Diễn đàn đa tôn giáo được thành lập

nhằm chống bạo lực giáo phái

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Diễn đàn đa tôn giáo được thành lập nhằm chống bạo lực giáo phái.

Panaji, Ấn Ðộ (UCAN ID05349.1506 Ngày 15-7-2008) - Tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau ở Goa đã thành lập diễn đàn công dân chống bạo lực giáo phái sau khi những kẻ cực đoan Ấn giáo tấn công một doanh nghiệp Hồi giáo ở Margao, trung tâm thương mại của bang miền tây này.

Shridhar Kamat, một người Ấn giáo, đứng đầu Diễn đàn công dân ủng hộ chủ nghĩa thế tục và hoà hợp cộng đồng mới thành lập này. Ông phát biểu với UCA News hôm 11-7-2008 rằng những kẻ cực đoan chính thống dùng "những lý do không thuyết phục" để gây bạo loạn ảnh hưởng đến những người "không hề dính líu tới".

Diễn đàn được thành lập ở Margao sau vụ tấn công hôm 27-6-2008 ở đó, cách thủ phủ bang Panaji 32 km về phía nam. Panaji nằm cách New Delhi 1,910 km về phía tây nam.

Theo các phương tiện truyền thông, thành viên của Bajrang Dal (đảng những người khoẻ mập), một nhóm cực đoan Ấn giáo, đã cướp bóc một cơ sở kinh doanh của người Hồi giáo và đốt phá hàng hoá trị giá hơn 500,000 rupi (11,765 Mỹ kim). Họ cho rằng người Hồi giáo chọc ghẹo phục nữ Ấn giáo ở Davorlim, cách Margao 5 km.

Kamat nói sinh viên, trẻ em và người bệnh bị thiệt do các vụ bạo loạn đó, được ông gọi là "điên rồ".

Hôm 3-7-2008, cảnh sát tìm thấy 17 dao găm trong một xe tải không chủ. Sau đó họ cho biết người Hồi giáo đã mang theo vũ khí để tự vệ. Những người quan tâm đã thành lập diễn đàn hai ngày sau đó.

Munawar Khan, chủ tịch Hội Phúc lợi và Giáo dục Hồi giáo toàn Goa, đã lên án vụ việc hôm 27-6-2008 và kêu gọi điều tra. Trong một thông cáo báo chí phát hành hôm 7-7-2008, ông còn yêu cầu bắt giam những người có dính líu đến các dao găm đó. Ông nói đôi khi người ta gây rối dùng danh nghĩa Hồi giáo để phỉ báng cả cộng đồng hay giải quyết vấn đề cá nhân.

Kamat khẳng định Goa được hưởng sự hoà hợp cộng đồng nhiều năm cho đến tháng 3-2006, khi một số người cực đoan Ấn giáo nhắm vào người Hồi giáo sau khi toà án cho hoãn lại việc giải toả một nhà nguyện bất hợp pháp của Hồi giáo.

Lãnh thổ của Bồ Ðào Nha trước đây đã chứng kiến dòng người Hồi giáo từ ngoài bang đổ xô đến trong những năm gần đây. Hiện nay người Hồi giáo chiếm 7% trong số 1.2 triệu dân trong bang nhưng lại chi phối hoạt động kinh doanh. Kitô hữu, đa số là người Công giáo, chiếm gần 27% dân và người Ấn giáo chiếm khoảng 2/3.

Kamat nói các vụ bạo loạn trong vài năm qua diễn ra theo một kiểu "rõ ràng", xuất phát từ những vụ đụng độ nhỏ và được các nhóm giáo phái thêm vào danh nghĩa tôn giáo. "Vấn đề là các lực lượng cộng đồng này được tổ chức còn chúng tôi thì không. Giờ chúng tôi đang chuyển sang hướng tổ chức và tin tưởng thay đổi được xu hướng này", ông khẳng định.

Prashant Naik, thuộc diễn đàn, cho biết trong 65 thành viên Ấn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo của diễn đàn có thương gia, chuyên gia và giáo viên.

Naik cho UCA News biết kế hoạch chống bạo lực giáo phái của nhóm. Thành viên nào biết tin một nhóm giáo phái kêu gọi tổng đình công sẽ báo cho những người khác và cùng nhau đề ra kế hoạch.

Nếu nhóm thấy cuộc đình công đó không cần thiết, các thành viên sẽ cố thuyết phục người dân làm ngơ lời kêu gọi. Naik, một người Ấn giáo, nói các thương nhân thường nghe theo những lời kêu gọi như thế vì sợ, không nhất thiết là do họ được thuyết phục.

Nếu tình hình căng thẳng, các tình nguyện viên sẽ nhận được tin nhắn trên điện thoại di động tập họp trong một giờ. Sau đó nhóm sẽ quyết định các biện pháp giải quyết tình hình.

"Chúng tôi không lo nếu những kẻ gây rối có vũ trang", Naik khẳng định. Ông không nghĩ sẽ có nhiều người đồng ý tổ chức các hành động bạo lực sau khi diễn đàn đưa ra thông tin chính xác. Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ không chỉ tổ chức nhiều lần nhờ số đông, mà còn được chính quyền ủng hộ".

Naik khẳng định các tình nguyện viên sẽ được cảnh sát bảo vệ và thống đốc bang đã tán thành kế hoạch của họ. Giờ điều cần làm trước hết là tổ chức, tuyên bố, đăng ký và sau đó trình những đề xuất cụ thể lên chính quyền.

Edwin Pinto, một thành viên Công giáo, nói nhóm này sẽ điều tra các vụ bạo loạn để xác định các nhân tố đáng tin cậy và đề xuất cách giúp người dân đóng vai trò xây dựng trong việc chống chủ nghĩa bè phái.

Mariazita Gama, một thương nhân Công giáo, hoan nghênh động thái này. Tuy nhiên, bà cảnh báo kế hoạch này chỉ thành công khi các thành viên gạt bỏ những hệ tư tưởng chính trị của họ và làm việc vì lợi ích chung.

Kamat nói họ chọn các tình nguyện viên không ủng hộ bất kỳ nhóm cực đoan nào.

 

UCA News

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page