Linh Ðạo Cho Giáo Dân Ngày Nay

Rev. Jess S. Brena, SJ, Taiwan

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan


42. Con Ðường Cam Go:
Ðau Khổ và Lành Bệnh

Nancie Campi (USA)

Tôi vẫn cứ dằn vặt mãi trong nỗi uất hận và bất mãn, khiến cho bệnh tình thêm nặng và kéo tôi ra xa Chúa.

Tôi đã lấy chồng từ 17 năm nay và thật là một ơn lành vì anh Steve, chồng tôi, là một người kiên nhẫn, đáng yêu, một người luôn dành riêng cho tôi cái khoảng cách tôi cần để tôi được là mình.

Tôi là một phụ nữ Mỹ gốc Ý, được các xơ giáo dục kỹ lưỡng trong 12 năm. Mặc dầu luôn cám ơn truyền thống giáo dục đó, nhưng tôi không còn cầu xin với một Thiên Chúa đang ở bên kia hay ở bên trên thế giới này, mà tôi hướng lòng mình vào một vị Thiên Chúa nhân từ đang ngự trị trong tâm hồn tôi. Ngài chính là người cha trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, một người cha luôn giang rộng đôi tay chờ đợi, không hề chất vấn khi người con gái lạc đường trở về.

Cách đây 2 năm sau lần bị thương ở lưng, tôi chạy tới với Chúa Giêsu để xin Người chữa bệnh và tôi cảm nghiệm như Người đang đến ngồi trên giường bên cạnh tôi. Kể từ đó tôi cảm thấy mình bắt đầu được chữa lành và cảm nhận rõ dần hơn sự hiện diện cụ thể của Thiên Chúa trong đời tôi.

Tiến trình tha thứ cho bản thân mình và người khác từ đó đến nay vẫn là phân tố hòa hợp trong đời tôi. Các trình thuật Kinh Thánh kể việc Chúa Giêsu chữa lành bỗng trở nên sống động với tôi bởi tôi cũng là một bệnh nhân.

Khi ấy, Pam, cha linh hướng của tôi cũng đến với tôi, giới thiệu cho tôi hình ảnh, nghệ thuật, khải đạo, cách ghi chép, chia sẻ và tin tưởng và việc xếp loại, và quan trọng hơn cả là biết đón nhận tất cả và hiểu được tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa. Ðã hơn một năm nay nhờ thực hành linh thao của Thánh Inhaxiô hằng ngày, sự phát triển bản thân và mối tương quan giữa tôi với Chúa trở nên sâu sắc hơn, mở đường cho tôi tham gia phong trào Thánh Linh. Tôi cám ơn sự hướng dẫn, nâng đỡ liên tục thường xuyên của cha Pam.

Phần anh Steve và 5 đứa con của chúng tôi: Maria, Joe, Nathan, Sarah và Danny vẫn luôn động viên, dạy cho tôi sống với nhau thật vui tươi hồn nhiên. Chồng và các con tôi thường xuyên yêu cầu tôi phải tập thích nghi và biết tin người khác. Nhờ họ tôi có được một niềm vui và một tình yêu vô hạn.

Tuy nhiên càng lúc tôi càng thêm ý thức hơn điều này là con người thật của tôi đã quá ràng buộc với họ, tôi phải hy sinh sự tự do của bản thân để chấp nhận những thái độ mà xã hội đòi hỏi nơi tôi. Nhờ cầu nguyện và tự kiểm, tôi nhận ra được cái sức mạnh, sự can đảm Chúa ban nơi tôi hầu tôi dám sống theo tin thần Tin Mừng. Tôi cảm thấy như bị kéo ra khỏi vai trò của người phụ nữ Công Giáo Mỹ vùng ngoại ô.

Một cách để ghìm lại điều đó là biết giới hạn sự tiêu phí sinh lực của mình, không phải vì thiếu thốn nhưng vì đó là một lựa chọn. Một khi không đặt thành công và tiền bạc làm lý tưởng của mình nữa, tôi cảm nhận như có một nguồn mạch sáng tạo vọt lên trong lòng mình, nhờ đó tôi có thể cộng tác với Thiên Chúa, qua Ðức Giêsu Kitô, tạo ra cuộc sống bình an. Tôi sẽ tiếp tục nhìn nhận rằng trong cuộc thử thách đó có bàn tay Chúa hướng dẫn, để những ân huệ Người định ban cho tôi không bị thói mặc cảm của mình chặn lại.

Trong khi bị kéo về lại với vai trò làm mẹ làm vợ như thế, tôi cảm thấy như có thêm sinh lực và khả năng phục vụ mỗi người trong gia đình. Nghị lực hay khả năng đó chính là lời Ðấng Tạo Hóa mời gọi chúng ta đừng cậy dựa vào những phương tiện của trần thế, như thành công, tiền bạc, giận dữ, xáo trộn, bất mãn, nghi ngờ, nhưng hãy dựa vào những giá trị cao hơn như bình an, niềm vui, sự hòa hợp, thử thách, đau khổ, đức tin, đức cậy, đức mến và sự phục sinh. Hạnh phúc biết bao nếu chúng ta dám tin vào những khả năng đó.

Tôi đã và đang phải chịu đựng nhiều đau đớn thể xác, nhất là do những lần giải phẫu, do bị tê liệt ở lưng và thấp khớp. Tuy đã học rất nhiều tác phẩm văn chương Kitô Giáo, tôi vẫn chưa bao giờ hiểu được đau khổ. Ðể cho chắc tôi tự đi tìm con đường để vượt qua thử thách, quên rằng tôi vẫn cứ dằn vặt mãi trong nỗi uất hận và bất mãn, khiến cho bệnh tình thêm nặng và kéo tôi ra xa Chúa.

Bây giờ tôi đã biết kính sợ quyền lực và sự kiên nhẫn dịu dàng của Thiên Chúa chúng ta, Ðấng dù phải chịu đựng những sỉ nhục, từ khước của chúng ta mà vẫn thinh lặng, bình an. Hình ảnh một Ðức Kitô trước mặt Philatô với cái áo khoác màu tía quấn ngang người, đầu đội vương miện bằng gai, một Ðức Kitô bị đánh đập, người bê bết máu và thâm tím, một Ðức Kitô với hai tay bị trói quặt ra phía trước. Dù vậy nơi khuôn mặt Người vẫn toát lên sự bình an và vẫn ghi đậm mối quan hệ âm thầm giữa Người với Thiên Chúa.

Hơn một năm vừa qua, hình ảnh trên cứ thường xuyên ám ảnh tôi và chỉ rất gần đây tôi mới hiểu được lý do tại sao. Chính nơi dung mạo của Ðức Kitô thinh lặng, đau khổ ấy, tôi đã khám phá được thế nào là cùng chịu đau khổ với Người.

Thật vậy chỉ khi nào tôi dám chịu đựng gian khổ, lăng mạ, xua đuổi, khiêu khích mà vẫn thinh lặng hoặc chỉ khi nào tôi biết đáp trả với một tâm hồn như chính Người đã chịu. Lòng tôi bây giờ tràn đầy sự biết ơn đối với Thiên Chúa toàn năng đã ban cho tôi ơn hiểu biết ấy, bởi vì bây giờ tôi đã cảm nghiệm được là mình có thể chạy nhẹ nhàng hơn đôi chút trên con đường kết hợp với Chúa.


Back to Vietnamese Missionaries in Taiwan Home Page