Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo

kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội

 

Nhân viên của cơ quan trợ giúp Công giáo kêu gọi Burundi không đe dọa Giáo hội.

Oxford, Anh quốc (CNS 07-04-2016) - "Giáo hội tham gia vào việc xây dựng hòa bình bằng cách mang các cộng đoàn gần lại với nhau và giải thích cho các chính trị gia tầm quan trọng của đối thoại với người khác. Ðồng thời giáo hội cũng đóng góp những trợ giúp quan trọng cho ngành nông nghiệp, giáo dục và các dịch vụ xã hội đa dạng, bao gồm chăm sóc sức khỏe, điều có lẽ sẽ gặp tình trạng bi đát nếu không có 101 bệnh viện và phòng khám của Giáo hội. Dân chúng sẽ đối diện với những khó khăn nếu các hoạt động của Giáo hội bị ngưng lại." Patrick Nicholson, giám đốc truyền thông của tổ chức bác ái quốc tế nói với Catholic News Service như thế.

Burundi rơi vào tình trạng hỗn loạn vào năm 2015 sau khi tổng thống Pierre Nkurunziza tái cử lần thứ ba, một điều vi phạm hiến pháp trắng trợn. Chính quyền cấm các cuộc biểu tình và hạn chế các phương tiện truyền thông, và hàng ngàn người Burundi, bao gồm phó chánh án tòa án hiến pháp chạy sang các nước láng giềng.

Các Giám mục nói rằng hiến pháp quy định rõ ràng là các tổng thống không thể phục vụ quá hai nhiệm kỳ, nhấn mạnh là các phương tiện truyền thông nên được làm các công việc của họ và kêu gọi các người trẻ không được bạo động. Hội đồng Giám muc đã nhận định là Burundi đang đứng ở ngã ba đường và tương lai của họ tùy thuộc vào sự đối thoại giữa các chính trị gia với lợi ích của đất nước, những người yêu quốc gia và các công dân hơn là lợi ích riêng tư của họ. Tuyên ngôn của Hội đòng Giám muc viết: "tiếp tục các cuộc giết người và sự biến mất của những người mà thi thể họ được tìm thấy trong các mồ tập thể chỉ tạo nên những vấn đề với cộng đồng quốc tế và làm cho tình hình xấu đi bởi vì sẽ làm mất đi các viện trợ tài chính,"

Hôm 26 tháng 3 năm 2016, chủ tịch Quốc hôi đã tố cáo các Giám mục giữ một vai trò hoàn toàn chính trị chứ không phải là tinh thần, và ông nói chính quyền sẽ không nói chuyện với những kẻ ủng hộ khủng bố và các người nổi dậy, là những người đã tham gia vào tình trạng bất ổn của các tổ chức được bầu cách dân chủ. Ông kết án Giáo hội Công giáo đã tham gia vào hầu hết các cuộc khủng hoảng trên khắp đất nước từ khi những nhà truyền giáo đặt chân đến Burundi như là những nhà tiên phong của các thực dân Âu châu." Ông đe dọa là nếu các lãnh đạo Giáo hội còn muốn tiếp tục sứ vụ chính của họ là truyền giảng Tin mừng thì họ phải thay đổi thái độ chống lại các thành viên của đảng phái chính tri.

Nicholson đã thăm Burundi vào ngày 5 tháng 4 năm 2016 và cho biết là cuộc khủng hoảng ở đây căn bản là về chính trị và Giáo hội Công giáo chưa phài là mục tiêu. Ông nói: "Giáo hôi giữ vai trò phi chính trị để mang các bên lại gần nhau bằng đối thoại. Ðiều này không thể là lý do để chống lại Giáo hội".

Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đang xem xét để triển khai các lính Liên hiệp quốc đến Burundi, nơi có hơn 600 người bị giết và 250 ngàn đã chạy trốn ra nước ngoài để thoát khỏi cuộc càn quét của lực lượng bán quân sự ủng hộ chính phủ.

(Catholic News Service 07/04/2016)

 

Hồng Thủy, OP

(Radio Vatican)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page