Vẻ đẹp của cuộc sống gia đình

 

Vẻ đẹp của cuộc sống gia đình.

Phỏng vấn ông bà Franco và Giuseppina Miano.

Vatican (RG 10-09-2014; Vat. 6-10-2014) - Trong các ngày từ mùng 5 đến 19 tháng 10 năm 2014 Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới khóa đặc biệt về gia đình diễn ra tại nội thành Vaticăng với sự tham dự của 253 người đến từ năm châu. Trong số các Nghị phụ có 114 vị Chủ tịch các Hội Ðồng Giám Mục, 25 vị thủ lãnh các cơ quan trung ương của Tòa Thánh, 9 thành viên Thượng Hội Ðồng Giám Mục, 3 Bề trên tổng quyền do các dòng nam bầu lên, và 26 Nghị phụ do Ðức Thánh Cha Phanxicộ bổ nhiệm. Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên, trong số này có 13 cặp vợ chồng, thêm vào đó là 16 chuyện gia.

Trong số các chuyên gia tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục nói trên có hai ông bà Franco và Giuseppina Miano, cả hai đều là giáo sư triết học. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn hai ông bà về vẻ đẹp của gia đình và Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình.

Hỏi: Thưa hai giáo sư, ông bà nghĩ gì về Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về gia đình mà hai người sẽ tham dự trong tư cách là các chuyên viên?

Ðáp (ông Franco): Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới đặc biệt này về gia đình là một dịp rất hay đẹp giúp suy tư về một thực tại, mà mọi kitô hữu đều chú ý và được Giáo Hội lưu tâm vì tầm quan trọng của gia đình đối với cuộc sống xã hội và cuộc sống của tất cả mọi người. Vì thế, chúng tôi thực sự hài lòng vì được chỉ định tham dự.

Ðáp (bà Giuseppina): Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm mà mình có qua việc chỉ định này và kinh nghiệm mà chúng tôi sẽ sống trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục.

Hỏi: Ông bà là cha mẹ, nhưng cũng là giáo sư đại học, vì thế luôn luôn tiếp xúc với người trẻ. Vai trò này của ông bà có thể đóng góp gì cho Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình không?

Ðáp (ông Franco): Có. Một sự đóng góp cụ thể trong hướng nền tảng, bởi vì nhà tôi và tôi, chúng tôi xác tín về tầm quan trọng của việc kể lại rằng cuộc sống gia đình trước hết là vẻ đẹp, tình yêu, niềm vui, cả các mệt nhọc cũng như các khó khăn, nhưng chúng được đương đầu với một sự chú ý cho phép vượt thắng các khó khăn. Trước hết, cần nói rằng có thể có một cuộc sống gia đình đẹp, đây là câu chuyện mà chúng tôi phải kể lại, mà chúng tôi phải trao ban cho các thế hệ mới. Trong một nghĩa nào đó đây là một bổn phận.

Ðáp (bà Giuseppina): Phần đóng góp của chúng tôi là phần đóng góp cụ thể, phát xuất từ việc sống tới chỗ sâu thẳm của thực tại, mà người ta sẽ đề cập đến trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục. Bởi vì khi nói về gia đình, thì không phải là nói về một cái gì trừu tượng, mà là nói về một thực tại cuộc sống và tương quan, trong đó có các kinh nghiệm làm thành cuộc sống con người. Nghề dậy học của tôi dẫn đưa tôi tới chỗ không chỉ dấn thân trong nghề nghiệp như là phụ nữ, mà nó cũng là một việc rất đặc biệt, bởi vì đó là một công việc bao gồm sự nghiên cứu, suy tư, tìm tòi, so sánh, và là một công việc cũng bao gồm một trách nhiệm đặc biệt, bởi vì nó diễn ra bên trong phân khoa của một phân khoa thần học, và vì thế bao gồm việc đào tạo các con người, sẽ có một trách nhiệm đặc biệt trong cuộc sống xã hội.

Hỏi: Tài liệu làm việc của Thượng Hội Ðồng Giám Mục này dừng lại lâu trên gương mặt của người cha, nhưng cũng minh nhiên các khía cạnh thê thảm trong điều kiện của nữ giới: chẳng hạn nó nói tới cảnh bạo lưc trong gia đình trên nhiều phần đất của thế giới này. Riêng hai giáo sư, thì hai giáo sư nghĩ sao?

Ðáp (ông Franco): Liên quan tới người cha, tôi tin rằng các nét nhấn mạnh trong tài liệu làm việc khiến cho tất cả mọi người đều chú ý tới một vấn đề, thường đặc biệt cấp bách trong các xã hội tây phương: nghĩa là làm sao để mỗi người cha, mỗi người mẹ có thể phục hồi tính cách chuyên biệt trong vai trò của mình, tức sự chuyên biệt trong sự hiến dâng của mình, và như thế người cha có thể là cha tới tận cùng thẳm con người mình, có khả năng đồng hành một cách yêu thương, nhưng cũng có khả năng thực thi một vai trò hướng dẫn, đồng hành chắc chắn và có uy tín. Ðó là uy tín của gương mặt hiền phụ, nếu nó được phục hồi.

Ðáp (bà Giuseppina): Ðể cho phẩm giá của phụ nữ được thừa nhận cho tới tận cùng và một cách thực sự, thì đường đi còn xa lắm. Và tôi cũng tin rằng đường còn dài kể cả sự đích thực của tương quan trở thành một cái gì có thể thực hiện và cụ thể. Vấn đề bạo lực đối với các phụ nữ trong gia đình không chỉ là vấn đề liên quan tới phụ nữ, nó cũng liên quan tới nam giới và nữ giới nữa; nó liên quan tới kiểu người ta quan niệm và sống tương quan giữa con người với nhau, liên quan tới ý thức và cả nhân tính của chúng ta nữa. Bạo hành nữ giới là dấu chỉ của một sự đánh mất nhân bản tính gia tăng, hay của một con đường nhân bản hóa còn có trước mặt con đường rất dài cần phải đi.

Hỏi: Thưa giáo sư Franco, trong qúa khứ giáo sư đã từng là Chủ tịch phong trào Công Giáo Tiến Hành Italia. Kinh nghiệm này có giúp giáo sư trong công việc tại Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình không?

Ðáp (ông Franco): Chắc chắn là nó sẽ giúp tôi rồi, bởi vì kinh nghiệm của phong trào Công Giáo Tiến Hành trước tiên là kinh nghiệm của một đại gia đình phục vụ Giáo Hội và phục vụ xã hội. Gia đình trong đó có các trẻ em, các người trẻ, và người trưởng thành, người già cả, có những người độc thân và những cặp vợ chồng... Và vì thế ý thức của gia đình, của một hiệp hội hiệp nhất là một khía cạnh khác nữa, mà ngày nay người ta đặc biệt cần đến, bởi vì cuộc sống của Giáo Hội ngày càng được đón nhận như là sự sống của một gia đình. Và kinh nghiệm của phong trào Công Giáo Tiến Hành trong các năm này đã khiến cho tôi gặp biết bao nhiêu người, và vì thế tiếp xúc với biết bao nhiêu kinh nghiệm tốt lành được phổ biến trên đất Italia, nhưng trong một mức độ nào đó được phổ biến trên toàn thế giới, cũng như các vất vả mệt nhọc, mà ngày nay người ta cảm thấy, và Giáo Hội có thể góp phần dấn thận của minh và đề ra một giải pháp cho các vấn đề.

Hỏi: Thượng Hội Ðồng Giám Mục về gia đình sẽ kéo dài hai tuần, các con của giáo sư đã tiếp nhận tin cha mẹ được chỉ định làm chuyên viên tham dự Thượng Hồi Ðồng Giám Mục Thế Giới như thế nào?

Ðáp (bà Giuseppina): Các con chúng tôi đã rất hài lòng, khi nghe tin chúng tôi được chỉ định tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục như là chuyên viên. Chúng đã khá lớn rồi, bởi vì cả hai đều là các sinh viên đại học. Chúng hoàn toàn tham dự, chúng đã luôn luôn tham dự và lần này cũng thế chúng tham dự vào dấn thận của chúng tôi. Trong một cách thức nào đó, chúng cũng bị lôi cuốn vào trong kinh nghiệm này, cũng như trong biết bao nhiêu kinh nghiệm dấn thân của cuộc sống gia đình. Và đây là điều hay đẹp, bởi vì chúng tôi nghĩ tới dấn thân của mình tại Thượng Hội Ðồng Giám Mục một cách riêng tư và đặc biệt như thế, trong kiểu chia sẻ rộng rãi bên trong gia đình. Do đó chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đựơc mời gọi không chỉ cống hiến một phần kiểu lý thuyết trừu tượng, nhưng một phần đóng góp nảy sinh từ cuộc sống, từ sự cụ thể của cuộc sống. Và bên trong sự cụ thể đó của cuộc sống gia đình chúng tôi, có tương quan rất mạnh mẽ và quan trọng với con cái qua sự đối thoại và đối chiếu với chúng.

Hỏi: Như thế thì hai giáo sư cầu chúc những gì cho Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về gia đình, xét rằng Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 2014 sẽ là giai đoạn đầu tiên của lộ trình sẽ được bổ túc bằng Thượng Hội Ðồng Giám Mục chung năm 2015 cũng được dành cho gia đình?

Ðáp (ông Franco): Chúng tôi cầu chúc rằng đây là một dịp rất hay đẹp của một suy tư được Chúa Thánh Thần soi sáng, có khả năng của một cuộc đối thoại sống động và ý nghĩa, chú ý tới thực tại trong đó chúng ta sống và chú ý tới tiếng nói của tất cả mọi người.

Ðáp (bà Giuseppina): Tôi cầu chúc Thượng Hội Ðồng Giám Mục lôi cuốn rộng rãi, để Giáo Hội ngày càng có khả năng đồng hành với cuộc sống của con người, dẫn đưa họ tới cuộc gặp gỡ với tình yêu thương của Chúa, biến đổi cuộc sống, khiến cho nó xinh đẹp hơn, sáng láng hơn, và làm phát sinh ra các tiềm năng tốt lành hơn của con người, nâng cao phẩm giá và ý nghĩa sâu xa của nó.

(RG 10-9-2014)

 

Linh Tiến Khải

(Radio Vatican)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page