Niềm vui sướng lớn lao

của Giáo Hội Công Giáo Lào

 

Niềm vui sướng lớn lao của Giáo Hội Công Giáo Lào.

Thakhek, Lào (GP Vinh 15-06-2015) - Trong những ngày gần đây mỗi chuyến đi công tác Legio Mariae tại đất nước Lào, chúng tôi lại có dịp chia vui với Giáo Hội Lào nói chung, và anh chị em Legio nói riêng, về việc Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn sắc lệnh của Bộ Phong Thánh liên quan đến việc nhìn nhận cuộc tử đạo của 15 vị tôi tớ Chúa. (Ngày 5-6-2015)


Khai mạc tuần lễ Di Dân Tổng Giáo Phận Saigon.


Giáo Hội Lào đang cật lực chuẩn bị chu đáo để chuẩn bị cho biến cố trọng đại này, văn phòng các tòa giám mục đang thống kê lại dân số Công Giáo, làm niên giám các giáo xứ, danh sách tu sĩ, linh mục, các xứ đạo đang sửa sang chỉnh đốn lại ngôi thánh đường và khuôn viên giáo xứ của mình, nhất là quê hương và những nơi các thánh tử đạo đã từng sống và phục vụ. Thực sự công việc truyền giáo tại Lào có công lớn của các cha thừa sai Paris MEP & O.M.I., Dòng Hiến sĩ Ðức Mẹ (The Missionary Oblates of Mary Immaculate), các ngài đã hiện diện và để lại những dấu tích Ðức Tin dũng cảm, không chỉ bằng lời rao giảng, mà dùng máu đào để tô điểm cho giang sơn Lào có nét đẹp như hôm nay.

Ngoài lịch trình công tác, chúng tôi ghé thăm số buôn làng Công Giáo xa xôi nhất là trong những vùng đất mà in dấu chân các thánh tử đạo, Ta Lang, Hủa Phăn, Chăm-pa-xắc, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng, Chăm-pa-xắc, Ðen Ðin, bên những giòng sông, nơi những vùng quê hiện đang nghèo nàn hẻo lánh, các vùng núi thường nằm giáp Việt nam, Cambochia, Thái Lan và Myanma đó là những vùng truyền giáo của các vị thừa sai.

Danh sách các vị thánh tử đạo của Giáo Hội Lào, Ðức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn sắc lệnh của Bộ Phong Thánh liên quan đến việc nhìn nhận cuộc tử đạo của 15 vị tôi tớ Chúa:

1. Lm. Giuse Thạo Tiến (người Lào), sinh 5.12.1918 ở Mường Xôi, Hủa Phăn; học tại Hữu Lễ (Thanh Hoá), Ðại Chủng Viện Liễu Giai (Hà Nội), Ðại Chủng Viện Sài Gòn; tử vì đạo tại Ta Lang, Hủa Phăn, 2.6.1954

2. Lm. Gioan-B. Malo Lộc, M.E.P., sinh 1899 tại Pháp, thừa sai tại Trung Quốc, rồi tại Tha-Khék; tử vì đạo trên sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, 28.3.1954.

3. Lm. Rơnê Dubroux Ðức, M.E.P., Bản Pa-lay, Chăm-pa-xắc, 1914-1959.

4. Lm. Nô-en Tenaud Tấn, M.E.P., Xa-vẳn-nạ-khệt, 1904-1961.

5. Lm. Mạc-xen Denis Ðịnh, M.E.P., Khăm Muộn, 1919-1961.

6. Lm. Luxian Galan Lâm, M.E.P., Pắk Song, Chăm-pa-xắc, 1921-1968.

7. Lm. Lu-y Leroy Vương, O.M.I., Bản Pha, Xiêng Khoảng, 1923-1961.

8. Lm. Micae Coquelet Liệu, O.M.I., Sốp Xiêng, Xiêng Khoảng, 1931-1961.

9. Lm. Vinh Sơn L'Hénoret Lĩnh, O.M.I., Bản Ban, Xiêng Khoảng, 1921-1961.

10. Lm. Gioan Wauthier Thiệu, O.M.I., Bản Na, Xiêng Khoảng, 1926-1967.

11. Lm. Giuse Boissel Sơn, O.M.I., Hạt Y-ệt, Bô-li-khăm-xay, 1909-1969.

12. Giao lí viên Joseph Outhay (người Thái Lan), Xa-vẳn-nạ-khệt, 1933-1961.

13. Giao lý viên Luca Sy (người Khơmú Lào), Ðen Ðin, Viêng Chăn, 1938-1970.

14. Cậu Thomas Khampheuuane (giáo dân người Lavên Lào), Pắk Song, Chăm-pa-xắc, 1952-1968.

15. Trưởng họ đạo Maisam Pho Inpengf (người. Khơmú Lào), Ðen Ðin, 1934-1970.

Ðể biết thêm đất nước Lào, xã hội Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là Bản làng (Lào không có đơn vị hành chính cấp xã).

Thủ đô: Viêng Chăn (cố đô Luangprabang):


Khai mạc tuần lễ Di Dân Tổng Giáo Phận Saigon.


Các tỉnh: Attapeu - Bokeo - Borikhamxay - Champasack - Huaphanh - Khammuane - Luangnamtha - Luangprabang - Oudomxay - Phongsaly - Saravane - Savannakhet - Viêng Chăn - Xayabury - Sekong - Xiengkhuang

Thành phố: Vientiane (thủ đô), Luangprabang (thành phố)

Thị xã: Attapeu, Ban Houayxay, Bounneua, Hat Dokeo, Luang Namtha, Nam Thane, Napheng, Oudomxay, Paklay, Pakse, Paksong, Phongsali, Phonhong, Phonsavan, Salavan, Savannakhet, Sayaboury, Seno, Thakhek, Thangone, Vang Vieng, Viengsay.

Dân cư: Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm. Ngôn ngữ có thể nói tiếng Thái cùng hiểu được, nhất là miền trung Lào Savannakhet, Thakhek họ sinh hoạt rất gần gũi với người Thái, chỉ cách con sông Mekong, người khá giả thì đi xe qua cầu biên giới, người bình dân thì đi qua phà, quảng 10 phút, buổi sáng họ thường qua Thái đi chợ mua thức ăn và đồ dùng.

Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H'Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng - Miến Ðiện, sống tại các khu vực cô lập của Lào. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát họ được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao.

Các vùng núi ở trung tâm và miền nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn-Khmer, được biết đến như là người Lao Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối những năm thập niên 1940 và sau 1975.

Tôn giáo chính là Phật giáo Theravada, cùng với những điểm chung của thờ cúng các thần linh trong các bộ lạc miền núi. 3% dân số theo đạo Công Giáo chia đều trong 4 giáo phận:

1. Tòa Giám Mục Luang Prabang - Ðức Giám Mục Pierre-Antonio-Jean Bach, M.E.P.

2. Tòa Giám Mục Vientiane - Ðức Giám Mục Jean Khamsé Vithavong, O.M.I.

3. Toà Giám Mục Thakhek - Ðức Giám Mục Jean-Marie -Vianney Prida INTHIRATH.

4. Tòa Giám Mục Paksé - Ðức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun.

Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình. Theo ước tính hiện có khoảng 300,000 người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào tập trung chủ yếu tại Vientiane và các tỉnh như Savannakhek, Thakhek, Champasak.

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và, văn học và nghệ thuật của Lào và đặc biệt trong lối sống an vi của họ. Giao thông Lào được xem tương đối tốt, tại các thành phố lớn, giao thông rất thuận tiện. Người Lào tại vùng thủ đô đều sử dụng xe hơi do giá nhập khẩu rẻ, người làm công chức được cấp xe nên lượng xe 4 bánh tại các thành phố lớn rất nhiều. Xe máy cũng nhiều, xe đạp cũng hiếm thấy ngay tại thủ đô.

Thật là một vui mừng lớn lao cho Giáo Hội Lào và vinh hạnh cho Giáo Hội toàn cầu: Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh nhìn nhận rằng linh mục Joseph Thao Tien và 14 tu sĩ và giáo dân khác là những vị tử đạo, tất nhiên là còn nhiều điều chưa thể nói ra được trong hoàn cảnh hiện tại rất tế nhị, phải chờ đến khi lịch sử đất nước sang trang. Nhưng tất cả là hồng ân Thiên Chúa, nhiều giọt mồ hôi, nước mắt và máu đã đổ xuống trên cánh đồng truyền giáo này, nhiều người đã hy sinh mạng sống trong thầm lặng, bị sát hại, bị hành hình hay chết vì kiệt sức. Họ đã chết vì đức tin trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong số này còn có nhiều vị chưa được nhắc đến. vì khi đến thăm các buôn làng còn được những người già làng kể lại những mẫu chuyện hoặc nhắc nhở đến, một thời mà họ phải sống trong rừng thiêng nước độc. Tất cả đã phải trả giá bằng mạng sống vì dấn thân phục vụ Tin Mừng, nhiều chủ chăn quyết định ở lại với đoàn chiên của mình, bất chấp những hiểm nguy.

Giáo Hội Lào muốn thấy trong các vị chân phước tử đạo của mình một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng và cho đời sống đức tin của mình. Vì vậy chúng ta hãy cầu xin các thánh tử đạo Lào, bầu cử cho đất nước của Lào luôn được Bình An Thịnh Vượng. Hạt giống sẽ âm thầm nẩy mầm và mong có một gặt hái phong nhiêu, Ai gieo trong nước mắt - sẽ về giữa tiếng cười.

 

Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page