Linh Ðạo Cho Giáo Dân Ngày Nay

Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


Xây Dựng
Một Nền Linh Ðạo Giáo Dân

Ai cũng đồng ý rằng cần phải xây dựng một nền linh đạo giáo dân, nhưng hầu hết chúng ta vẫn chưa rõ phải xúc tiến công việc đó như thế nào và ai sẽ hướng dẫn người giáo dân xây dựng linh đạo cho họ.

Chúng tôi xin nêu ra mấy điểm cần lưu ý cho mọi chương trình xây dựng nền linh đạo giáo dân.

1. Không được có tính "giáo sĩ"

Càng sớm càng tốt, chúng ta phải cố gắng đi đến chỗ giao hẳn việc xây dựng nền linh đạo giáo dân cho chính người giáo dân đảm trách - nghĩa là phải để họ định hướng, kiểm soát và điều khiển công việc xây dựng ấy. Họ sẽ nhìn những vấn đề linh đạo theo cách thế của họ, theo mức độ trưởng thành đức tin và theo những nhu cầu sinh sống của họ. Dĩ nhiên ta luôn luôn hoan nghênh sự cộng tác từ phía giáo sĩ và tu sĩ, sự hỗ trợ của các chuyên gia, giáo dân hay giáo sĩ.

Trong quá khứ, các giáo sĩ thường hướng dẫn giáo dân bằng cách đề ra một số mô hình sống đạo cũng như những việc đạo chỉ phù hợp với ơn gọi của các Ngài và chỉ thích hợp với phong tục của một thời đại nào đó. Thường đó là một lý tưởng có tính chiêm niệm và tu đức, đối lập lại với thời gian vốn được coi là nguồn gốc của hư hỏng và sự dữ.

2. Phải ăn sâu trong đời sống nghề nghiệp và trần thế

Ðây có lẽ là điều quan trọng nhất mà các Kitô hữu giáo dân cần phải suy tư và xây dựng. Cần phải xây dựng một nền linh đạo đề cao sự hiện diện của người Kitô hữu trong thế gian bằng cách có đầu óc phê phán của ngôn sứ, những sáng kiến hòa giải, khôi phục lại những hy vọng đã mất để có thể vượt qua các bế tắc của cá nhân trong đời sống tinh thần và xã hội tái lập lại những khả năng đã mất để trong xã hội có sự chia sẻ công bằng tái lập lại những cơ chế tình yêu và gia đình đã đổ vỡ.

3. Có nền tảng vững chắc

Linh đạo ấy phải dựa trên nền tảng là cầu nguyện, tham dự phụng vụ, và đặc biệt là bí tích Thánh thể, đọc văn kiện mục vụ và giáo huấn thường xuyên của Giáo Hội.

4. Dành cho mọi người

Linh đạo giáo dân được xây dựng cho mọi người, mọi người trong giáo xứ, cho cả cộng đoàn và thuộc về cả cộng đoàn bởi vì mọi người trong giáo xứ đều cần được huấn luyện về linh đạo ấy. Các cộng đoàn cơ bản ở nhiều nơi đã chứng tỏ rằng đây là một loại hình thức thể nghiệm hứa hẹn nhất, lấy Thánh Kinh làm nền tảng.

5. Giáo sĩ và tu sĩ cũng cần được huấn luyện lại

Tạm thời giới giáo sĩ còn phải đảm nhận thêm một vai trò quan trọng trong việc xây dựng linh đạo. Giáo sĩ và tu sĩ cũng cần phải qua một khóa huấn luyện về vai trò và linh đạo giáo dân. Giáo sĩ phải được huấn luyện cho am tường để có thể phục vụ giáo hội rộng rãi và hữu hiệu, huấn luyện về mặt linh hướng để có thể nhận định sáng suốt các đặc sủng của người giáo dân và sự phát triển thiêng liêng của họ, huấn luyện về Thánh Kinh và cầu nguyện, huấn luyện về tinh thần phục vụ vì lợi ích của người khác, huấn luyện về việc xây dựng và hiệp nhất cộng đoàn sao cho ân huệ trong cộng đoàn được hài hòa một cách cụ thể và thích hợp hầu phát triển Thân Mình Chúa Kitô là giáo hội. Hài hòa ăn khớp với chương trình huấn luyện tu đức cho cộng đoàn Kitô hữu. Ðây là một thách đố rất thật, đặt ra cho tất cả các giáo sĩ và tu sĩ.

Giáo dân thiếu sự huấn luyện thích hợp và riêng cho mình. Họ lệ thuộc quá nhiều vào hàng Giáo Sĩ. Các Giáo Sĩ thì vẫn còn bị chi phối quá nặng nề bởi não trạng tiền công đồng có cậy quyền, tình trạng được dạy dỗ quá nhiều và một hệ thống cho rằng giáo sĩ biết hết mọi sự.

Hiện nay mối quan tâm của giới giáo sĩ về người giáo dân dường như chỉ xoay quanh vấn đề làm sao cho họ tham dự tích cực hơn vào cộng đoàn Giáo Hội, chẳng hạn như trong Phụng Vụ, Hội Ðồng Giáo Xứ hay Giáo Phận, các Chương Trình Giảng Dạy Giáo Lý v.v... Tất cả những điều đó đều tốt, nhưng người giáo dân còn kỳ vọng nơi giáo sĩ nhiều hơn thế. Mà thường các giáo sĩ lại không được chuẩn bị để đáp ứng thỏa đáng nhu cầu đó.

Muốn thế, giáo sĩ cần phải được huấn luyện và được cải hóa. Thần học và linh đạo giáo sĩ phải được cập nhật hóa.

Ngày nay chúng ta gặp rất nhiều linh mục hoặc "đành" chấp nhận vai trò và ơn gọi của mình là cùng chung tay làm việc với giáo dân, hoặc vẫn bám chặt vào vai trò "truyền thống" của mình là làm "nhà lãnh đạo" - ngay cả lãnh đạo các phong trào giáo dân. Hoặc không cưỡng lại được cám dỗ áp dụng chính sách "mặc kệ" quên rằng mình có nhiệm vụ khơi dậy, dẫn dắt và khích động đức tin cùng với họ luôn luôn lên đường tìm ánh sáng mới.

Trong giai đoạn quyết định của lịch sử Giáo Hội ngày nay, chúng ta tin rằng huấn luyện tu đức cho giáo dân là trách nhiệm hàng đầu của các linh mục.

Tình trạng thiếu sự dẫn dắt và thông cảm của các linh mục và tu sĩ đã làm cho Dân Chúa khốn khổ rất nhiều. Có người bày tỏ như sau:

6. Thủ bản huấn luyện và nội dung thủ bản

Tương lai của linh đạo giáo dân xem ra rất sáng sủa, nếu để ý tới những cố gắng trong lãnh vực thần học nhằm khai thác những chất liệu thiêng liêng nhiều vô tận gói ghém trong các thực tại của một cuộc sống trong thế giới.

Mọi người đang đi tìm một cách nào đó hoàn bị hơn để đi vào thần học và linh đạo. Chúng ta có thể gặp vô số bài báo vào cả sách vở nữa khai thác những chủ đề được liệt kê dưới đây. Một khi xác định và khai thác được những chất liệu quý báu ấy, chúng ta sẽ thấy rõ những chân trời mới mà linh đạo giáo dân có thể tìm ra để mở rộng vào phát triển. Một linh đạo phong phú như thế sẽ đặt nền tảng thần học của mình trên:

7. Những mẫu gương tuyệt vời:

GIÊSU người giáo dân

Trong cộng đoàn Do Thái của Người, Ðức Giêsu chỉ là một giáo dân thuần túy. Người không thuộc về giai cấp Tư Tế xét về bất cứ phương diện nào, và giai cấp Tư Tế nằm trong tay một số gia tộc với những chức vụ đăc biệt trong Ðền Thờ. Ðức Giêsu cũng không tham gia bất cứ một nhóm tôn giáo đặc biệt nào đương thời, như các tu sĩ Numran là những người rút lui khỏi đời sống thế tục để sống nhiệm nhặt trong cộng đoàn. Ðức Giêsu đã lớn lên như chàng trai nhà quê mộc mạc trong một xóm hẻo lánh ở miền quê Galilê. Sau đó, Người là một thầy giảng lang thang, công bố sứ điệp của mình mà không được phê chuẩn hay nâng đỡ nào có tính cách cơ chế, mà chỉ dựa vào sức mạnh của chính sứ mạng ngôn sứ của mình. Nguồn nâng đỡ duy nhất của Người là Chúa Cha trên trời.

Là một giáo dân, Chúa Giêsu sống gần gũi dân chúng. Người dự các lễ hội của họ, gắn bó với người nghèo. Nhưng cũng hoạt động giữa các tầng lớp thượng lưu và chế nhạo cách xử sự giữa họ với nhau khi dự tiệc tùng (Lc 14,7-14). Người xót xa với những thống khổ của đồng bào, sự áp bức của người La Mã, hệ thống thuế má khắc nghiệt, sự bất lực của con người trước những hoạn nạn của gia đình như khi một bà góa cô độc nọ phải mất đứa con trai duy nhất của mình hoặc một người cha khốn khổ kia đành nhìn đứa con trai thứ của mình bỏ nhà lao vào chốn thị thành lừa đảo, Người cũng cảm nhận sâu sắc tình cảnh bị bỏ bơ vơ của đám đông dân chúng.

Ðành rằng vẫn có đó những khuôn vàng thước ngọc và vẫn có những cơ cấu tôn giáo được thiết lập trong Ðền Thờ và hội Ðường. Người vẫn cảm thấy dân chúng như những con chiên không người chăn (Mt 9,36). Ðức Giêsu nói bằng tiếng nói của dân tôc. Người không dám diễn thuyết bằng những diễn từ trau chuốt, nhưng kể những câu chuyện mà hầu như ai cũng hiểu được.

Ðức Giêsu đã chết như một người giáo dân. Ðó là điều chắc chắn, bởi vì Người là một giáo dân. Giáo huấn của Người không được phê chuẩn bởi giới chức có thẩm quyền, không có sự công nhận chính thức của các nhà lãnh đạo về tôn giáo. Làm thế nào một giáo dân trơn lại có thể tự nhận rằng mình hiểu biết và giải thích lề luật? Làm thế nào một người như thế lại dám cầm roi đánh đuổi con buôn ra khỏi Ðền Thờ mà không hề có ủy nhiệm của ban bảo vệ Ðền Thờ, những người có trách nhiệm gìn giữ trật tự ở nơi thánh? Thế mà Ðức Giêsu vẫn có cái quyền đó, một uy quyền không ai cưỡng lại được, một uy quyền hoàn toàn phát xuất từ bên trong Người và do đó những nhà đương cục phải ngán Người. Người là mối đe dọa cho chỗ đứng đã ổn định của họ. Thiên Chúa đã chẳng ban quyền cho họ sao? Họ cho rằng bổn phận của giáo dân là phải im lặng. Với cả hàng giáo phẩm chống lại mình, không được một ủng hộ chính thức nào, Ðức Giêsu phải lâm vào ngõ cụt. Và Người đã bị tố cáo và bị kết án tử hình.

Ðức MARIA và Thánh GIUSE

Những gì đã nói về Ðức Giêsu đều có thể nói về Ðức Maria. Thậm chí còn hợp lý hơn. Maria là mẫu gương của một người phụ nữ độc thân, một người vợ, một người mẹ và một người góa bụa. Cũng có thể nói tương tự như thế đối với Giuse, một người yêu có trách nhiệm, một người chồng chung thủy, một người lao động đầy tinh thần xả kỷ và hy sinh, một người cha và một người công dân chu toàn lề luật.

Giuse không phải là một người tuẫn đạo, cũng không phải là một tư tế, một ngôn sứ, một nhà tư tưởng lớn, cũng chẳng phải là một Tông Ðồ cột trụ. Tuy nhiên, chắc chắn là Ngài đã sống một đời sống kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa. Sự vĩ đại của Ngài nằm ở chỗ Ngài trung thành với nghề nghiệp, gia đình, chính quyền, tôn giáo và với Thiên Chúa. Như vậy Linh Ðạo của Giuse đang trở thành mô hình cho linh đạo của người Kitô hữu giáo dân.

Kinh Mân Côi của Thánh Giuse

Nếu Thánh Giuse phải soạn một Kinh Mân Côi cho hợp với cuộc đời của Ngài thì kinh ấy chắc chắn sẽ là:


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page