Giáo hội địa phương được khuyến khích

hãy chú ý  nhiều hơn đến những người di dân

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Giáo hội địa phương được khuyến khích hãy chú ý  nhiều hơn đến những người di dân.

Sài gòn, Việt nam (UCAN 27/05/2002) - Một số linh mục tại Sài gòn, nơi mà hàng chục ngàn người di dân từ các nông thôn đổ dồn vào đây mỗi năm, kêu gọi giáo hội hãy đặt ưu tiên đến việc chăm sóc mục vụ và phát triển con người cho những người di dân nầy.

Cha Antôn Nguyễn ngọc Sơn nói trong một tường trình về di dân cho hội đồng giám mục Việt Nam rằng "Giáo hội phải có một chiều hướng mục vụ mới để trợ giúp những người di dân trong nước." Cha Sơn, thư ký hội đồng giám mục Việt nam nói thêm rằng, "trong khi, số người di dân tại thành phố đang gia tăng, Giáo hội Việt nam chưa có một phương pháp nào để giúp đỡ họ trong vấn đề tôn giáo."

Mỗi năm, hàng ngàn người từ các vùng nông thôn đổ dồn vào các thành phố như  Sài gòn, Hà nội và những khu vực kỷ nghệ để kiếm tiền. Các đại học cũng như các truờng cao đẳng cũng thu hút một số lớn sinh viên đến các thành phố.

Cha nói, theo thống kê của nhà nước, đưa ra dạo tháng 4/2002, cho thấy mỗi năm có khoảng 50,000 đến người nhập cư vào Sài gòn,  tuy nhiên con số thực sự thì cao hơn nhiều.

Theo cha Ðaminh Ngô Quang Tuyến, trưởng ủy ban mục vụ và truyền bá phúc âm của tổng giáo phận,  thì có khoảng 1,2 triệu người,  từ  những tỉnh khác đến Sài gòn để làm việc hoặc để học trong năm 2001.

Cha nói, số người Công giáo chiếm đa số trong những người di dân. Số giáo dân tại một số giáo xứ tại Sài gòn đã gia tăng nhanh chóng trong những năn gần đây.

Cha Tuyến nói, "di dân là một vấn đề thúc bách. Ðây là một thách đố không chỉ đối với xã hội nhưng còn đối với giáo hội địa phương. Tổng giáo phận phải đưa ra những hướng dẫn chung, vềø tinh thần và hổ trợ vật chất." Ngài nói. "Vấn đề di dân không chỉ tạo nên ô nhiễm, giới hạn nhà cửa, thất nghiệp và kẹt xe, nhưng cũng đưa ra những vấn đề về bí tích, Thánh lễ, các lớp học giáo lý và các hoạt động giáo xứ cho người di dân."

Cha Sơn nói cho thông tấn xã Á châu rằng, "nhiều người di dân đau khổ không chỉ về phương diện kinh tế nhưng còn trên phương diện tâm linh." Ngài nói thêm, "dường như các linh mục coi xứ chỉ lo lắng cho những người giáo dân đã đăng ký trong giáo xứ và bỏ quên những người đến từ các nơi khác."

Cha Sơn kêu gọi, "các cha xứ nên đến với những người di dân trong giáo xứ của họ, và giúp họ hội nhập vào môi trường mới, ổn định và tham gia vào các hoạt động của giáo xứ."

Nhiều người di dân Công giáo không đăng ký vào các giáo xứ nơi họ đang sống. Vì thế họ nhận rất ít sự giúp đỡ và gặp rất nhiều vấn đề, đặc biệt trong bí tích Hôn phối. Ngài nói thêm, họ chỉ tham dự các thánh lễ chúa nhật."

Chị Ma-da-lê-na Nguyễn thị Bảo Hà, đến  từ  miền bắc, cho biết, "những người di dân muốn cưới nhau, phải trở về giáo xứ gốc của họ, để xin giấy chứng nhận từ cha Xứ. Cô nói, đây là một việc rất khó khăn, và khiến cho nhiều người sống chung với nhau mà không cử hành bí tích hôn phối."

Cô Anna Nguyễn thị Thanh Hương, một sinh viên của trường đại học mở rộng, nói, "em  đã học 4 năm tại đây, nhưng em chỉ tham dự thánh lễ chúa nhật." Cô không tham gia các hoạt động khác trong giáo xứ,  vì lo sợ.

Một nguồn tin giáo hội địa phương cho biết Hội đồng giám mục Việt nam đang đặt ưu tiên đến những vấn đề di dân và sẽ mở một văn phòng cho những người di dân.

 


Back to Radio Veritas Asia Home Page