Sự phát triển

của các tế bào trên cơ thể

và vấn đề Tuổi Thọ của loài người

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Sự phát triển của các tế bào trên cơ thể và vấn đề tuổi thọ của loài người.

(Radio Veritas Asia - 5/04/2005) - Quý vị và các bạn thân mến. Toà thánh cho biết, 97 phút trước khi ÐTC Gioan Phaolô II băng hà, ngài đã nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân và Rước Mình Thánh Chúa trong một Thánh Lễ được cử hành ngay tại phòng riêng của ngài. Theo lời của cha Jarek Cielecki, trước khi ÐTC băng hà, ngài đã nhìn ra cửa sổ nơi mà trước đây ngài vẫn thường đứng để nhìn các khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô. Và tay phải của ngài đã đưa lên để ban Phép Lành cho khách hành hương đang lần hạt Mân Côi tại quảng trường Thánh Phêrô. Khi lời cầu nguyện kết thúc, ÐTC đã cố gắng đọc to hai tiếng Amen, và một lúc sau đó, ngài băng hà. Tòa Thánh cho biết, những giờ sau cùng của ÐTC được đánh dấu bởi những lời cầu nguyện liên tục bởi những người đang có mặt bên cạnh ngài, hòa với sự tham gia của hàng ngàn tín hữu đang hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô.

Quý vị và các bạn thân mến. Trải qua nhiều thế kỷ trước đây, theo truyền thống, thì một trong những dấu hiệu đánh dấu sự băng hà của một vị giáo hoàng là việc đóng cánh cửa to lớn được gọi là cửa đồng nằm bên phải của quảng trường Thánh Phêrô. Thông thường những cửa đồng này được đóng lại vào mỗi tối lúc 8 giờ và được mở ra vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, lần này ÐTC băng hà vào lúc 9 giờ 37 phút tối, giờ Roma, tức là sau khi các cửa đồng đã được đóng lại. Các cửa này sẽ tiếp tục đóng cho đến khi một vị Giáo Hoàng mới được bầu lại. Một truyền thống khác như là dấu hiệu cho biết ÐTC đã băng hà là việc đóng hai cửa sổ nhìn xuống quảng trường Thánh Phêrô tại phòng làm việc của ÐTC.

Mặc cho những truyền thống đã có sẵn đó, trong xã hội hiện đại này, lời công bố đầu tiên về sự băng hà của ÐTC Gioan Phaolô II đã được Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh gửi đi bằng e-mail cho các phóng viên trên toàn thế giới, và theo nhiều người, thì lần này, hình như e-mail, một cách nào đó, lại trở thành dấu hiệu của sự băng hà của ÐTC.

Theo Tông Hiến "Universi Dominici Gregis" (Ðoàn Chiên Toàn Cầu của Chúa), do chính ÐTC Gioan Phaolô II ban hành vào ngày 22 tháng 2 năm 1996 về các vấn đề liên hệ trong thời gian trống ngôi của phủ Tông Tòa, như khi vị giáo hoàng qua đời, lễ an táng, việc bầu giáo hoàng mới, thì vị Chưởng Nghi các nghi lễ phụng vụ của ÐTC hiện nay là Ðức Tổng Giám Mục James Harvey người Hoa Kỳ sẽ báo cho Ðức Hồng Y Nhiếp Chính là Ðức Hồng Y Eduardo Martinez Somalo, người Tây Ban Nha là người sẽ điều hành Tòa Thánh trong thời gian Giáo Hội chưa có Giáo Hoàng. Hai vị này sẽ là những người xác nhận sự băng hà của ÐTC theo tiến trình sau đây:

Trước hết, Ðức Hồng Y Nhiếp Chính tức là Ðức Hồng Y Somalo, dùng một cái búa bằng bạc gõ nhẹ vào trán của ÐTC, và gọi 3 lần tên của ÐTC: Karol! Karol! Karol! Nếu ÐTC không trả lời, Ðức Hồng Y Somalo công bố là ÐTC đã băng hà. Sau đó, chính Ðức Hồng Y Somalo sẽ dùng chiếc búa bằng bạc này để đập náp chiếc nhẫn và con dấu của ÐTC, để đánh dấu sự kết thúc triều đại Giáo Hoàng của ngài. Sau khi làm việc này, Ðức Hồng Y Somalo sẽ thông báo cho Ðức Hồng Y giám quản giáo phận Roma hiện nay là Ðức Hồng Y Camillo Ruini để ngài thông báo cho các tín hữu tại Roma biết về sự ra đi của ÐTC. Vị Chưởng Nghi các nghi lễ phụng vụ của ÐTC sẽ thông báo cho Ðức Hồng Y niên trưởng Hồng Y Ðoàn tức là Ðức Hồng Y Josef Ratzinger để ngài chính thức báo tin cho các vị Hồng Y trong Hồng Y Ðoàn, và triệu tập các ngài về Rôma để tham dự lễ an táng của ÐTC và họp Mật Viện bầu Giáo Hoàng mới. Ðức Hồng Y niên trưởng cũng là người chịu trách nhiệm thông báo về sự băng hà của ÐTC cho các vị Ðại Sứ có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh cũng như cho các vị lãnh đạo của các quốc gia trên toàn thể thế giới.

Cũng theo "Tông Hiến Ðoàn Chiên Toàn Cầu của Chúa", thì thánh lễ an táng phải được cử hành trong thời gian từ ngày thứ tư cho đến ngày thứ sáu kể từ ngày ÐTC qua đời, và sau khi xác của ngài được đặt tại Ðền Thờ Thánh Phêrô để mọi người kính viếng. Mật Viện Bầu Giáo Hoàng không được tổ chức sớm hơn 15 ngày và trễ hơn 20 ngày kể từ ngày ÐTC qua đời. Trong quá khứ, vị Giáo Hoàng mới phải nhận được 2 phần 3 số phiếu cọng 1. Tuy nhiên theo luật mới thì nếu sau 30 lần bầu mà không có kết quả, nghĩa là không ai nhận được 2 phần 3 cọng 1 số phiếu, thì một đa số đơn giản cũng đủ để một người nào đó được đăng quang làm Giáo Hoàng. Người có được đa số phiếu sẽ được hỏi có chấp nhận để làm Giáo Hoàng hay không. Tiến trình Bầu Giáo Hoàng sẽ chấm dứt ngay sau khi vị đó chấp nhận. Bất cứ người Công Giáo nào cũng có thể được bầu làm Giáo Hoàng. Tuy nhiên nếu một giáo dân được bầu làm giáo hoàng, người đó phải được truyền chức Linh Mục và Giám Mục ngay sau đó.

*

* *

Quí vị và các bạn thân mến. Nhân cái chết của ÐTC Gioan Phaolô II, trong chương trình Khoa Học và Ðời Sống tuần này, chúng ta thử tìm hiểu tại sao con người không bất tử được. Ðể trả lời cho câu hỏi này, nhiều nhà khoa học đã ra sức nghiên cứu. Có những người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất và cuộc đời tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời, và sẽ tắt đi khi nến cháy hết. Những năm gần đây nhiều nghiên cứu thí nghiệm cho phép đưa ra các lý thuyết Zen về sự lão hóa. Theo đó, cuộc sống và cái chết đã được lập chương trình sẵn bởi Zen di truyền, tựa như trong mỗi chúng ta đã có sẵn đồng hồ Zen ấn định tuổi thọ. Một số nhà khoa học cho rằng sự điều hòa chức năng kể cả sự lão hóa để kiểm soát không phải bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt vốn có của toàn cơ thể mà là của rất nhiều đồng hồ đặt ở trong từng mỗi tế bào. Bằng chứng cho điều này, là một phát kiến vào năm 1961 của tiến sĩ Hey Flick của trường đại học Florida Hoa Kỳ. Trước đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng các tế bào trong các mô nuôi cấy có số lần phân chia không hạn chế tức là bất tử. Nhưng Hey Flick đã chứng minh được rằng chỉ có các tế bào ung thư mới bất tử còn những tế bào bình thường khác chỉ phân chia để giới hạn 50 lần rồi ngưng phân chia và chết đi. Nếu như dùng nhiệt độ rất thấp để làm ngưng phân chia rồi một thời gian sau lại hoạt hóa cho nó phân chia trở lại nó vẫn nhớ số lần phân chia trước kia và tiếp tục phân chia cho đến con số giới hạn là chấm dứt. Trong thí nghiệm, tiến sĩ Hey Flick đã làm đông lạnh kỹ càng vài tế bào đã phân chia được 30 lần, trong thí nghiệm này ông đã tìm thấy các tế bào vẫn nhớ là chúng đã phân chia bao nhiêu lần trước đây, và còn phải phân chia bao nhiêu lần nữa và do đó sau khi đã tan bằng, chúng chỉ thực hiện có 20 lần rồi ngưng lại. Phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào bào thai còn các tế bào ở người lớn thì người càng già số lần phân chia còn lại càng ít. Hiệu ứng này về sau được mang tên là Hey Flick. Tuy nhiên tác giả của phát minh này cũng như nhiều nhà khoa học khác, một thời gian dài sau đó, cũng không giải thích được nguyên nhân hành động này của các tế bào.

Ðể hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy nói vài lời về ADN. Phân tử ADN được cấu thành từ hai chuỗi xoắn Bôly Nêo Clêotic. chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia tạo nên chuỗi xoắn kép do hai nhà khoa học trẻ Croatsen và Kris tìm ra. Cho đến năm 1973, nhà khoa học Alexy Palovnikov thuộc Liên Sô cũ, đưa ra giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử ADN lại ngắn đi một ít. Sự quá ngắn không tránh khỏi của các phân tử ADN được Olo Diskov gọi là sự Com Mét Lê hay các khúc cuối. Nhiều cố gắng nhằm để giải thích hiện tượng Com Mét Lê ADN. Tuy nhiên nó hiện ra như thế nào thì cho đến nay các phương tiện thực nghiệm chưa cho phép khẳng định chính xác. Ðiều này đã khiến cho nhiều nhà khoa học rất quan tâm. Khoa học gia Barbara Marlingtov,  người được giải thưởng Nobel về Y Học khi nghiên cứu về bắp đã thấy rằng những sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Hermen Muler, người cũng từng được giải Nobel cũng có những nhận định tương tự như Barbara khi nghiên cứu loài ruồi dấm. Ở các đầu mút nhiều sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng và Hermen Muler gọi chúng là Tê Lô Mê Rét. Các Tê Lô Mê Rét như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiểm sắc thể. Ngày nay với những kỷ thuật hiện đại người ta đã có thể tách riêng các Tê Lô Mê Rét ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn Tê Lô Mê Rét cũng như đã được nhịp điệu to ngắn của Tê Lô Mê Rét chia các tế bào. Người có tuổi càng cao thì Tê Lô Mê Rét của họ càng ngắn và khi các Tê Lô Mê Rét trở nên quá ngắn thì các nhiểm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được mạng nhân tế bào, chúng bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Kết quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu hiện đang bắt đầu đánh giá kích thước của Tê Lô Mê Rét như một thước đo chuẩn xác tuổi thọ của các tế bào. Thậm chí nhà khoa học gia Kenvin Harley còn cho rằng, nếu khi sinh ra mà Tê Lô Mê Rét của một người nào đó ngắn hơn bình thường thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Quí vị và các bạn thân mến. Có lẽ không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra được thước đo cuộc đời, bản chất của vấn đề tuổi thọ, để tìm cách tăng thời gian sống cho loài người.

Thân ái kính chào quý vị và các bạn.

 

(Văn Kim)

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page