Vài nhận định về Bản Tường Trình

của Thủ tướng Trung Quốc

trước Quốc Hội về  hiện tình Trung Quốc

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

Vài nhận định về Bản Tường Trình của Thủ tướng Trung Quốc trước Quốc Hội về  hiện tình Trung Quốc.

Ngày mùng 5 tháng 3 năm 2002, Ông Zhu Rongji, Thủ tướng Chính phủ Trung quốc, đã tường trình trước Quốc Hội về tình hình chung trong nước. Thủ tướng cho biết: Tình hình kinh tế và xã hội của Trung quốc ,--- dù đã được gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện nay  đang  giữ một địa vị quan trọng trên trường quốc tế, nhờ vào chính sách chống khủng bố,---- nhưng  xét chung  thì đang ở trong một khung cảnh rất đen tối.

Trước một Quốc Hội đông đảo nhất trên thế giới gồm khoảng ba ngàn dân biểu, tham dự Khóa họp khoáng đại hằng năm từ mùng 5 đến 15 tháng 3 năm 2002 tại Trụ sở kế bên Quảng trường mênh mông Thiên an môn  của Thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc kê khai một cách rất thành thực tất cả các vấn đề hiện đang gây lo lắng cho các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước tại Trung quốc: (1.) cảnh nghèo khổ tại miền thôn quê - nơi đây người  dân từ nhiều năm không nhìn thấy dấu hiệu nào về sự gia tăng mức sống và lợi tức -   (2.) nạn thất nghiệp tại các thành phố, với từng triệu người bị sa thải do việc tái thiết cơ cấu của các xí nghiệp Nhà nước - ( 3.) chính sách quan lại trong guồng máy hành chánh, làm cho công việc chung bị đình trệ - thêm vào đó nạn tham nhũng, trộm cắp và xài phí công quỹ...

Diễn văn của Thủ tướng gây hứng thú nơi người dân Trung quốc, vì ông có can đảm nói lên sự thật trước nhân dân. Họ ca ngợi ông và coi ông là "một người phục vụ nhân dân có một đời sống liêm khiết".

Nhưng thực ra,  ông không phải là vô tội, bởi vì  từ lúc ông lên làm thủ tướng từ năm 1997, tình hình, nếu không tồi tệ hơn, thì cũng không khả quan hơn. Nhưng người dân cũng hiểu rằng: cai trị một nước với hơn một tỉ dân cư, không phải là việc dễ dàng và ông không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm về tình hình đen tối hiện nay. Người trách nhiệm  chính là Ðảng cộng sản Trung quốc.

Ðứng trước tình hình đen tối này, Thủ tướng Zhu Rongji, năm nay 74 tuổi, sắp về hưu, không nghĩ đến việc đưa ra những giải pháp tương xứng để giải quyết các vấn đề. Những mục tiêu được nhằm đến như: lợi tức gia tăng, giảm bớt thuế má, nâng cao mức sống người dân thôn quê, giảm bớt nạn thất nghiệp tại các thành phố... thực ra không đạt tới ... Kinh tế gia tăng trong năm vừa qua 7,3%, nhưng trong tam cá nguyệt sau cùng đã bị chậm lại. Tất cả các nhà kinh tế trong nước đều công nhận rằng: mức gia tăng tối thiểu hằng năm phải tới 7%, mới có thể bảo đảm công ăn việc làm theo những đòi hỏi của thị trường. Trong diễn văn, Thủ tướng không nói đến những dự tính về mức gia tăng kinh tế trong năm nay. Ông chỉ loan báo: trong lúc này số nợ ngoại quốc còn ở trong mức độ chịu đựng được và trong năm 2002 nầy,  số thiếu hụt sẽ lên tới mức cao nhất.

Thủ tướng tuyên bố: Về phương diện chính trị và xã hội, Trung quốc hiện nay trong tình trạng ổn định; nhưng vấn đề tội ác trở nên trầm trọng gây nên do các tổ chức theo kiểu "mafia" đang lan tràn các nơi. Ðất nước phải được báo động và chiến đấu chống lại những "vụ tẩy chẩy của các lực lượng chống đối trong và ngoài nước", chiến đấu  chống lại chính sách khủng bố, chính sách cuồng tín tôn giáo, chính sách li khai, giáo phái Falun Gong và các tôn giáo khác.

Lần thứ nhất, trong bản báo cáo công việc của chính phủ, thủ tướng nhắc đến các nguyên tắc "tự trị và độc lập",  điều chỉnh việc quản trị các tổ chức tôn giáo. Ông yêu cầu "gia tăng và củng cố việc thiết lập các tổ chức tôn giáo ái quốc"  hay nói thể khác, gia tăng sự kiểm soát của Ðảng cộng sản đối với các tôn giáo; các tôn giáo này phải thích nghi với xã hội chủ nghĩa.

Nhật báo "Tương Lai" xuất bản tại Italia  đã bình luận như sau: "Việc nhắc đến sự tự trị và độc lập" xem ra là một sứ điệp gián tiếp gửi tới Vatican". Chúng ta nên nhớ lại rằng: Trong lúc này, Bắc kinh tố cáo Vatican xen lấn vào nội bộ. Thực sự, từ  ít lâu nay, có nhiều giám mục trước đây đã được phong chức không hợp pháp, nghĩa là không có phép của Tòa Thánh,  nay đã trở lại biểu lộ lòng trung thành với Vị Kế nghiệp Thánh Phêrô, Chủ chăn Giáo hội hoàn vũ. Ðây là một lo lắng không nhỏ cho Nhà Cầm quyền cộng sản Trung quốc. Thủ tướng Trung Quốc  đã nói đến việc chống lại "những vụ tẩy chay của các lực lượng bên trong và bên ngoài". Mới đây, nhân dịp Tổng Thống Hoa kỳ, Ông George W. Bush,  viếng thăm Bắc kinh, trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo "Tương Lai" (Avvenire), Ðức Cha Joseph Zen, Giám mục Hồng Kong, nhận xét như sau: "Trong vụ phong Hiển Thánh cho 120 vị Chân phước Tử đạo Trung quốc, vào ngày Lễ Các Thánh Năm Ðại Toàn xá ở Roma, Bắc Kinh phản đối kịch liệt và làm áp lực mạnh mẽ trên các Giám mục thuộc Giáo hội ái quốc. Việc làm áp lực này, theo Ðức Giám mục Hồng kông, nhằm  cưỡng ép các vị này trở lại phục tùng Ðảng và Nhà nước, bởi vì   hầu hết các vị đã được Roma công nhận, và do đó  Bắc kinh lo sợ mất quyền kiểm soát. Ðây cũng là lý do tại sao trong hai năm nay, việc bách hại Giáo hội "hầm trú ẩn" trở nên dữ dội hơn trước. Tưởng cũng nên nhắc lại nơi đây rằng tại Trung quốc có "một Giáo hội ái quốc", do Ðảng cộng sản kiểm soát và được Nhà nước chính thức công nhận. Giáo hội này, dù được mọi dễ dàng,  nhưng không phát triển, trái lại đang gây lo lắng cho Ðảng và Nhà nước. Trong lúc đó Giáo hội "hầm trú ẩn" bị bách hại từ 50 năm qua,  nay không những không bị tiêu diệt,  mà lại được gia tăng và vẫn can đảm trung thành với đức tin và với ÐTC, Vị chủ chăn toàn Giáo hội.

Nhìn chung vào lịch sử Giáo Hội công giáo từ hai ngàn năm qua, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc bách hại Giáo hội công giáo không phải chỉ có mới đây, trong thời đại chúng ta mà thôi, nhưng đã xẩy ra từ các thế kỷ đầu của Giáo hội. Các chế độ độc tài chủ trương bách hại để tiêu diệt Giáo hội và xóa bỏ tôn giáo khỏi lãnh thổ, nhưng  đều thất bại. Giáo hội từ hơn hai ngàn năm nay, vẫn tồn tại, vẫn phát triển, vẫn sống mạnh và luôn tươi trẻ.

 


Back to Home Page