ÐTC thúc giục người Công giáo
hãy đóng góp cho hội nghị Âu châu
Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
thúc giục người Công giáo hãy đóng góp
cho hội nghị Âu châu.
Vatican
(Zenit 3/06/2002) - ÐTC thúc giục người công giáo hãy đóng góp
cho cuộc họp Âu châu, một cuộc họp được tổ chức
để đưa ra đề cương của hiến chương và những cơ cấu tương
lai của Hiệp hội Âu châu.
ÐTC đưa ra lời kêu gọi
hôm thứ bảy (1/06/2002) khi ngài tiếp kiến các thành viên của
phong trào giáo hội ủng hộ
sự "dấn thân trong
lảnh vực Văn Hóa". ÐTC giải thích thên rằng: "không bao giờ
nên rút gọn đức tin vào
văn hóa. Giáo hội nỗ lực
thực hiện một bối cảnh văn hóa cho đời sống đức
tin, sao cho đời sống đức
tin nầy khích lệ toàn thể cuộc sống riêng tư và công cộng,
soi chiếu cho căn cước quốc
gia và quốc tế." ÐTC nói thêm, "Chính tôi đã có cơ hội
để nói lên sự thất vọng của tôi về việc Âu châu đã
bỏ đi mọi ám chỉ đến các
giá trị Kitô giáo, và bỏ đi mọi quy hướng
về tôn giáo trong bản
văn của
"hiến chương về những quyền căn bản" của Liên hiệp
Âu châu.
Trong bản văn của tài liệu
này, được chấp nhận vào năm 2000, những
ám chỉ về "nguồn gốc Kitô giáo" đã bị loại bỏ,
do áp lực của chính phủ Pháp.
Hội nghị Âu châu, được
triệu tập bởi hội đồng Âu châu, được tổ chức từ ngày
28/02/2002, đang cứu xét những vấn đề được đặc ra do việc
cải cách, bao gồm việc gia nhập của các quốc gia thành
viên mới, và phương thức để bảo đảm việc dân chủ hợp
pháp.
Hội nghị cũng mời các đại
diện các tổ chức tại Âu châu tham dự trong phiên họp,
sẽ diễn ra từ ngày 24 đến
25/06/2002.
ÐTC
nói, "tôi rất hi vọng
rằng, phong trào giáo hội ủng
hộ "sự dấn thân trong lảnh vực Văn Hóa",
sẽ vận động
ngõ hầu yếu tố tôn giáo sẽ không bị bỏ qua; qua nhiều
thế kỷ, những yếu tố tôn giáo nầy, đã thấm nhuần sự hình
thành của các cơ cấu Âu châu.
ÐTC nói thêm, "di sản văn minh Kitô giáo, vốn đóng góp quá nhiều, để bảo vệ những giá trị về dân chủ, tự do, đoàn kết giữa các dân tộc của Âu châu, (di sản đó) không thể bị mất hoặc bị lơ la bỏ quà."
ÐTC kết luận, "mặc dầu thật khó, để cùng nhau sống mà không có nền chính trị và kinh tế ổn định, cũng không thể có cuộc sống các giá trị của con người mà không có tôn giáo và sự bình an nội tâm."