Vài kết quả của cuộc điều tra

về "việc đọc Kinh Thánh"

do Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo thực hiện

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Vài kết quả của cuộc điều tra về "việc đọc Kinh Thánh" do Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo thực hiện.

(Radio Veritas Asia 3/05/2008) - Từ ngày mùng 5 đến ngày 26 tháng 10 năm 2008, sẽ diễn ra tại Vatican Khoá Họp Thông Thường của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về chủ đề: "Lời Chúa trong đờøi sống và sứ mạng của Hội Thánh".

Như một góp phần chuẩn bị cho Khoá Họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục sắp đến, Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo đã tổ chức một cuộc thăm dò tại 9 Quốc Gia - là Hoa Kỳ, Anh Quốc, Hoà lan, Ðức,Tây Ban Nha, Pháp, Italia, BaLan và Liên Bang Nga --- về việc "Ðọc Kinh Thánh" nơi con người ngày nay. Theo những người trách nhiệm cuộc thăm do nói trên, thì tổng cộng có khoảng gần 13,000 cuộïc phỏng vấn đã được thực hiện. Hôm thứ Hai, ngày 28 tháng 4 năm 2008, tại Phòng Báo Chí của Toà Thánh, đã có cuộc họp báo, để phổ biến những kết quả sơ khởi của cuộc điều tra nói trên. Và cuộc họp báo đã do ba vị sau đây hướng dẫn: Ðức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hôi Ðồng Toà Thánh về văn hoá, Ðức Cha Vincenzo Paglia, giám mục giáo phận Terni và là Chủ Tịch của Liên Hiệp Kinh Thánh Công giáo, và Giáo Sư Luca Diotallevi, giáo sư môn Xã Hội Học tại Ðại Học Roma, và là người điều hành nhóm chuyên viên thực hiện các cuộc điều tra.

Mục thời sự hôm nay xin kể lại cho quý vị và các bạn vài kết quả của cuộc điều tra nói trên, dựa theo bài thuyết trình của Ðức Cha Vincenzo Paglia, trong cuộc họp báo tại Phòng Báo Chí Toà Thánh, sáng thứ Hai 28 tháng 4 năm 2008.

Ðức Cha đã tổng kết những kết quả theo ba điểm sau đây:

1. Kinh Thánh nuôi sống đời kitô của các tín hữu.

2. Những chờ đợi của con người đối với Kinh Thánh.

3. Một sự hăng say mới đối với Kinh Thánh.

Theo hướng thứ nhất, --- Kinh Thánh nuôi sống đời kitô của các tín hữu --- Ðức Cha Vincenzo Paglia cho biết như sau:

"Những con số đầu tiên của cuộc điều tra xác nhận hoàn toàn "trực giác mục vụ" của Công Ðồng Vaticanô II khi khuyến khích các tín hữu hãy khám phá lại Kinh Thánh như là nguồn mạch đầu tiên cho đời sống thiêng liêng. Dù chỉ là những kết quả sơ khởi bán phần, nhưng các con số chứng minh rằng lời khuyến khích của Công Ðồng Vaticanô II đã được lắng nghe nơi các cộng đồng kitô, mặc dù con đường thực hiện vẫn còn dài, còn nhiều điều cần phải làm hơn nữa. Việc đọc Kinh Thánh được khơi dậy khắp nơi; và ở đâu đọc Kinh Thánh, thì ở đó tín hữu được khích lệ quy tựu lại để giúp nhau hiểu rõ hơn Kinh Thánh; việc Ðọc Kinh Thánh còn giúp cho sự gặp gỡ giữa những người đến từ những môi trường khác nhau và theo những nền văn hoá khác nhau. Nếu được tiếp nhận với thái độ sẵn sàng thiêng liêng, Kinh Thánh là con đường hữu hiệu nhất để gặp gỡ Chúa Giêsu, và để sống cuộc gặp gỡ này như là một kinh nghiệm sống động và cụ thể của Giáo Hội, nhiệm thể của Chúa Kitô trong lịch sử.

Hơn nữa các con số còn xác nhận cho mối giây liên lạc giữa Kinh Thánh và Bí Tích Thánh Thể. Ðức cố Giáo Hoàng Gioan 23, khi còn là Hồng Y Giáo Chủ tại Venezia, trong bức thư mục vụ năm 1956, đã nhắc đến mối giây liên lạc này bằng một hình ảnh như sau: Kinh Thánh và Chén Thánh là Alpha và Ômêga, là khởi đầu và là cùng đích của trọn cả đời sống kitô. Ða số những người được phỏng vấn đều xác nhận rằng việc cử hành Thánh Thể vào Chúa Nhật là "nơi thông thường nhất" để lắng nghe Lời Chúa. Ðây là bằng chứng cho sự thật sâu xa về tính cách trung tâm của việc cử hành Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Dữ kiện này kêu gọi mọi tín hữu hãy chú ý đến "Các Bài Ðọc Kinh Thánh trong Phụng Vụ Lời Chúa", nhất là các giáo sĩ trong bài giảng Lời Chúa. Chúng ta nhớ lại câu nói của văn sĩ người Ý, ông Carlo Bo, cách đây vài năm như sau: "Bài Giảng là sự hành hạ các tín hữu!"

Cuối cùng, các con số sơ khởi còn cho thấy vai trò của Kinh Thánh trong công cuộc đối thoại đại kết. Kinh Thánh vẫn là "nơi" hữu hiệu nhất, để những người kitô cùng đồng hành trên con đường tiến đến sự hiệp nhất... Người ta ghi nhận xuất hiện nhu cầu cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, cùng nhau phổ biến Kinh Thánh nơi các tín hữu. Không còn nhấn mạnh đến những khác biệt giữa các bộ Kinh Thánh thuộc về các truyền thống kitô khác nhau.

Sang hướng thứ hai --- Những Chờ Ðợi đối với Kinh Thánh --- Ðức Cha Vincenzo Paglia tổng kết cho chúng ta những kết quả của cuộc Ðiều Tra, như sau:

Các con số kết quả đều tra mang đến cho chúng ta vài bất ngờ. Bất ngờ đầu tiên là con người thời đại hôm nay chờ đợi nhiều điều nơi Kinh Thánh. Mọi người đều có thái độ tôn kính đối với Kinh Thánh, mặc dù có sự trần tục hoá nói chúng và thái độ ít sẵn sàng chấp nhận kinh nghiệm tôn giáo và kitô nói riêng. Ðối với các người kitô, cách chung Kinh Thánh có tích chứa Lời Chúa, là Sách được linh ứng và có khả năng trình bày ý nghĩa cuộc đời, có uy tín trổi hơn những gì khác trong giáo hội. Ða số những người đuợc hỏi đến, đều cho rằng bản văn kinh thánh là điều khó hiểu, tuy vẫn còn sức thu hút của nó. Ðiều này gợi lên ý nghĩ rằng người ta không nên đến với bản văn kinh thánh một cách hời hợt, hay với những thái độ ngây thơ và một chiều; người ta lưu ý đến khía cạnh phức tạp của bản văn kinh thánh, và do đó cần những giải thích và cần có sự đồng hành với những kẻ hiểu biết kinh thánh hơn... Ðến đây, chúng ta gặp thấy một thách thức quan trọng: làm sao để đi từ sự thu hút ban đầu của Kinh Thánh, cả trong một xã hội trần tục hoá như xã hội chúng ta đang sống, để rồi làm cho Kinh Thánh trở thành Lời Chúa có sức mạnh hữu hiệu thay đổi con tim và đời sống ? Ðây là trách nhiệm của những ai rao giảng Lời Chúa... Ðây là thách thức quan trọng; và các tín hữu có bổn phận chứng minh bằng lời nói và bằng đời sống, rằng những trang Kinh Thánh không phải là những trang đẹp và trừu tượng, nhưng ngược lại là những trang cụ thể và có thể áp dụng trong cuộc sống.

Một bất ngờ khác nữa là việc lắng nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh có sức quy tựu: quả thật, việc lắng nghe Lời Chúa "làm nên" Giáo Hội. Các con số cho thấy rằng việc lắng nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh là phương thế đặc biệt cổ võ việc quy tựu thành nhóm, để sống cộng đoàn, để khám phá rõ ràng hơn ý nghĩa của việc thuộc về Giáo Hội. Kinh Thánh quả thật là "quyển sách của Giáo Hội"; mọi cá nhân chủ nghĩa làm cho Kinh Thánh bị nghèo nàn đi. Cách đây hai năm, Ðức Bênêđitô XVIđã ngỏ lời với các bạn trẻ tại quảng trường Thánh Phêrô như sau: "Kinh Thánh dẫn ta vào hiệp thông trong gia đình của Thiên Chúa. Người ta không thể tự mình đọc Kinh Thánh. Chắc rằng điều quan trọng luôn là phải đích thân đọc Kinh Thánh, trong đích thân đối thoại với Thiên Chúa, vừa đồng thời cần đọc Kinh Thánh trong sự đồng hành với những ai cùng đi với chúng ta."

Cuối cùng theo hướng thứ ba --- sự hăng say mới đối với Kinh Thánh --- Ðức Cha chủ tịch Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo, tổng kết những kết quả với những lời của Ðức Bênêđitô XVI trong bài diễn văn cho các bạn trẻ như sau: "Hãy đọc Kinh Thánh trong sự đích thân đối thoại với Chúa; hãy đọc Kinh Thánh trong sự đồng hành với các bậc thầy có kinh nghiệm về đời sống đức tin...; hãy đọc Kinh Thánh trong sự đồng hành với giáo hội; trong sinh hoạt phụng vụ của Giáo Hội, những biến cố Kinh Thánh được hiện diện lại; trong giáo hội, Chúa ngỏ lời với chúng ta, để rồi từ từ chúng ta buớc vào càng ngày càng sâu xa hơn trong Kinh Thánh; hôm nay, Thiên Chúa thật sự ngỏi lời với chúng ta trong Kinh Thánh.

Trên con đường đến với Kinh Thánh, cần tránh hai thái cực nguy hiểm: một là thái độ đọc Kinh Thánh cách cực đoan; đây là thái độ của kẻ không cảm thấy an tâm, chỉ muốn dựa vào Kinh Thánh mà không hiểu gì về sự thật Kinh Thánh. Thái cực nguy hiểm thứ hai là thái độ quy cá nhân và quy tâm làm cho đương sự chỉ nhìn thấy mình trong Kinh Thánh, mà không thể mở rộng tâm hồn lắng nghe Thiên Chúa nói qua Kinh Thánh. Việc đọc Kinh Thánh cần trở thành một hành trình thiêng liêng dẫn đến việc cầu nguyện và hoán cải, trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện giáo hội.

Những kết quả cuộc điều tra làm nổi bật nhu cầu khai mở những nghị lực mới nhắm thành lập những "trường Kinh Thánh", những trường dạy "đọc và lắng nghe" Kinh Thánh, giúp có sự tiếp cận thân quen với Kinh Thánh. Các con số cho thấy có ít người kitô biết cầu nguyện với Kinh Thánh. Cần làm sống lại phương pháp truyền thống "lectio divina", đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh. Cần khơi dậy lòng "mộ mến mới" đối với Kinh Thánh. Mỗi người Kitô cần có một quyển Kinh Thánh riêng cho mình đọc và đem theo luôn bên cạnh. Rất ước mong sao cho Kinh Thánh trở thành quyển sách mang đến tương lai cho xã hộâi chúng ta, quyển sách giúp cho xã hội chúng ta được mỗi ngày một gần hơn với con đường của Chúa. Ðiều bất ngờ nữa là đa số những người được phỏng vấn đều đồng thuận với việc giảng dạy Kinh Thánh nơi các trường học. Ðây là dấu chỉ cho một thái độ sẳn sàng mới và đáng được quan tâm thực hiện.

Ðó là Vài kết quả của cuộc điều tra về "việc đọc Kinh Thánh nơi người Kitô " do Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo thực hiện nhân dịp Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa, vào tháng 10 năm 2008. Hẹn Gặp lại quý vị và các bạn.

 

(Ðặng Thế Dũng)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page