Các Nhà Lãnh Ðạo Tôn giáo tại Á Châu
kêu gọi Tỉnh Thức Ðối Thoại và Cộng Tác
để chống lại chủ nghĩa cực đoạn
Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines
Các
Nhà Lãnh Ðạo Tôn giáo tại Á Châu kêu gọi Tỉnh Thức, Ðối
Thoại và Cộng Tác để chống lại chủ nghĩa cực đoạn.
Tin
Manila (Ucan 21/08/2003) - Tại Thủ Ðô Manila, Philuậttân, trong những
ngày từ 18 đến 20 tháng 8 năm 2003, đã diễn ra cuộc Gặp Gỡ
lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo
tôn giáo Á Châu, gồm có Các Giám Mục, Linh Mục, giáo
dân từ phía Giáo hội Công giáo, các mục sư từ các Giáo
hội hay Cộng đoàn Giáo hội Tin
lành, và các "Kinh Sĩ" từ phía Hồi Giáo. Có 60 tham dự
viên đến từ các quốc
gia sau đây: Bangladesh, HongKong, Ấn Ðộ, Indonesia, Nhật Bổn, Lybia,
Malaysia, Singapore, Sri Lanka, Taiwan, ThaiLan, Hoa Kỳ và Uzbekistan. Và
100 tham dự viên đến từ Philuật
tân.
Cuộc
Gặp Gỡ đầu tiên nầy bàn về chủ đề: "Mưu tìm Hòa Bình
và Phát triển tại Á Châu nhờ qua cuộc Ðối Thoại
đích thực bằng cuộc sống giữa người Kitô và tín đồ
Hồi Giáo." Hai cơ quan của
Chính Phủ Phi Luật Tân dấn thân trong công cuộc
thương thuyết Hòa Bình với nhóm tín đồ Hồi Giáo quá
khích ở miền Nam Philuậttân, đã hổ trợ tài chánh cho cuộc
Gặp Gỡ, được tổ chức do sáng kiến của các Giám Mục Công
Giáo và Những "Kinh Sĩ" Hồi
Giáo miền Nam Philuậttân.
Cuộc
Gặp Gỡ đã được khai mạc vào chiều ngày 18 tháng 8 năm
2003, với bữa Cơm Chiều do bà Tổng Thống Gloria
Macapagal-Arroyo khoản đãi. Trong bài diễn văn chào mừng
các tham dự viên, Bà Tổng Thống Phi luật tân cầu chúc
cho cuộc Gặp Gỡ có thể dẫn đến sự đồng tâm mạnh
mẽ chống lại những nhóm quá khích và cuồng tín, lạm dụng
tôn giáo để biện minh cho những hành động khủng bố.
Sáng
ngày 19 tháng 8 năm 2003, trong bài thuyết trình chính yếu của
cuộc Gặp Gỡ, Linh Mục Romeo Intengan, giám tỉnh dòng Tên tại
Philuậttân, đã nhắc đến nhiều cuộc xung đột trên thế giới,
trong đó tôn giáo có sức tác động quan trọng. Cha nhắc đến
cuộc xung đột giữa người
Do thái, người Hồi Giáo và người Kitô tại Palestine;
cuộc xung đột giữa người Hindu và người Hồi giáo tại Ấn
Ðộ; cuộc xung đột giữa người Hồi giáo Sunni với những
người Hồi giáo Shiite tại Afghanistan, Iraq và Pakistan; cuộc xung
đột giữa Phật Tử và người
theo Ấn Ðộ giáo tại Sri Lanka; cuộc xung đột giữa người Hồi
giáo và người Kitô tại Indonesia và miền Nam Philuậttân.
Cha
Intengan nhận định rằng mặc dù hoàn cảnh thế giới xem ra như
"nghịch lại" Hòa Bình, nhưng điều quan trọng là con người
chúng ta không ngã lòng thất vọng và không thụ động im lặng,
không làm gì cả. Mỗi người cần điều động nguồn năng lực
phong phú của các truyền thống tôn giáo của mình, để ngăn
ngừa các cuộc xung đột, hoặc để giải quyết những xung đột
đang xảy ra.
Ðặc biệt Cha Intengan đã đề ra bốn điểm cần thực hiện:
(1) giúp nhau hiểu biết về tôn giáo khác biệt của nhau;
(2) đánh giá cao sự thật, sự tốt lành và vẽ đẹp của các tôn giáo của nhau;
(3) tôn trọng sự tự do tôn giáo và những nhân quyền khác nữa;
(4)
chọn những hành động chung với nhau để giải quyết tận gốc
rễ của cuộc xung đột và của bạo động xã hội, như nạn
nghèo đói và nạn tham những.
Nhắc đến cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, Cha Intengan đề nghị bốn con đường đối thoại như sau:
(1) đối thoại bằng và trong cuộc sống;
(2) đối thoại bằng và trong linh đạo thiêng liêng;
(3) đối thoại bằng và trong việc trao đổi thần học;
(4)
và
đối thoại bằng và trong công việc cổ võ công bằng và công
ích.
Trong
bài thuyết trình thứ hai vào chiều ngày 19 tháng 8 n28m 2003,
Ðức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitgerald, chủ tịch Hội Ðồng
Tòa Thánh đặc trách đối thoại Liên Tôn, đã trình bày về
đề tài: "Kitô giáo như là tôn giáo của Hòa Bình".
Ðức Cha quả quyết rằng ÐTC Gioan Phaolô II đã luôn
nhấn mạnh đến nhu cầu cộng tác và đối thoại giữa
những người thuộc về những tôn giáo khác nhau; theo Ðức
Cha Fitzgerald, Tòa Thánh tin rằng tất cả mọi tôn giáo cần công
bố niềm xác tín rằng bạo lực và khủng bố là hai điều
không thể nào phù hợp với
tinh thần tôn giáo đích thực.
Ðức Tổng Giám Mục Fitzgerald nhắc lại rằng cuộc Họp Liên Tôn năm 1999 do Hội Ðồng Tòa Thánh mà ngài làm chủ tịch, đã nhắc đến nhu cầu khẩn cấp phải cộng tác giữa các người thuộc các tôn giáo khác nhau, để ngăn ngừa các cuộc xung đột và khủng hoảng tại nhiều nơi trên thế giới. Cuộc Họp Liên Tôn năm 1999 đã thôi thúc các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo xã hội dân sự hãy cổ võ tinh thần đối thoại bên trong chính cộng đoàn của họ, vừa đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, đừng để cho các tôn giáo của họ bị lạm dụng để khơi dậy hận thù và bạo lực, và cũng đừng để cho tôn giáo bị lạm dụng để biện minh cho thái độ kỳ thị.
(Ðặng Thế Dũng)