ÐTC cảnh giác

việc Nghiên cứu y khoa

không được hi sinh đạo đức vì lợi nhuận

 

 

Prepared for Internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai

Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐTC cảnh giác việc Nghiên cứu y khoa không được hi sinh đạo đức vì lợi nhuận.

Vatican (Zenit 12/04/2002) - ÐTC Gioan Phaolô II cảnh giác chống lại nguy cơ của việc nghiên cứu chỉ dựa trên quyền lợi  kinh tế làm hại đến phẩm giá con người. ÐTC đưa ra lời cảnh tỉnh trong một lá thư gởi cho cuộc họp quốc tế được tổ chức tại Warsaw, Ba lan, trong hai ngày mùng 5 và 6 tháng 4/2002,  về chủ đề "sự mâu thuẫn quyền lợi và tính cách quan trọng của nó trong khoa học và y khoa."

ÐTC  mô tả sự mâu thuẫn như sau: "trong khi là một việc chắc chắn thích hợp đối với một công ty trong lãnh vực nghiên cứu y sinh học hoặc dược phẩm, để tìm kiếm một lợi nhuận thích hợp trong việc đầu tư,  thì thỉnh thoảng xảy ra rằng: những quyền lợi tài chánh đã khiến đưa ra những quyết định và tạo ra những sản phẩm, trái ngược với những giá trị nhân bản thực sự, và trái với đòi hỏi của công bằng, những đòi hỏi không thể tách ra khỏi bất cứ mục đích nào của công cuộc nghiên cứu."

ÐTC nói tiếp, "kết quả là sự mâu thuẫn, một mặt, có thể phát sinh giữa quyền lợi kinh tế, và mặt khác, là vấn đề chăm sóc y tế và sức khỏe. Nghiên cứu trong lãnh vực này phải nhắm đến lợi ích cho tất cả mọi người, bao gồm những người không có phương tiện." Nếu không, thì sẽ "có một nguy cơ rằng, thương mại dựa trên khoa học và những  cơ cấu  chăm sóc sức khỏe,  có thể được xếp đặt không phải để cung cấp việc chăm sóc tốt nhất có thể cho người dân,  theo phẩm giá nhân vị của họ, nhưng là để có lợi nhuận tối đa và gia tăng thương mại,  và làm giảm bớt đi việc phục vụ cho những người không thể trả tiền được."

ÐTC đưa ra danh sách các mâu thuẫn quyền lợi đang xảy ra do nghiên cứu y khoa và dược phẩm. Ngài viết, "thứ nhất, điều này có thể nhìn thấy trong việc chọn lựa những chương trình nghiên cứu, tùy theo hứa hẹn lợi nhuận nhanh chóng,  mà bỏ đi những nghiên cứu tốn kém, đòi hỏi nhiều thời gian,  và đòi hỏi sự tôn trọng đạo đức và công bằng."

ÐTC nói tiếp, "thúc đẩy bởi việc theo đuổi lợi tức và chỉ chú ý đến những gì được gọi là y học theo ước muốn, kỷ nghệ dược phẩm thiên về những nghiên cứu đã có sẵn trên thị trường sản phẩm thế giới, trái ngược với luân lý tốt lành; những sản phẫm đó bao gồm những sản phẩm không tôn trọng sự sinh sản và ngay cả loại bỏ sự sống con người đã được thụ thai." ÐTC ghi nhận rằng: "những quyết định trong thời gian gần đây tại một vài quốc gia dùng phôi thai người hoặc ngay cả sản xuất hoặc nhân bản vô tính các phôi thai, (clone),  để  thu lấy những tế bào cho những mục đích liệu pháp chữa trị, (những quyết định như vậy)  đã được hậu thuẫn của nhiều nhà đầu tư.  Trái lại, những chương trình giá trị có thể chấp nhận về mặt đạo đức và khoa học, nhằm dùng lấy tế bào trưởng thành cho cùng một phương pháp trị liệu, (những chương trình như vậy)  không phải là không thành công, nhưng  lại ít được hậu thuẫn,  bởi vì lợi tức thấp." ÐTC nói, "thí dụ tại những quốc gia phát triển, số tiền khổng lồ được chi phí cho những sản phẩm y khoa phục vụ cho những mục đích hưởng thụ, hoặc  cho những sản phẩm có sẵn khác trong thị trường, trong khi tại những vùng nghèo khổ trên thế giới, thuốc men lại không có sẳn,  để chữa trị cho những căn bệnh hiểm nghèo."

Ngài nói thêm, tại những quốc gia này, việc có được những loại thuốc căn bản, hầu như là một việc không có thể, bởi vì sự phấn khởi do lợi tức  gây ra, lại thiếu vắng  trong việc  cung cấp những loại thuốc căn bản nầy.

Thêm vào đó, "đối với những căn bệnh kỳ lạ, kỷ nghệ không ủng hộ tài chánh cho việc nghiên cứu và sản phẩm y học, bởi vì không có dấu hiệu lợi tức trong tương lai". Và ÐTC còn cảnh giác thêm rằng , "danh sách của sự mâu thuẫn như thế,  sẽ  kéo dài thêm nữa, nếu  tinh thần vụ lợi  và phương pháp vị lợi được phép phát triển,  mà bỏ qua những đòi hỏi thực sự của kiến thức."

Cuối cùng, ÐTC kêu gọi đến trách nhiệm của công quyền phải làm sao để duy trì công ích và những giá trị luân lý đúng. ÐTC đã viết như sau, trong bức thơ gởi cho Hội Nghị, qua trung gian Ðức Sứ Thần Tòa Thánh tại Balan:

"Như là kẻ gìn giữ  công ích, những  kẻ nắm giữ công quyền có một vai trò phải chu toàn, để bảo đảm sao cho công việc nghiên cứu được hướng đến  điều tốt cho dân chúng và cho xã hội,  cũng như  để kiểm soát và hòa hợp những lợi ích khác nhau. Qua việc đề ra những tiểu chuẩn hướng dẫn và xử dụng công quỷ để trợ cấp đúng theo những nguyên tắc hổ trợ, những ai nắm giữ công quyền cần tích cực nâng đỡ những lãnh vực nghiên cứu nào không được nâng đỡ bởi những tư nhân muốn hưởng lợi. Những kẻ nắm giữ công quyền cũng nên  chuẩn bị sẵn sàng, để ngăn ngừa công cuộc nghiên cứu nào làm hại sự sống con người và nhân phẩm, hoặc không biết gì đến những nhu cầu của những dân tộc nghèo nhất trên thế giới, cách chung không có đủ phương tiện kỷ thuật để thực hiện những nghiên cứu khoa học.

Cầu chúc cho sự thành công của Hội nghị quan trọng nầy, tôi muốn xác định lại rằng Giáo Hội Công giáo nhìn những nhà khoa học và những nhà nghiên cứu với niềm hy vọng và tin tưởng."

Sau đó, ÐTC nhắc lại những gì ngài đã nói trong thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium  Vitae) về ơn gọi và vai trò của những nhà trí thức và nghiên cứu  Công giáo; đó là họ có trách vụ hiện diện  tích cực trong những trung tâm có tầm ảnh hưởng trong lãnh vực văn hóa, như các trường học, các đại học, các trung tâm nghiên cứu khoa học và kỷ thuật, với sự dấn thân hết sức mình để phục vụ cho nền văn hóa của sự sống. Cuối cùng, kết thúc  bức thơ, ÐTC  quả quyết: "Chính  nhờ cái nhìn rộng rải như vừa nói trên về sự dấn thân phục vụ cho sự thật và công ích mà những nghiên cứu  và học hỏi y khoa, đã viết  được những trang lịch sử  nói lên tiến bộ đích thực, đáng được nhân loại nhìn nhận và biết ơn."

 


Back to Home Page