giêsu Kitô (từ bài 1 đến 15), phần về Chúa Thánh Thần (17-43), và phần về Thiên Chúa Cha (44-78).
 
 


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page