ÐTC mời gọi,

không những hãy loan báo Tin Mừng

cho mọi người, nhưng còn hướng nhìn

về Thánh Ðịa, về miền Balcan

bị xâu xé bởi thù ghét

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐTC nghỉ ít ngày tại Trại hè Castelgandolfo, nhưng vẫn tiếp tục hướng nhìn thế giới  bị thương tích,  cách riêng nhìn vào cơn khủng hoảng tại Trung Ðông. ÐTC mời gọi, không những hãy loan báo Tin Mừng cho mọi người, nhưng  còn hướng nhìn về Thánh địa, về miền Balcan bị xâu xé bởi thù ghét.

Sau những ngày Tuần Thánh, sáng thứ hai(16/4/2001) ÐTC ra trại hè Castelgandolfo, cách Roma khoảng 25 cây số về phía nam, để nghỉ ít ngày. Nhưng sáng thứ tư, ngài trở về Roma để tiếp chung các đoàn hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô và ngài vẫn tiếp tục theo dõi tình hình thế giới, cách riêng cơn khủng hoảng đáng lo sợ hiện nay tại Trung Ðông.

Cuộc tiếp đón ÐTC tại Trại hè thật nồng nhiệt. Nhật báo công giáo "TươngLai" số ra ngày 17.4.2001 quả quyết như sau: Dù trời giá lạnh khác thường trong những ngày này, Dân chúng Castelgandolfo đã tuốn đến Trại hè đông đảo để chào mừng ÐTC trở lại với họ, dù chỉ trong ít ngày. Nhật báo nói : không thể có một cuộc tiếp đón nồng hậu hơn. Rất đông và rất đông dân chúng từ các trại Roma, trong số này có cả một đoàn thanh niên Ba lan , tuốn đến trước sân của Trại hè, để chào mừng ÐTC.

Vào lúc Trưa, dù  trời lạnh , truớc sự nồng hậu và lòng quí mến của dân chúng dành cho ngài, trước khi đọc Kinh Regina caeli (Lạy Nữ vương Thiên đàng), với giọng khôi hài và khuôn mặt vui tươi,  ÐTC ra bao lơn trước sân Trại hè, đáp lại lòng quảng đại của dân chúng bằng những lời như sau: "Hãy về nhà, anh chị em hãy trở về nhà, bởi vì tại Castelgandolfo này trời quá lạnh". Nhìn trời đen nghịt và nhìn thấy các chiếc dù, ÐTC nói: "Hãy trở  về nhà đi, trời sẽ nắng đẹp hơn ". Rồi ngài nói tiếp : ngài vui mừng trở lại trại hè nghỉ ít ngày. Ngài nhắc đến những ai theo truyền thống đi nghỉ ngày thứ hai sau Phục sinh và những ai đang phải đau khổ và sống trong cảnh cô đơn. ÐTC kết thúc bài nói chuyện vắn tắt bằng lời mời gọi: hãy rao giảng Tin Mừng cho người thời đại ta.

Nhật báo "Tương Lai" viết: Lời mời gọi này ÐTC đã nhắc đến trong sứ điệp  Phục Sinh gởi toàn thế giới, đọc trước khoảng 150  ngàn người tụ họp  tại Quảng trường Thánh Phêrô và trên Ðại Lộ  Hòa Giải và được tiếp vận với hơn 50 đài truyền hình trên khắp thế giới. Trong sứ điệp ÐTC nhấn mạnh : tất cả mọi người phải cảm thấy mình được mời gọi dấn thân hoạt động  cho hòa bình, nếu thực sự họ muốn hòa bình, vì hòa bình có thể thực hiện được khắp mọi nơi , cả tại những nơi từ nhiều năm vẫn chiến đấu, vẫn có những chết chóc, như tại Thánh địa, tại Giêrusalem và tại miền Balcan. Các dân tộc tại các miền này không còn phải bị lên án sống trong một tình trạng lo lắng và bấp bênh nữa, không còn bị liều đi đến việc  phá bỏ những cuộc điều dình và những thành quả đã thu lượm trong những năm vừa qua. ÐTC mời  gọi mọi người nam nữ  thuộc mọi Lục địa đến múc kín nơi Ngôi Mộ, từ nay trở nên trống rỗng của Chúa Phục sinh, (múc lấy) sức mạnh cần thiết để dẹp tan những lục lượng của sự dữ và sự chết và hãy dùng mọi nghiên cứu  và tiến bộ kỹ thuật và xã hội để phục vụ một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người.

Vì thế, trong bài nói chuyện vắn tắt trưa thứ hai (16/4/2001) tại Castelgandolfo, nhắc lại lời mời gọi của Thiên Thần nói với các bà tìm Chúa bên mộ của Ngài:  "Hãy chạy đi báo tin cho các môn đệ của Ngài biết: Ngài đã sống lại", ÐTC nói: "Chúng ta cảm thấy lời mời gọi này như gửi đến mỗi người trong chúng ta " hãy hoạt động ngay, hãy hoạt động nhanh chóng, hãy đi ngay loan báo Tin Mừng cho người thời đại ta". ÐTC nói tiếp: "Ước gì Ðức Maria, mà chúng ta khẩn cầu trong kinh Regina caeli (Lạy Nữ vương thiên đàng ) lúc này đây, giúp đỡ chúng ta trong sứ mệnh đầy dấn thân này, đây chính là sứ mệnh của mỗi một người đã lãnh bí tích Rửa tội".

Nhật báo "Tương Lai" viết thêm như sau: Nhưng chúng ta biết, qua những lời trong sứ điệp Phục sinh trưa 15.4.2001, ÐTC mời gọi, không những hãy loan báo Tin Mừng cho mọi người, nhưng  còn hướng nhìn về Thánh địa, về miền Balcan bị xâu xé bởi thù ghét: "hãy nhìn về Châu phi bị đau khổ bởi những chiến tranh"; tại những miền này hòa bình có thể được , nếu người ta thành thực muốn có hòa bình. Nhưng tiếc thay, hòa bình xem ra còn xa vời. Người dân vẫn tiếp tục chết, phải di tản và chịu đói khổ.

Trước những thảm cảnh này, ÐTC chỉ vẽ con đường để được hưởng  hòa bình đích thực: "Hỡi các người nam, nữ của các Lục địa, hãy đến múc kín nơi Mồ trống rỗng của Chúa Phục sinh, sức mạnh để hủy diệt những lục lượng của sự xấu và sự chết. Chỉ có mình Chúa Phục sinh có thể đem lại hòa bình và sự sống cho nhân loại mà thôi. "Hỡi người nam và nữ của ngàn năm thứ ba, ơn phục sinh  đem lại ánh sáng đánh tan bóng tối  của sợ hãi và  buồn sầu, ơn ánh sáng dành cho mọi người; ơn hòa bình của Chúa Kitô sống lại, Ðấng đập tan xiềng xích của bạo động và của thù ghét, dành cho mọi dân tộc. Hôm nay đây xin anh chị em hãy tái khám phá với niềm an vui và ngạc nhiên: thế giới ngày nay - do việc Chúa sống lại - không còn là nô lệ của những biến cố không thể  ngăn cản được. Thế giới chúng ta đây có thể thay đổi: hòa bình có thể  được ở khắp mọi nơi. Trong Chúa Kitô sống lại, tất cả  đều sống lại".

Nhật báo "Tương Lai" nhấn mạnh điểm nầy rằng: Trong sứ điệp Phục sinh, Ðức Gioan Phaolô II mời gọi tín nhiệm vào một tương lai hy vọng, nhưng chỉ đức tin mà thôi mới có thể đem lại niềm  hy vọng này. ÐTC quả quyết: Với việc Chúa sống lại mọi sự đã thay đổi, không còn như trước nữa. Việc Chúa sống lại đem lại sức nóng trong tâm hồn con người". Giáo hội  hát lên trong ngày này: "Surrexit Christus spes mea",  Chúa Kitô hy vọng của tôi đã sống lại.


Back to Radio Veritas Asia Home Page