Cách xét mình và xưng tội

theo đề nghị của Ðức Thánh Cha Phanxicô

 

Cách xét mình và xưng tội theo đề nghị của Ðức Thánh Cha Phanxicô.

Ðặng Tự Do

Vatican (VietCatholic News 19-03-2019) - Ðể chuẩn bị cho việc cử hành 24 giờ cho Chúa vào ngày thứ Sáu 29 tháng Ba năm 2019, Hội Ðồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng đã phổ biến bản hướng dẫn về cách xét mình và xưng tội bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:

 

Khi được yêu cầu đưa ra những lời khuyên cho các hối nhân có thể xưng tội nên, Ðức Thánh Cha Phanxicô cho biết: "Họ nên xem xét sự thật của cuộc sống mình trước Chúa, họ cảm thấy gì, họ nghĩ gì. Họ cần quan sát bản thân mình và những tội lỗi đã phạm với lòng chân thành. Và họ phải cảm thấy mình là những người tội lỗi, và để cho mình được trầm trồ ngạc nhiên trước Thiên Chúa" (Ðức Thánh Cha Phanxicô, Danh Thiên Chúa là Lòng thương xót, trang 58-59).

Bản Xét Mình Của Ðức Thánh Cha Phanxicô

Việc xét mình bao gồm việc tự hỏi bản thân về những tội lỗi đã phạm và những điều lành phúc đức đã lơ là bê trễ không thực hiện trong mối quan hệ với Thiên Chúa, người lân cận và chính chúng ta.

- Liên quan đến Thiên Chúa

Tôi có kêu tên Ðức Chúa Trời vô cớ không?

Tôi có dự lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc không?

Tôi có bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng lời cầu nguyện không?

Tôi có kêu danh thánh Chúa, Ðức Maria hay các thánh vô cớ không?

Tôi có xấu hổ khi người ta biết tôi là một Kitô hữu không?

Tôi có làm gì để phát triển tâm linh không? Làm như thế? Khi nào?

Tôi có nổi loạn chống lại hoạch địch của Chúa không?

Tôi có mong đợi Ngài phải chiều theo ý riêng tôi không?

- Liên quan đến người lân cận với chúng ta

Tôi có tha thứ, thể hiện lòng trắc ẩn và giúp đỡ người lân cận của mình không?

Tôi có phỉ báng, cướp bóc, hay khinh bỉ trẻ em và những người vô phương tự vệ không?

Tôi có ghen tị, phẫn nộ, hay thiên vị không?

Tôi có chăm sóc người nghèo và người đau yếu không?

Tôi có khinh rẻ nhân tính của anh chị em tôi không?

Tôi có trung thực và công bình với mọi người hay tôi nuôi dưỡng một thứ văn hóa gạt bỏ người khác qua một bên?

Tôi có kích động người khác làm điều sai trái không?

Tôi có tuân giữ giáo huấn luân lý của Tin Mừng về hôn nhân và gia đình không?

Tôi thực thi trách nhiệm giáo dục con cái mình như thế nào?

Tôi có thảo kính cha mẹ không?

Tôi có khước từ cuộc sống mới được thụ thai không? [ngừa thai]

Tôi có dập tắt món quà cuộc sống này không? [phá thai]

Tôi có giúp ai làm như thế không? [giúp phá thai]

Tôi có tôn trọng môi trường không?

- Liên quan đến bản thân

Tôi có sống hai mặt, một chút trần tục và một chút thánh thiện, không?

Tôi có ăn, uống, hút thuốc và giải trí quá độ không?

Tôi có quan tâm đến sức khỏe thể chất và tài sản của mình một cách quá đáng không?

Tôi sử dụng thời gian của mình như thế nào?

Tôi có lười nhác không?

Tôi có muốn được người ta phục dịch không?

Tôi có yêu mến và cố gắng đạt đến sự thanh sạch trong tâm hồn, trong suy nghĩ và hành động của mình không?

Tôi có ao ước trả thù hay nuôi hận trong lòng không?

Tôi có hiền lành và khiêm nhường không? Có là người xây dựng hòa bình không?

Cách Xưng Tội

Khi bạn đến với tòa giải tội như một hối nhân, vị linh mục thân mật chào đón bạn bằng những lời khích lệ.

Ngài tái hiện Lòng Thương Xót Chúa. Cùng với vị linh mục, bạn làm dấu thánh giá:

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

Vị linh mục sẽ giúp bạn mở lòng mình ra tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa với những lời sau hoặc tương tự:

Xin Thiên Chúa, Ðấng hằng soi sáng mọi tâm hồn, giúp bạn nhận biết tội lỗi mình và tin tưởng vào lòng thương xót của Người.

Vị linh mục, tùy theo hoàn cảnh cho phép, sẽ đọc trong sách hoặc nói từ ký ức của mình một văn bản từ Sách Thánh nói về lòng thương xót của Thiên Chúa và kêu gọi chúng ta hoán cải.

Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em. (Mt 6: 14-15)

Tại thời điểm này bạn có thể thú nhận tội lỗi của bạn. Nếu cần thiết, vị linh mục sẽ giúp bạn với những câu hỏi và lời khuyên phù hợp. Sau đó, linh mục mời hối nhân biểu lộ lòng ăn năn bằng cách đọc kinh Ăn Năn Tội hoặc một công thức tương tự:

Lạy Chúa con, Chúa là Ðấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

Hoặc là

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng Sống, xin thương xót con, là kẻ tội lỗi.

Hoặc là

Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng. (Tv 25: 6-7)

Tùy hoàn cảnh thích hợp, vị linh mục, có thể đặt hai tay (hoặc ít nhất là bàn tay phải) lên đầu của hối nhân, và nói,

Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa. Và đã ban Thánh Thần để tha tội, xin Chúa dùng tác vụ của Hội thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an. Vậy cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh thần.

Bạn trả lời: Amen.

Sau khi ban phép xá giải, linh mục nói tiếp:

Hãy tạ ơn Chúa là Ðấng nhân lành

Bạn trả lời: Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời.

Vị linh mục ban bình an cho bạn:

Chúa đã giải thoát con khỏi mọi tội lỗi. Hãy ra đi trong bình an.

 

Cách xét mình và xưng tội bằng Anh ngữ theo đề nghị của Ðức Thánh Cha Phanxicô

Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization

When asked about what counsels he would give penitents for a good confession, Pope Francis replied, "They should consider the truth of their lives before God, what they feel, what they think. They should be able to observe themselves and their sin with sincerity. And they should feel themselves to be sinners and let themselves be surprised, amazed by God" (Pope Francis, The Name of God Is Mercy, pp. 58-59).

POPE FRANCIS' EXAMINATION OF CONSCIENCE

It consists of asking ourselves about the evil committed and the good omitted in relation to God, our neighbor, and ourselves.

In Relation to God

Do I address God only when I am in need?

Do I take part in the Mass on Sundays and days of obligation?

Do I begin and end my day with prayer?

Have I taken the name of God, Mary, or the saints in vain?

Have I been ashamed to be seen as a Christian?

What do I do to grow spiritually? How? When?

Do I rebel against God's designs?

Do I expect Him to do my will?

In Relation to Our Neighbor

Am I able to forgive, show compassion for, and help my neighbor?

Have I defamed, robbed, or disdained children and the defenseless?

Am I envious, wrathful, or biased?

Do I take care of the poor and the sick?

Am I ashamed of the humanity of my brother or my sister?

Am I honest and just to everyone or do I foster the "culture of casting aside"?

Have I incited others to do wrong?

Do I observe the Gospel's moral teaching on marriage and the family?

How do I handle my educational responsibilities towards my children?

Do I honor and respect my parents?

Have I refused newly-conceived life?

Have I extinguished the gift of life?

Have I helped to do so?

Do I respect the environment?

In Relation to Ourselves

Am I a bit worldly and a bit of a believer?

Do I exaggerate in eating, drinking, smoking, and entertainment?

Am I too concerned about my physical health and my possessions?

How do I use my time?

Am I lazy?

Do I want to be served?

Do I love and cultivate purity of heart and in thoughts and actions?

Do I think about revenge or hold grudges?

Am I meek and humble, a builder of peace?

HOW SHOULD I MAKE A CONFESSION?

When you approach as a penitent, the priests cordially welcomes you with words of encouragement.

He renders the merciful Lord present.

Together with the priest, make the sign of the cross, saying,

In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit.

The priest helps you to open yourself to trust in God with these or similar words:

May God, who has enlightened every heart, help you to know your sins and trust in his mercy.

The priest, as circumstances permit, either reads or says from memory a text from Sacred Scripture speaking of the mercy of God and calling us to conversion.

If you forgive others for their failings, your Heavenly Father will also forgive you; but if you do not forgive others, neither will your Father forgive your failings. (Mt 6:14-15)

At this point you may confess your sins. If necessary, the priest helps you with questions and suitable advice. The priest invites the penitent to manifest repentance by reciting the Act of Contrition or another similar formula:

O my God, I am sorry with all my heart for having offended you, and I detest all my sins because of your just punishments, but most of all because they offend you, my God, who are all good and deserving of all my love. I firmly resolve, with the help of your grace, to amend my life, to sin no more, and to avoid whatever leads me to sin. Amen.

Or

Lord Jesus, Son of God, have mercy on me, a sinner.

Or

Lord, remember your love, your faithfulness enduring forever. Do not bear in mind my sins: remember me in your mercy, for the sake of your goodness, Lord. (Ps 24:6-7)

The priest, placing his hands (or at least his right hand) upon the head of the penitent, says,

God, the Father of mercies, through the death and resurrection of his Son, has reconciled the world to himself and sent the Holy Spirit among us for the forgiveness of sins; through the ministry of the Church may God give you pardon and peace, and I absolve you from your sins in the name of the Father and of the Son + and of Holy Spirit.

You respond: Amen.

After absolution the priest continues:

Give thanks to the Lord, for he is good.

You respond: His mercy endures forever.

The priest then takes leave of you, saying:

The Lord has freed you from your sins. Go in peace.

(Source: Pontifical Council For The Promotion Of The New Evangelization A Pastoral Aid)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page