Một Sử Gia Suy Ðoán Lý Do

ÐTC ủng hộ  Vai Trò Của Liên Hiệp Quốc

Trong Cuộc Khủng Hoảng Iraq

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Một Sử Gia Suy Ðoán Lý Do ÐTC  ủng hộ  Vai Trò Của Liên Hiệp Quốc Trong Cuộc Khủng Hoảng Iraq.

Rome (Zenit 17/03/2003) - Hôm chúa Nhật, -- 16 tháng 3/2003 --- ÐTC Gioan Phaolô II đã lên tiếng chống lại chiến tranh tại Iraq,  và kêu gọi hãy tìm kiếm những giải pháp hoà bình trong khuôn khổ Liên hiệp Quốc;  Ðức Thánh Cha cho biết sở dĩ ngài kêu gọi như thế, là  do  kinh nghiệm ngài đã trải qua trong suốt thế chiến thứ hai.

Giáo sư  Gior-gio Rumi, --- giáo sư  Sử Học, tại đại học Nhà Nước ở  Milanô,  vừa đồng thời là nhà bình luận cho nhật báo Quan sát viên Roma, --- cho rằng lời yêu cầu của ÐTC Gioan Phaolô II, dựa trên sự đau khổ mà chính ngài đã trải qua, bởi vì ngài là người Ba lan và ngài biết như thế nào là một cuộc tấn công bất công từ  cả hai phía, gây đau khổ thật nhiều cho quốc gia BaLan của ngài.

ÐTC "biết rằng chúng ta không thể tiếp tục con đường mà thế giới đã trải qua trong nửa thế kỷ đầu của thế kỷ 20. Cần phải có sự thay đổi."

Giáo sư Rumi nói tiếp, ÐTC Gioan Phaolô II đã nhìn thấy những hoạt động của các tổ chức quốc tế  như là những  phương thế quan trọng  hướng dẫn chúng ta vượt qua những tuơng quan giữa các dân tộc, như  đã xảy ra  trong thời  thế giới đại chiến của thế kỷ 20.

Giáo sư Rumi nhận định rằng  thảm kịch của cuộc khủng hoảng Iraq  là sự chia rẽ  ngay bên trong Lục Ðịa Âu châu,    và chia rẽ giữa Âu châu  và Hoa kỳ;  Và đây là điều đáng lo, bởi vì  "thế giới của chúng ta trong thế kỷ  20" đã được điều hành dựa trên sự cộng tác."

Ông nói, "tất cả những gì chúng ta đã làm, bao gồm những  gì được gọi là  tự do và dân chủ,  đều phát xuất từ sự  đồng ý giữa hai  bờ của Ðại tây Dương.  Giờ đây, thật là bi thảm khi nhìn thấy mọi sự  bị tan theo mấy khói. Ðiều cần thiết là hãy chữa lành sự chia rẽ này. Nhưng đây không phải là điều dễ dàng."

Ông kết luận, "Có lẽ  có những sai lầm từ bên này và bên  kia, hoặc có sự hiểu lầm từ  của cả hai phía."

 

(VK)

 


Back to Home Page