Bài giảng của ÐTC Gioan Phaô II

trong thánh lễ phong 5 vị Tân Chân Phước

chúa nhật 9 tháng 11 năm 2003

 

Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines

 

Bài giảng của ÐTC Gioan Phaolô II, trong thánh lễ phong năm (5) vị Tân Chân Phước, chúa nhật 9 tháng 11 năm 2003.

(Radio Veritas Asia 11/11/2003) - Trưa Chúa Nhật mùng 9 tháng 11 năm 2003, ngày lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Gioan Latêranô, ÐTC Gioan Phaolô II đã chủ sự thánh lễ Phong Chân Phước cho năm Ðầy Tớ Chúa, tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Năm Vị Tân Chân Phước đến từ  bốn quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Italia và Bỉ. Ba vị trong các ngài là những Ðấng Sáng Lập Dòng, và Hai vị còn lại là Tu Sĩ.  Các ngài đã sống và hoạt động trong thế kỷ thứ 19.

Năm Vị Tân Chân Phước đó là:

1. Chân Phước JUAN NAPUMOCENO ZEGRI  Y MORENO (1831-1905) linh mục, sáng lập Dòng Các Nữ  Tu Bác Ái của Ðức Nữ  Ðồng Trinh hay thương xót.

2. Chân Phước Valentin PaQuay (1828-1905), linh mục thuộc dòng anh em hèn mọn.

3. Chân Phước LUIGI MARIA MONTI (1825-1900) tu sĩ, sáng lập Dòng Nam Tử của Ðức Mẹ Vô Nhiễm.

4. Nữ Chân Phước BONIFACIA RODRIGUEZ CASTRO (1837-1905), đồng trinh, sáng lập Dòng Những Nữ Tì của Thánh Giuse.

5. Nữ Chân Phước  ROSALIE RENDU (1786-1856), đồng trinh, sáng lập dòng Những Nữ Tử Bác Ái của Thánh Vinh Sơn Ðệ Phaolô.

Trong bài giảng bằng ba thứ tiếng, Ý, Tây Ban Nha và Pháp,  ÐTC nhắc lại cho các tín hữu rằng sự thánh thiện là "hoa trái của tác động liên lỉ của Chúa Thánh Thần". Và ÐTC đã lần lượt nhắc đến ơn đoàn sủng riêng biệt của Năm Vị Tân Chân Phước, và công việc bác ái của các ngài để phục vụ cho những anh chị em nghèo trong xã hội. Sau đây kính mời quý vị và các bạn theo dõi bài giảng của ÐTC, trong thánh lễ phong chân phước, chúa nhật, ngày 9 tháng 11 năm 2003.

ÐTC đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng việc nhắc đến ý nghĩa của lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Gioan LaTêranô, với câu trích thơ I Côrintô, chương 3, câu 17, như sau:

 

"Ðền Thờ của Thiên Chúa là Thánh, và anh chị em là Ðền Thờ của Ngài" (I Co 3,17). Chúng ta nghe lại những lời trên của Thánh Phaolô tông đồ trong phụng vụ long trong mừng Lễ Cung Hiến Ðền Thờ Thánh Gioan Latêranô, Nhà Thờ Chính Toà của Roma, Mẹ của mọi Nhà Thờ. Bất cứ nơi nào đuọc dành riêng ra để tôn thờ Thiên Chúa đều là dấu chỉ của đền thờ thiêng liêng, là Giáo Hội, được kết thành bởi những viên đá sống động, tức bởi các tín hữu đuọc kết hiệp với nhau bởi cùng một đức tin, bởi sự tham dự vào những Bí Tích và bời mối dây bác ái. Ðặc biệt, các vị Thánh là những viên đà quý giá của Ðền Thờ Thiêng Liêng nầy. Sự Thánh Thiện, hoa trái của tác động liên lỉ của Chúa Thánh Thần, chiếu tỏa trong những vị Tân Chân Phước: Juan Napomuceno Zegri y Moreno, linh mục; chân phước Valentin Paquay, linh mục; Chân Phước LUIGI Maria Monti, tu sĩ; Chân Phước Bonifacia Rodriguez Castro, đồng trinh; chân phước Rosalie Rendu, đồng trinh.

Hình ảnh Ðền Thánh được trình bày cho chúng ta trong Phụng Vụ hôm nay, nơi sách Tiên Tri Ezechiel, mô tả dòng suối nước mát chảy ra từ Ðền Thờ mang theo sức sống, sức mạnh và niềm hy vọng: "Mọi sự được sống bất cứ nơi nào dòng suối nước chảy qua" (Ez 47,9). Hình ảnh nầy nói lên sự tốt lành vô cùng của Thiên Chúa và ý định cứu rỗi của ngài chảy tràn ra khỏi những bức tường của Ðền Thờ và như thế mang ơn phúc lành của Thiên Chúa cho toàn trái đất.

Chân Phước JUAN NEPUMOCENO ZEGRI y Moreno, một linh mục cương trực có lòng sùng mộ sâu xa đới với bí tích Thánh Thể; Ngài đã hiểu rõ việc rao giảng Phúc âm cần phải trở nên thực tại sống động, có khả năng biến đổi đời sống của người tông đồ. Như là một cha xứ, Ngài dấn thân cung cấp cho những nhu cầu của tất cả những ai đau khổ vì bị bỏ rơi và phải uống lấy chén đắng và lãnh nhận của ăn với đôi mắt đẩm lệ". Chân Phước Juan Nepumoceno khai triển con đường "tu đức cứu vớt" kẻ khác, từ  sự kết hiệp thân tình với Chúa Kitô và hướng về việc thực thi bác ái cho những kẻ nghèo cùng nhất. Nhờ sự khẩn cầu với Ðức Nữ Ðồng Trinh hay thương xót, và là Mẹ của Ðấng cứu chuộc, Ngài được linh ứng để sáng lập dòng các Nữ Tu của Ðức Bác Ái của Ðức Nữ Ðồng Trinh hay thương xót, với mục đích làm cho Tình Yêu Thiên Chúa luôn hiện diện bất cứ nơi nào "dù chỉ có một người đau khổ cần được trợ giúp, một kẻ sầu khổ cần được ủi an, một niềm hy vọng cần được dựng lại trong tâm hồn". Ngày hôm nay, Dòng Tu nầy, noi gương Ðấng sáng lập, tiếp tục dấn thân làm chứng và cổ võ tình thương bác ái cứu vớt nầy.

Chân Phước Linh Mục Valentin Paquay là thật môn đệ của Chúa Kitô và là linh mục đúng theo lòng Chúa muốn. Như là vị tông đồ của lòng thương xót, ngài đã dùng nhiều thời giờ trong tòa giải tội, với ơn sủng đặc biệt đưa những kẻ tội lỗi trở lại đường ngay, vừa nhắc lại cho mọi người nam nữ về sự tha thứ cao cả của Thiên Chúa. Ðặc việc cử hành bí tích Thánh Thể vào trung tâm đời sống của mình, Chân Phước Valentin mời gọi các tín hữu hãy năng đến rước lễ, lãnh nhận Bánh hằng sống. Như nhiều vị thánh khác, ngay từ thời còn trẻ, Linh Mục Valentin đã được phó dâng cho sự bảo vệ của Mẹ Maria, được cầu khẩn dưới tước hiệu Ðức Bà Ban Niềm Vui, tại nơi ngài lớn lên, ở Tongres. Theo mẫu gương ngài, anh chị em hãy phục vụ mọi người và mang đến cho họ niềm vui được gặp Chúa Kitô trong sự Thật.

"Tôi đã thấy nước chảy ra từ thềm Ðền Thờ... Mọi sự được sống bất cứ nơi nào dòng nước chảy qua" (Ez 47, 1.9). Hình ảnh nước, làm cho mọi sự  được sống, diễn tả đúng cuộc đời của Chân Phước LUIGI Maria Monti, đấng hoàn toàn dấn thân để chữa lành những vết thương thể xác và linh hồn của các bệnh nhân và những  trẻ mồ côi. Ngài thích gọi họ  là "những người nghèo của Chúa Kitô", và ngài phục vụ họ, được thôi thúc bởi một đức tin sống động và được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện liên lỉ và thật sốt sắng. Trong sự dấn thân của ngài sống tin mừng, ngài luôn luôn được soi sáng bởi mẫu gương của Ðức Nữ Dồng Trinh và đặt Dòng Tu được ngài sáng lập dưới dấu hiệu của Ðức Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sứ Ðiệp của vị Tân Chân Phuớc nầy là nổi bật biết chừng nào. Ðối vời những người con tinh thần của ngài cũng như đối với tất cả mọi người tin Chúa, ngài là mẫu gương cho sự trung thành với Lời Mời gọi của Chúa, và với việc rao giảng Tin Mừng  Bác Ái. Ngài là kiểu mẫu cho tình liên đới đối với những kẻ túng thiếu và là kiểu mẫu cho sự phó thác cho Ðức Nữ Ðồng Trinh Vô Nhiễm.

Những lời của Chúa Giêsu trong bài phúc âm Chúa Nhật hôm nay: "Ðừng biến Nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Gn 2, 16), chất vấn xã hội ngày nay, một xã hội thường bị cám dỗ, biến mọi sự thành vật dụng và điều gây lợi, mà bỏ qua những giá trị cũng như phẩm giá con người, một phẩm giá không gì mua được. Vì con người giống hình ảnh và là nôi Thiên Chúa ngự, nên việc thanh luyện là điều cần thiết, để bảo vệ con người, bắt đầu với việc bảo vệ  hoàn cảnh xã hội hay việc làm của kẻ đó.

Chân Phước BONIFACIA Rodriguez Castro đã dấn thân trọn vẹn cho hoạt động vừa nói trên. Chân Phước là một người lao động và đã hiểu được những nguy hiểm của hoàn cảnh xã hội thời ngài. Trong cuộc sống đơn sơ và được bảo vệ của Thánh Gia Ðình Nazareth, Chân Phước đã khám phá được một mẫu tu đức của lao động, mang đến cho con người phẩm giá, và làm cho mọi hoạt động, dù là việc nhỏ đến mấy đi nữa, trở nên lễ hy sinh dâng cho  Thiên Chúa và là phương tiện để thánh hóa.

Ðó là tinh thần mà Chân Phước muốn khắc ghi vào trong mỗi một nữ công nhân, bắt đầu với Hội Thánh Giuse, và sau đó với việc sáng lập Dòng Những Tôi Tớ của Thánh Giuse, tiếp tục công việc trong thế gian, với sự đơn thành, vui tươi và hy sinh.

Trong thời của những xung đột xã hội, Chân Phước ROSALIE RENDU vui vẽ trở thành Nữ Tì của người nghèo cùng nhất, vừa phục hồi phẩm giá của mỗi người, nhờ qua việc trợ giúp vật chất, việc giáo dục và việc giảng dạy về Mầu Nhiệm Kitô, vừa khuyến khích Frédéric Ozanam dấn thân phục vụ người nghèo.

Tình thương bác ái của chân phước có tính cách sáng tạo. Thử hỏi Chân Phước đã múc lấy sức mạnh nơi đâu để chu toàn biết bao công việc như vậy? Thưa từ đời sống cầu nguyện mạnh mẽ và từ việc lần chuỗi Mân Côi, việc Chân Phước không bao giờ bỏ qua. Bí quyết sống của chân phước thật đơn sơ: nhìn thấy dung mạo của Chúa Kitô nơi mỗi một người nam nữ;  chân phước là thật  người con tinh thần của Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô và như một nữ tu khác cùng thời với chân phước: thánh Catherine Labouré. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì chứng tá bác ái mà Gia đình Vinh Sơn không ngừng mang đến cho thế giới!

"Chúa nói về Ðền Thờ Thân Xác của Người" (Gn 2,21). Những lời nầy nhắc đến mằu Nhiệm Chết và Sống lại của Chúa Kitô. Tất cả mọi thành phần giáo hội cần trở nên giống như Chúa Giêsu chịu đóng đinh chết và  sống lại.

Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Kitô và là Mẹ chúng ta, là sức mạnh của chúng ta; Mẹ hướng dẫn chúng ta trong sự dấn thân nầy. Nguyện xin các vị Tân Chân Phước, mà chúng ta chiêm ngắm hôm nay trong vinh quang trên trời, cầu bàu cho chúng ta. Ước gì chúng ta cũng được ơn lành sao cho ngày kia chúng ta được gặp nhau trên Thiên Ðàng, để cùng nhau cảm nghiệm niềm vui được sống đời đời. Amen.

 

Ðó là bài giảng của ÐTC.

Liền sau lời nguyện kết lễ, và trước khi đọc kinh Truyền Tin với cộng đoàn tín hữu hiện diện, ÐTC nói vài lời chào chúc như sau:

 

Vào lúc kết thúc việc cử hành nầy, Cha muốn chào chúc tất cả anh chị em hành huơng hiện diện. Cha cầu chúc anh chị em hành hương nói tiếng Pháp đến tham dự thánh lễ phong chân phước cho linh mục Valentin Paquay và cho nữ chân phước Rosalie Rendu, nhất là những thành viên của các gia đình dòng tu của các vị, các gíam mục và những ai chịu trách nhiệm về xã hội dân sự.

Cha cũng chào chúc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha, các giám mục, linh mục và tín hữu và những  thẩm quyền dân sự đến hiện diện trong lễ phong chân phước cho Juan Nepumoceno Zegri và Nữ Tu Bonifacia Rodriguez. Cha chào chúc cách đặc biệt những Nữ Tu bác ái của Ðức Nữ  đồng trinh  Maria hay thươing xót và những Tôi Tớ của Thánh Giuse.

 

Cuối cùng bằng tiếng Ý, ÐTC nói như sau:

 

"Cha chào chúc các tín hữu đến từ Italia và từ  những nơi khác, nhất là những Nam Tử của Mẹ Vô nhiễm, đến mừng lễ phong chân phước của vị sáng lập dòng tu của họ, là chân phước LUIGI Maria Monti. Tôi cám ơn các giám mục và thẩm quyền dân sự, vì đã hiện diện nơi đây.

Giờ đây chúng ta hướng lời cầu nguyện về cùng một Mẹ Maria, Nữ Vương các Thánh, và là gương mẫu cho những người kitô.

 

(Ðặng thế Dũng)

 

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page