Giáo hội Công Giáo

đứng trước cuộc tấn công bọn khủng bố

tại Afghanistan

 

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Giáo Hội Công Giáo trước cuộc tấn công bọn khủng bố tại Afghanistan.

Vatican - 9/10/2001 - Ngay khi tin tức cuộc tấn công bằng không lực diễn ra tại Afghanistan, các vị lãnh đạo trong Giáo Hội Công Giáo đã dâng lời cầu nguyện cho hòa bình, một số vị lên tiếng ủng hộ lập trường cho cuộc trả đũa này, một số vị khác quan ngại đến số tử vong dân sự.

Ðức Giáo Hoàng và gần 250 Nghị phụ tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục tại Roma đã tiếp tục chương trình nghị sự vào ngày thứ hai 8/10/2001 bắt đầu bằng buổi cầu nguyện đặc biệt bằng tiếng La Tinh do Tổng Trưởng Bộ Giám Mục- Ðức Hồng Y Giovanni Battista Re.

"Những tin tức đã đến từ chiều hôm qua về những hoạt động quân sự diễn ra tại Afghanistan thôi thúc chúng ta dành những lời câu nguyện cho hòa bình và công lý. Từ tâm khảm chúng ta, chúng ta hãy lập lại: Lạy Chúa, xin ban hòa bình xuống trên chúng con. Xin Chúa soi sáng đến những người có trách nhiệm cho những quyết định này".

Ðức Giáo Hoàng đã thêm "Tôi hy vọng cho nền hòa bình".

Sau đó, tiếp kiến khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha đã nói Ngài muốn "chia sẻ với anh chị em và tín thác nơi Thiên Chúa những lo lắng và quan tâm mà chúng ta cảm thấy trong thời điểm tế nhị này trong đời sống quốc tế". Ngài cũng đã kết thúc bằng lời cầu nguyện cho hòa bình.

Ðức Thánh Cha đã không đưa ra một lời bình luận cụ thể nào vào đêm đầu tiên khi Hoa Kỳ và Anh tấn công bằng không lực đã bắn 50 hỏa tiễn Tomahawk và AGM-86 cùng với các pháo đài bay B-1, B2 và B-52 và các chiến đấu cơ F14- Tomcat và FA18 Hornet dập bom trên các lãnh thổ tại Afgan. Các viên chức Hoa Kỳ đã cho biết cuộc tấn công này nhằm tiêu diệt các trại và căn cứ quân sự của Osama bin Laden và làm tê liệt chính quyền Taliban đã chứa chấp bin Laden.

Vài giờ trước khi cuộc dội bom bắt đầu, Ðức Giáo Hoàng lập lại lời mời gọi của Ngài hãy dành tháng Mười để lần chuỗi Mân Côi trong kinh nguyện hằng ngày cầu nguyện cho hòa bình và chống lại bọn khủng bố.

Ðức Giám Mục Joseph A Fiorenza, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết vào ngày 8/10/2001 tại Roma - Dựa vào đêm dội bom đầu tiên, việc trả đũa của Hoa Kỳ được coi là "thích đáng và có hạn độ". Ðó là điều mà các vị lãnh đạo trong Giáo Hội sẽ phải để ý đánh giá khi những biến cố này xảy ra.

Ðức Giám Mục Fiorenza nói rằng Hoa Kỳ "cần thi hành quân sự" vì hai lý do: để viện trợ nhân đạo được đưa tới cho người dân Afghan đang đau khổ và chấm dứt những hoạt động của bin Landen.

"Hy vọng, sẽ không có tử vong dân sự. Bao lâu họ tấn công các căn cứ quân sự, tôi nghĩ rằng phản ứng này thích hợp và có hạn độ".

Bản tường trình đầu tiên cho thấy các cuộc biểu tình chống Hoa Hỳ đã diễn ra tại Pakistan, khi Hoa Kỳ đã dùng không phận của quốc gia này để tấn công Afghanistan, Tòa Thánh đã thông báo rằng Ðức Giám Mục Anthony Theodore Lobo tại Islamabad-Rawalpindi, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Pakistan, đang tham dự Thượng Hội Ðồng Giám Mục tại Roma đã xin phép Ðức Thánh Cha, để trở về có mặt bên cạnh con chiên của Ngài hầu đối phó với tình hình mới đang diễn ra.

Các vị lãnh đạo trong Giáo Hội tại Pakistan lo sợ tình hình chống người Tây Phương tại quốc gia này sẽ đưa tới những cuộc tấn công tới các cộng đoàn Kitô Giáo thiểu số tại đây.

Ðức Hồng Y Narrallah P Sfeir đặt câu hỏi liệu cuộc tấn công bằng không lực sẽ có hiệu quả trong thời dài lâu dài hay không.

Ðức Hồng Y đã nói với thông tấn xã Fides trong giờ giải lao của Thượng Hội Ðồng Giám Mục: "Cuộc tấn công này là điều không thể tránh được ... nhưng liệu sẽ giải đáp được câu hỏi hay không? Rồi sẽ có những cuộc khủng bố mới tại những nơi khác".

Ngài nói giải pháp thiết yếu để chấm dứt chiến dịch khủng bố là "đối thoại và công lý, đặc biệt là công lý xã hội thật sự cần thiết trên toàn thế giới. Nhưng điều này đã không có". Vấn đề công lý bao gồm một cách đặc biệt tới tình hình giữa Palestine và Israel.

"Con người không thể chấp nhận mỗi ngày vẫn còn có các nạn nhân, những con người đang đau khổ, những oán trách mà không tìm thấy sự đáp trả. Tôi nghĩ rằng nếu công lý được giải quyết cho các cuộc tranh luận giữa Israel-Palestine, sẽ làm dịu đi những căng thẳng".

Linh Mục Dòng Tên Thomas Michel, người đã từng làm việc nhiều năm trong việc đối thoại giữa người Kitô Giáo và Hồi Giáo, cho biết đối với cái nhìn của người Hồi Giáo việc trả đũa bằng quân sự sẽ gây cho họ thêm nhẫn tâm đặc biệt nếu có thương vong về phía dân sự.

Trong cuộc phỏng vấn tại Roma, Cha Michel nói "Rất ít người Hồi Giáo mà tôi biết có cảm tình với Taliban, nhưng họ có nhiều cảm thương tới người dân Afghan".

"Chúng ta cảm thấy sốc và ghê tởm khi thấy những nạn nhân vô tội tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, và chúng ta sẽ có cùng mối quan tâm tới những người vô tội khác tại bất kỳ nơi nào".

Mội viên chức tại Tòa Thánh Vatican không muốn tiết lộ danh tánh cho biết điều quan trọng là Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến một điều là cuộc tấn công này chỉ nhằm tới quân khủng bố chứ không phải người Hồi Giáo. Phản ứng của người Hồi Giáo lúc nào ra sao còn tùy thuộc vào tình huống.

"Tôi nghĩ đa số người Hồi Giáo chấp nhận ý kiến dùng hình thức quân sự nào đó để ngăn ngừa các cuộc khủng bố mới. Nhưng chắc chắn rằng, nếu có thương vong dân sự, điều này sẽ kích động gây phản ứng ngược lại, ngay cả đối với những người chấp nhận một cuộc chiến có giới hạn".

"Một điều quan trọng nữa để tẩy trừ bọn khủng bố là chúng ta phải đi tới chính nghĩa. Nhiều người đang nhận diện rằng nếu công lý được xử lý tại Palestine và Iraq, bọn khủng bố sẽ không còn đất dụng võ".

Tờ báo của Tòa Thánh L' Osservatore Romano, đã tường trình trong trang đầu về cuộc trả đũa, nhấn mạnh rằng cuộc tấn công không lực được nhằm tới là "một cuộc tấn công tới các căn cứ được xác định rõ của lực lượng canh phòng quốc tế" và đó không phải là một cuộc chiến chống lại dân Afghan và người Hồi Giáo.

 


Back to Vietnamese Missionaries in Asia Home Page