10 năm hoạt động giúp người khuyết tật

của cơ quan bác ái Ðức ở Tajkistan

 

10 năm hoạt động giúp người khuyết tật của cơ quan bác ái Ðức ở Tajkistan.

Tajkistan (Asia News 09-05-2018; Vat. 16-05-2018) - Ngày 19 tháng 4 năm 2018, các tổ chức đối tác cũng như chính quyền các cấp của Tajkistan đã cùng với chi nhánh Caritas - cơ quan bác ái của Ðức - tại Tajkistan tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm hoạt động của cơ quan này tại Tajkistan. Cơ quan bác ái Ðức cùng với các tổ chức phi chính phủ của địa phương đã cộng tác với Bộ y tế của Tajkistan đồng hành, giúp đỡ cho những người khuyết tật, người già neo đơn và cả các nạn nhân của thiên tai và chiến tranh, qua các chương trình và hoạt động nhắm trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất.

Cô bé Lola 9 tuổi, là một trong những người được giúp đỡ bởi trung tâm phục hồi dành cho người khuyết tật của cơ quan bác ái Ðức ở Tajkistan. Với sự trợ giúp của chương trình "Phục hồi dựa trên cộng đoàn" của cơ quan bác ái và các hiệp hội đối tác, bà Ozodhakon, mẹ của bé Lola, đã học cách chăm sóc con gái của mình và bảo đảm cho cháu một cuộc sống hạnh phúc. Chương trình này đào tạo các phụ huynh và những người chăm sóc các trẻ em và nhắm dẹp tan sự kỳ thị đối với người khuyết tật. Bà Ozodhakon chia sẻ: "Caritas, đối với tôi, có nghĩa là sự bình đẳng. Con gái của tôi có thể tham gia vào cuộc sống mỗi ngày. Cháu trở thành một thành viên như mọi người khác trong xã hội."

Trong những năm đầu đời của mình, bé Lola được các bác sĩ của tổ chức phi chính phủ địa phương Maksad, đối tác của cơ quan bác ái, chẩn đoán mắc hội chứng Down. Tại Tajkistan, kết quả chẩn đoán với hội chứng này có nghĩa là bà mẹ và đứa trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Khuyết tật đối với xã hội Tajkistan là một hình phạt từ thần thánh và nó là cách để đền bù tội lỗi. Các trẻ em thường bị cách ly trong gia đình hoặc bị gửi đến các trường đặc biệt, bị che dấu khỏi những đôi mắt trong xã hội và thường thì cha của đứa bé sẽ bỏ gia đình của mình. Mẹ của bé Lola kể: "Chồng của tôi đã bỏ rơi tôi và gia đình tôi cũng đã quay lưng lại với tôi. Họ nói với tôi: Lola là một sự nhục nhã, nguyền rủa đối với gia đình." Lola sống trong sự đau khổ, chịu đựng sự khó khăn cứng cỏi của những người thân đối với mẹ của mình và sự bất công mà người thân đối xử với cháu khi so sánh với những đứa cháu khác. Dù thế, tuy gặp các khó khăn và sự chống đối của những phụ huynh khác, với sự trợ giúp của các trợ tá xã hội của chương trình phục hồi, bà Ozodhakon đã đưa con gái Lola đến trường học.

Bà Parvina Tadjibaeva, giám đốc của chi nhánh Caritas Ðức ở Tajkistan giải thích thêm: "Trong phần lớn các trường hợp, ngay cả nếu người cha bỏ gia đình của mình, người mẹ phải ở lại trong gia đình chồng và tiếp tục chăm sóc cha mẹ chồng." Theo bà Tadjibaeva, để hội nhập những người khuyết tật, sự thay đổi không nơi các trẻ em, là những người không bao giờ nói về "đứa trẻ đặc biệt" trong nhóm. Thường thì là các phụ huynh và những người cao tuổi là những người lo lắng bệnh tật sẽ lây nhiễm. Vì thế, tổ chức tìm cách bao gồm cả cộng đoàn trong chương trình đào tạo các bà mẹ, bởi vì thường họ là những phụ huynh hay những người biết rõ về nhau. Ban đầu, phần đông họ có những ý tưởng tiêu cực nhưng sau vài lần gặp gỡ, họ bắt đầu hiểu rằng không có sự khác nhau giữa những đứa trẻ khuyết tật như Lola và các con cái của họ.

Bà Tadjibaeva cho biết thêm: "Giờ đây Lola học trong một trường học, trong một lớp học bình thường, tham dự các buổi học thêm để có thể theo kịp các bạn học khác. Lola thích đi học và học tốt: em biết đọc, đã học thuộc nhiều bài thơ và thích múa trong các giờ vui chơi khi các trẻ em làm những công việc nho nhỏ, múa hát với nhau. Khi nghe tiếng nhạc, Lola thích mặt đẹp và múa, giống như các bé gái khác."

Chương trình phục hồi này không chỉ giúp cho bé Lola, bởi chính bà mẹ của Lola cũng đã tỏ ra mình là người mẹ can đảm và bà có một nghề nghiệp. Giờ đây bà dùng tất cả khả năng của mình như một trợ tá xã hội, một nghề nghiệp mà bà đã tuyên bố mạnh mẽ: "Tôi phải cám ơn con gái tôi về điều này." Tại Tajkistan, phần lớn các phụ nữ không đi làm, họ ở nhà. Ðối với bà Ozodhakon, công việc rất quan trọng. Giờ đây những người lân cận không còn quay lưng lại với bà nhưng trái lại, họ ủng hộ bà mọi điều. Họ không nhìn bà dựa trên tình cảnh của con gái bà nữa. Họ đã chấp nhận bà như một người mẹ bình thường có một đứa con gái. (Asia News 09/05/2018)

 

Hồng Thủy

(Vatican News)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page